So sánh tình hình kinh tế của Đàng Trong và Đàng Ngoài

Đàng ngoài:

+Sản xuất nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng.

+ Ruộng đất công bị cường hào đem cầm bán.

+Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nông dân bỏ làng đi nơi khác.

=> Kinh tế nông nghiệp giảm sút, đời sống Nông dân đói khổ.

– Đàng trong:

+Tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.

– Năm1698 đặt phủ Gia Định mở rộng xuống vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên. Lập thôn xóm mới ở đồng bằng Sông Cửu Long.

=>Nông nghiệp phát triển, đời sống nông dân ổn định

Nông Nghiệp: - Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán. - Thủ công nghiệp : Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng : gốm Thổ Hà [Bắc Giang], Bát Tràng [Hà Nội], dệt La Khê [Hà Nội], rèn sắt Nho Lâm [Nghệ An]... - Thương nghiệp : Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến [Hưng Yên], Thanh Hà [Thừa Thiên - Huế], Hội An [Quảng Nam], Gia Định [Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay]. Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

1. So sánh tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp Đàng Trong, Đàng Ngoài ? Giải thích sự khác biệt đó ? - Nông nghiệp Đàng Ngoài: + Chính quyền Lê-Trịnh ít quan tâm đến công tác thủy lợi và tổ chức khai hoang. + Ruộng đất công của làng, xã bị cường hào đem cầm bán. + Ruộng đất bị bỏ hoang, mất mùa, đói kém... nhất là vùng Sơn Nam và vùng Thanh-Nghệ. + Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán. -> Kinh tế nông nghiệp giảm sút, đời sống nhân dân đói khổ - Nông nghiệp Đàng Trong: + Chúa Nguyễn tổ chức di dân, khai hoang, thành lập làng ấp. + Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lí phía nam, đặt phủ Gia Định. + Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên nên nông nghiệp phát triển. Nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. -> Nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ổn định.

*Giải thích: Vì Đàng trong nông nghiệp được các chúa Nguyễn quan tâm, khuyến khích, cấp cho nông cụ, tha tô thuế,.. và hơn hết điều kiện tự nhiên thuận lợi. Trong khi đó, ở Đàng ngoài, Lê-Trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp, mất mùa đói kém xảy ra thường xuyên, ruộng đất bị quan lại đem đi cầm bán, vì vậy nông nghiệp Đàng trong ở thời kì này phát triển hơn ở Đàng ngoài.

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “So sánh kinh tế Đàng Trong và Đàng Ngoài thế kỉ XVI - XVIII” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Lịch sử 7

Trả lời câu hỏi: So sánh kinh tế Đàng Trong và Đàng Ngoài thế kỉ XVI - XVIII

Đàng trong 

Đàng ngoài

- Nông nghiệp: Từ đầu thế kỷ 17. Nam Bộ còn là vùng đất xuất nông hoang vu. Từ khi khai phá vùng này, các chúa Nguyễn có Trịnh cũng chính sách quan tâm đến nông nghiệp. Hàng loạt con triều đình sông và kênh được đào vét ở Thuận Quảng, điển hình như làm xe tát kênh Trung Đan và Mai Xá. Sang thế kỷ 18, những vùng đất chữa đề đi hoang vu ở Nam Bộ đã trở thành ruộng phì nhiều, ruộng tốt bậc nhất Đại Việt. Nghề nông Đàng Trong đã tạo ra 26 giống lúa nếp và 23 giống lúa tẻ. 

- Về cơ bản, Đàng Trong có những nét tương đồng trong 2-3 vụ. Kỹ phát triển thủ công nghiệp so với Đàng Ngoài. Do sự tác đạt trình đi động từ sự du nhập của khoa học kỹ thuật phương Tây, dua vào sú thủ công nghiệp Đàng Trong không chỉ phát triển về quy cuốc, cây, mô mà còn xuất hiện nhiều ngành nghề mới như đóng tàu, thuyền, đúc súng, khai thác mỏ. Trong ngành khai thác mỏ, Đàng Trong không có nhiều tài nguyên khoáng sản Đàng Ngoài, chỉ có một số mô sắt và mỏ vàng

- Nông nghiệp: Kể từ khi đánh bại nhà Mạc, làm chủ vùng Bắc bộ, chính quyền Lê-Trịnh đã có nhiều cố gắng khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục sản đất xuất nông nghiệp. Đối với việc thủy lợi, triều đình Lê - Trịnh cũng quan tâm. Khi thời tiết hạn hán nặng, triều đình cử quan xuống các đạo xem xét và sai làm xe tát nước để chống hạn. Việc tuần tra, sửa ng đất chữa đề điều cũng thực hiện thường xuyên.

 - Vì thiếu đất nên mỗi người chỉ được một miếng đất nhỏ, người nông dân phải xen canh tăng vụ, tận dụng tối đa mảnh đất, mỗi năm thường thu hoạch 2-3 vụ. Kỹ thuật sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng đạt trình độ khá cao, Phương pháp cày cấy chủ yếu dựa vào sức người, nông cụ giản đơn như liềm, cuốc, cày, bừa, hái. 

- Do chính sách khuyến nông và sức lao động chăm chỉ của người dân, đến đầu thế kỷ 18, nông nghiệp Đàng Ngoài có những tiến bộ đáng kể. Những năm không gặp phải thiện tại, lụt lợi, nhiều năm được

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn và sự chia cắt Đàng trong - Đàng ngoài các bạn nhé!

Kiến thức tham khảo về cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn và sự chia cắt Đàng trong - Đàng ngoài

1. Nguồn gốc của sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài

Nguồn gốc của sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài bắt nguồn từ cuộc chiến Nam - Bắc triều. Trong công cuộc phục hồi triều Lê dấy lên ở Thanh Hoá, sau khi Nguyễn Kim bị mưu sát, Trịnh Kiểm được vua Lê đưa lên nắm quyền, đã tìm cách loại trừ phe cánh của Nguyễn Kim. Con trai đầu của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông bị ám hại, con trai thứ Nguyễn Hoàng, theo gợi ý của Nguyễn Bỉnh Khiêm và giúp đỡ của chị là vợ Trịnh Kiểm đã cùng anh em, bà con người Tống Sơn và quan lại cũ của Nguyễn Kim xin được vào trấn thủ Thuận Hoá [1558] rồi kiêm lĩnh luôn đất Quảng Nam [1570].

Từ đó, con cháu họ Nguyễn thế tập giữ tước quận công do vua Lê ban cho Nguyễn Hoàng và về danh nghĩa vẫn tôn phù vua Lê, nhưng trên thực tế hoàn toàn cai quản vùng Thuận-Quảng và nhân dân gọi là chúa Nguyễn. Các chúa Nguyễn một mặt xây dựng hệ thống thành luỹ kiên cố, như lũy Trường Dục, lũy Nhật Lệ [lũy Thầy], lũy Trường Sa, lũy Trấn Ninh, lũy Sa Phụ để gia tăng phòng thủ, đánh lui các cuộc tiến công của quân Trịnh, mặt khác mở rộng dần lãnh thổ về phía nam đến tận đồng bằng sông Cửu Long. Trong gần nửa thế kỷ từ 1627 đến 1672, hai bên đánh nhau 7 lần mà không có kết quả, dân tình quá khổ cực, chán nản, hai họ Trịnh, Nguyễn phải ngừng chiến, lấy sông Gianh làm ranh giới chia cắt lãnh thổ, miền Nam sông Gianh thuộc quyền chúa Nguyễn, được gọi là Đàng Trong hay Nam Hà

2. Diễn biến cuộc xung đột

Sự kiện cụ thể đầu tiên dẫn đến thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh là việc Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ vùng Thuận Hóa và được Trịnh Kiểm đồng ý. Việc Trịnh Kiểm đồng ý không phải vì thực tâm, nhưng vì muốn mượn thế lực Nhà Mạc ở đây để tiêu diệt Nguyễn Hoàng. Nhưng ý người không thể qua được ý trời, Nguyễn Hoàng không chết mà ngược lại Nhà Nguyễn bắt đầu phát sinh và Đại Viết bắt đầu cuộc trường chinh Nam tiến vĩ đại.

Năm 1600, Nguyễn Hoàng dùng mưu để Phan Ngạn, Bùi Văn Khuê nổi loạn, tự mình xin cầm quân đánh dẹp, Trịnh kiểm đồng ý, Nguyễn Hoàng tức tốc lên thuyền xuôi về Nam, từ đó không bao giờ trở về Thăng Long nữa và những con thuyền của Nguyễn Hoàng ấy đã trở thành hoa tiêu dẫn đường đưa đất nước bước vào thời kỳ lịch sử mới, huy hoàng và bi hùng hơn hết.

Trịnh Kiểm biết mình mắc mưu Nguyễn Hoàng, nên cố sức nài kéo Nguyễn Hoàng trở về Thăng Long một lần nữa nhưng không thành. Năm 1570, Trịnh Kiểm qua đời, con trưởng Trịnh Cối nối nghiệp, sau bị Trịnh Tùng phế truất. Trịnh Tùng nối nghiệp cha, chính thức xây dựng phủ Chúa Trịnh bên cung vua trở thành vị Chúa đầu tiên của họ Trịnh ở đất Bắc.

Cuộc phân tranh của hai họ Trịnh - Nguyễn khởi đầu năm 1627 bằng cuộc chiến giữa Trịnh Tráng - Nguyễn Phúc Nguyên và tạm kết thúc năm 1672 bằng cuộc đối đầu giữa Trịnh Tạc và Nguyễn Phúc Tần. Sau 7 lần đại chiến lớn, đến năm 1672 hai bên Trịnh - Nguyễn tạm hòa và Đại Việt bước vào 100 năm đất nước hòa bình nhưng bị chia cắt tại bờ sông Gianh - Linh Giang.

3. Hậu quả Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

 Đất nước bị chia cắt thành hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ. Nhân dân hai miền li tán, đói khổ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.

 - Ở Đàng Ngoài: “Chúa Trịnh” nắm mọi quyền hành, vua Lê chỉ là bù nhìn. Sử gọi là "vua Lê - chúa Trịnh".

 - Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn nối nhau cầm quyền, gọi là "chúa Nguyễn".

4. Đàng Trong và Đàng Ngoài vào thế kỷ 17 dưới góc nhìn của người phương Tây

Trong con mắt của người châu Âu thế kỷ 17, Đàng Trong - Đàng Ngoài là hai quốc gia độc lập với thiết chế nhà nước, kinh tế, xã hội và văn hóa riêng biệt. Họ hiểu rằng hai quốc gia này có mối liên hệ với nhau về mặt ngôn ngữ, ký ức lịch sử được lưu giữ bởi tầng lớp trí thức và tinh thần trung quân dành cho đấng quân vương “bù nhìn” không có thực quyền. Bên cạnh đó, họ có nhận thức rõ rằng các vị chúa phương Nam và phương Bắc không tìm được tiếng nói chung trong suy nghĩ, dẫn đến việc gây chiến liên miên suốt nhiều thế kỷ. Quả thật, ranh giới giữa hai vương quốc này được đánh dấu bằng các tiền đồn quân sự kiên cố; người phương Nam còn cho xây dựng hệ thống thành lũy kéo dài từ bờ biển vào trong vùng đồi núi Đồng Hới nhằm ngăn chặn quân đội Đàng Ngoài.

Video liên quan

Chủ Đề