So sánh pr với quảng cáo và marketing năm 2024

Giống nhau Quảng cáo và PR đều là một quá trình truyền thông đến công chúng nhằm giới thiệu về hàng hóa dịch vụ, hình ảnh của một tổ chức, doanh nghiệp; tạo nên tình cảm và ấn tượng tốt đẹp trong họ, củng cố niềm tin và thúc đẩy hành động có lợi cho người đưa thông tin.

  • Khác nhau Tính chất: Tính chất của quan hệ công chúng là không ngừng xây dựng và cải thiện hình ảnh của một cá nhân, một công ty, một tổ chức bằng cách chuyển phát thông tin tới giới truyền thông đại chúng cũng như thu hút sự chú ý của họ. Mục đích cuối cùng của quan hệ công chúng là tạo thiện ý và hình ảnh đẹp trước công chúng, gia tăng uy tín, thương hiệu dù cho các giá trị này đều là vô hình. Tính chất của quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin để xây dựng hình ảnh lâu dài cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiêp vươn tới mọi đối tượng khách hàng rải rác khắp các vùng lãnh thổ, giúp ̣ tăng nhanh doanh số bán hàng,...

Đối tượng: Quảng cáo chỉ nhắm đến khách hàng mục tiêu trong khi PR thường nhắm đến cộng đồng. Ví dụ như sản phẩm sữa dành cho trẻ con nhưng khi PR lại hướng đến đối tượng là các bà mẹ, cộng đồng và gia đình.

Mục tiêu: Mục tiêu của quảng cáo là kích thích tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa dịch vụ và tăng cường khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Mục tiêu của PR là xây dựng và bảo vệ danh tiếng, uy tín cho các tổ chức.

Phạm vi tác động: Quảng cáo thường sử dụng những phương tiện truyền thông như online, print hay TV... trong khi PR có thể sử dụng các phương tiện truyền thông trên kèm theo đó là các loại hình sự kiện.

Vai trò: Đối với quảng cáo đó là tăng sự nhận biết. Khi đọc một quảng cáo, thứ khiến chúng ta nhớ nhiều nhất chính là ‘Brand’ trong khi PR cung cấp nhiều thông tin

hơn, giúp khách hàng có cơ hội “hiểu” được sản phẩm hơn. Vậy nên có thể nói quảng cáo giúp khách hàng tăng sự nhận biết trong khi PR làm cho khách hàng “hiểu”.

Cách thể hiện: Quảng cáo là bề nổi trong khi PR là bề chìm, có thể hiểu một cách sâu sắc hơn nếu quảng cáo là bề mặt của một tảng băng thì PR chính là bề chìm bên dưới của tảng băng đó. Do đó, khi thực hiện một tiến trình PR bạn sẽ có vô số thông tin để khai thác hơn là quảng cáo.

Thời điểm: PR thường được sử dụng trong giai đoạn mà khách hàng chưa biết gì về sản phẩm vì hoạt động PR hỗ trợ cung cấp kiến thức cho khách hàng tiềm năng về sản phẩm hay dịch vụ. Và khi khách hàng cần nhận biết về sản phẩm nhiều hơn đây là lúc quảng cáo được sử dụng. Vì vậy có thể nói, về thời điểm quảng cáo thường được dùng trong giai đoạn tăng nhận biết trong khi PR luôn đi trước nhưng về sau. Ngoài ra khi muốn khách hàng có hiểu biết rộng hơn và dẫn đến hành vi mua hàng, cần sử dụng quảng cáo và PR như hai công cụ chen lẫn vào nhau và bổ sung cho nhau nhiều hơn là tách biệt nhau hoàn toàn.

  1. Ví dụ a) Ví dụ về PR
  2. Sản phẩm về một chương trình vô cùng hot “RAP VIỆT”. Pepsi có sản phẩm là Pepsi vị canh không calo trở thành nhà tài trợ chính, vậy nên hình ảnh về sản phẩm, thương hiệu được lồng ghép rất nhiều trong các hoạt động câu nói,.ừ đó gây ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.

Nếu ai tham gia học tiếng anh, chắc chắn đã nghe đến hot girl 7 thứ tiếng Khánh Vy. Nhờ khả năng ngoại ngữ, tầm ảnh hưởng. Vậy nên khi cô giới thiệu về cuốn sách hack não 1500 từ tiếng anh có tác động lớn đến những ai đang quan tâm về cô cũng như về bộ môn. Đây cũng chính là một hình thức PR rất tốt. Giống như ví dụ về giày Bitis hunter của Sơn Tùng đấy.

Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, một trong những hình thức để đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng đó là Marketing. Và một trong những chiến lược tiếp thị giúp bạn tiếp cận thị trường và là cầu nối giữa thị trường và doanh nghiệp đó là hoạt động PR – Quảng cáo.

Quảng cáo và Quan hệ công chúng là hai công cụ tiếp thị khác nhau. Tuy sở hữu vài nét tương đồng nhưng mọi người thưởng lầm tưởng chúng là một. Vì vậy bài viết hôm nay, Digi Hero Agency sẽ chỉ rõ cho bạn điểm khác biệt chính của hai loại hình tiếp thị này vai trò của chúng trong Marketing. Hãy cùng khám phá nhé!

Quảng cáo (Advertising) là gì?

Quảng cáo( Advertising) là hình thức trả phí để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo động lực để họ mua hàng, sử dụng dịch vụ hoặc tìm hiểu thêm về thương hiệu. Quảng cáo được sử dụng để nâng cao nhận thức về thương hiệu và sự hiện diện của thương hiệu trên thị trường mục tiêu. Bên cạnh đó Quảng cáo giúp thương hiệu duy trì được nhận thức và tránh bị đối thủ cạnh tranh cướp mất khách hàng. Ngày nay chúng ta có thể bắt gặp quảng cáo ở khắp mọi nơ và được xem là một công cụ tiếp thị hiệu quả.

Quảng cáo có thể được thực hiện thông qua banner, poster, đài phát thanh hoặc truyền hình, bảng quảng cáo, tờ rơi, quảng cáo biểu ngữ trên internet, v.v. Nhà quảng cáo có toàn quyền kiểm soát nội dung, cách thức và thời điểm quảng cáo sẽ được phát sóng hoặc xuất bản. Hơn nữa, quảng cáo sẽ chạy miễn là doanh nghiệp có đủ ngân sách.

So sánh pr với quảng cáo và marketing năm 2024

PR (Public Relations) là gì?

Trong khi Quảng cáo hướng đến việc gia tăng doanh số bán hàng thì PR lại tập trung vào việc duy trì hình ảnh tốt đẹp của công ty trên các phương tiện truyền thông. PR là viết tắt của Public Relations hay còn gọi là quan hệ công chúng là tập hợp các chiến lược liên quan đến việc quản lý các thông tin về một cá nhân hoặc công ty được phổ biến tới công chúng. Nhằm thiết lập các mối quan hệ, lôi kéo sự chú ý, hấp dẫn những cái nhìn thiện cảm của công chúng, truyền thông,…Giúp quản lý hình ảnh, duy trì tốt các mối quan hệ được xây dựng trước đó. Nói tóm lại, PR là việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các bên liên quan của công ty.

Khi bạn làm việc trong lĩnh vực quan hệ công chúng, một trong những mục tiêu chính của bạn là đảm bảo duy trì hình ảnh tích cực và sử dụng thông điệp phù hợp với hình ảnh thương hiệu đã được xây dựng. Điều này giúp tổ chức xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với đối tượng mục tiêu và vẫn là nguồn thông tin đáng tin cậy.

So sánh pr với quảng cáo và marketing năm 2024

Điểm khác biệt giữa PR và Quảng cáo là gì?

Mục tiêu

  • PR: Nhằm duy trì mối quan hệ tích cực với công chúng, củng cố và mang đến hình ảnh tích cực của thương hiệu. Đồng thời thu hút sự chú ý của nhóm công chúng mục tiêu. Bên cạnh đó mục tiêu của PR là nhằm xây dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa công ty và công chúng.
  • Quảng cáo: Cung cấp thông tin cho khách tiềm năng về sản phẩm, thương hiệu nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Quảng cáo có khả năng gia tăng mức độ nhận biết của khách hàng trực tiếp hơn PR.

-> Quảng cáo tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn như xúc tiến bán hàng, trong khi PR theo đuổi các mục tiêu dài hạn như hình ảnh tích cực của thương hiệu.

Đối tượng tiếp cận

  • PR: Công chúng kỳ vọng của PR rất rộng. Bao gồm cơ quan truyền thông, cơ quan công quyền, tổ, giới hoạt động xã hội, nhà đầu tư, tổ chức tài chính, nội bộ công ty, khách hàng, nhà cung cấp,…Ngoài ra còn có người có sức ảnh hưởng, người nổi tiếng như KOL / KOC / Influencer.
  • Quảng cáo: Quảng cáo chủ yếu nhắm đến đối tượng Khách hàng tiềm năng – người có khả năng mua hàng hoặc chi trả cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Vai trò

  • PR: Xây dựng và duy trì hình ảnh cho doanh nghiệp, khiến công chúng có cái nhìn tích cực về thương hiệu. Nâng cao nhận thức của công chúng về công ty và bảo vệ công ty trước khủng hoảng có thể xảy ra.
  • Quảng cáo: Quảng cáo giúp gia tăng nhận thức về sản phẩm trong lòng khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.

Độ tin cậy

  • PR: Thông qua Quan hệ công chúng, thông tin sẽ được truyền đạt bởi một bên thứ ba, các phương tiện truyền thông. Và PR đáng tin cậy hơn nhiều so với quảng cáo.
  • Quảng cáo: Quảng cáo tập trung vào việc giới thiệu được sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Vì vậy, người tiêu dùng thường không tin tất cả những gì quảng cáo nói với họ. Đó là lí do quảng cáo luôn mang lại độ tin cậy thấp hơn PR

Khả năng kiểm soát

  • PR: Khi nói đến PR, đặc biệt là làm việc với giới truyền thông, bạn có ít quyền kiểm soát hơn. Các phương tiện truyền thông sẽ quyết định cách thông tin của bạn được trình bày trên tin tức và liệu thông tin đó có được đưa lên hay không. Do đó, khả năng kiểm soát sẽ kém hơn do chịu tác động trực tiếp từ bên thứ 3.
  • Quảng cáo: Doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát các hoạt động quảng cáo. Khi bạn ra quyết định chạy một chiến dịch quảng cáo, bạn sẽ có thể quyết định quảng cáo trông như thế nào. Quảng cáo sẽ hiển thị gì? Nó sẽ được đặt ở đâu? Bạn sẽ quyết định chi bao nhiêu tiền cho quảng cáo? Khi nào bắt đầu chạy và kết thúc.

Nói tóm lại, Quảng cáo là công ty tự nói tốt về sản phẩm của mình, còn PR là nhờ một bên thứ 3 nói tốt về họ.

Sự khác biệt về chi phí giữa chiến dịch PR và quảng cáo

Sự khác biệt về chi phí giữa hai lĩnh vực này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng thông thường, chi phí Quảng cáo thấp hơn chi phí của các chiến dịch PR. Quảng cáo là phương tiện truyền thông mà bạn phải trả tiền trong một thời gian nhất định. Ví dụ là chiến dịch Quảng cáo trên Facebook có ngân sách và khung thời gian nhất định được phân bổ cho chiến dịch đó. Khi hết ngân sách, quảng cáo sẽ ngừng chạy..

Ngược lại, mức độ đưa tin trên các phương tiện truyền thông có được thông qua các chiến dịch PR thường được xuất bản một lần và không được sử dụng lại như quảng cáo. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của phương tiện truyền thông xã hội, những tác động tích cực mà báo chí mang lại hiệu quả lâu dài hơn cho doanh nghiệp.

PR thường được coi là phức tạp và tốn kém đối với một doanh nghiệp nhỏ, vì vậy nhiều người chọn sử dụng ngân sách của mình cho các chiến dịch quảng cáo. Tuy nhiên, trong thực tế chi phí của 2 phương tiện này cần phụ thuộc vào mục tiêu và ngân sách cụ thể của doanh nghiệp.

Kết luận

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ sự khác biệt giữa PR (Quan hệ công chúng) và Quảng cáo. Mặc dù chúng có nhiều điểm tương đồng nhưng điều quan trọng là phải hiểu những điểm khác biệt chính để bạn có thể quyết định phương pháp nào phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình. Nếu doanh nghiệp nghiệp có đủ nguồn lực thì cách tốt nhất là kết hợp cả quan hệ công chúng và quảng cáo vào chiến lược Marketing của mình một cách ăn ý. Chúc các bạn thành công!