Số tài khoản thẻ atm là gì

Advertisement

Thẻ ATM gồm mấy số, phân biệt số thẻ ATM và số tài khoản ngân hàng có gì khác nhau, số thẻ ATM được in ở đâu? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có được lời giải đáp chính xác nhất.

Sử dụng thẻ ATM để rút tiền, chuyển tiền hay thực hiện thanh toán dịch vụ thay thế cho tiền mặt đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Chỉ với 1 chiếc thẻ ATM nhỏ gọn bạn đã có thể thanh toán mọi hóa đơn phát sinh của mình, vừa nhanh chóng, tiện lợi vừa đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra như khi sử dụng tiền mặt.

Ngày càng phổ biến là vậy nhưng thực tế vẫn có không ít người dùng hiện nay vẫn chưa nắm rõ được số thẻ ATM của mình là gì hay vẫn còn nhầm lẫn số thẻ ATM và số tài khoản ngân hàng. Vậy thẻ ATM là gì, thẻ ATM và số tài khoản ngân hàng giống hay khác nhau?

Thẻ ATM gồm mấy số?

Theo quy định hiện hành thì số thẻ ATM do các ngân hàng phát hành hiện nay gồm có 2 loại như sau:

  • Loại 1: số thẻ ATM gồm có 16 số
  • Loại 2: số thẻ ATM gồm có 19 số [Vietcombank và VIB là 2 ngân hàng sở hữu số thẻ có 19 số].
Ảnh minh họa số thẻ ATM

>>> Xem thêm: Danh sách các ngân hàng mở thẻ tín dụng tốt nhất

Số thẻ ATM được in ở đâu? Có cấu trúc như thế nào?

Số thẻ ATM là dãy số 16 hoặc 19 số được in trực tiếp trên mặt trước của thẻ ATM. Các chữ số này được hình thành theo cấu trúc gồm 4 phần, trong đó mỗi phần sẽ đại diện cho các thông tin khác nhau. Cụ thể như sau:

  • 4 chữ số đầu: là mã ấn định của nhà nước hay còn gọi là mã BIN
  • 2 chữ số tiếp theo: là ngân hàng
  • 8 chữ số sau đó: là số CIF của khách hàng
  • Các chữ số cuối còn lại: theo quy định của ngân hàng dùng để phân biệt tài khoản của khách hàng.

Ví dụ: Số thẻ VIB là 9704 4100 3456 7890, thì trong đó:

  • 9704 là mã pin
  • 41 là mã ngân hàng
  • 00345678 là số CIF của khách hàng
  • 90 là dãy số ngẫu nhiên theo quy định của ngân hàng dùng để phân biệt các tài khoản khách hàng.
Giải đáp ý nghĩa của số thẻ VIB

Hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay đều áp dụng số ấn định nhà nước [số BIN] là 9704. Việc quy định thống nhất cách ghi số thẻ ATM sẽ giúp các ngân hàng có thể dễ dàng liên thông với nhau qua hệ thống giao dịch liên ngân hàng. Từ đó, người dùng cũng có thể dễ dàng chuyển khoản cho nhau thông qua số thẻ ATM hay số tài khoản mà không cần phải chờ đợi giao dịch liên ngân hàng như truyền thống.

Riêng trường hợp ngân hàng Vietinbank hiện nay sử dụng số BIN là 6201 nhưng vẫn đảm bảo dịch vụ chuyển tiền qua thẻ giữa các tài khoản được kết nối bình thường.

>>> Xem thêm: Danh sách đầu số tài khoản phổ biến nhất hiện nay và ý nghĩa của chúng 

Phân biệt số thẻ ATM và số tài khoản ngân hàng

Số thẻ ATM và số tài khoản ngân hàng là 2 thông tin cơ bản mà bạn cần ghi nhớ để thực hiện các giao dịch chuyển tiền. Tuy nhiên, số thẻ và ATM và số tài khoản ngân hàng không phải là một dãy số mà là hai khác nhau và được phân biệt như sau:

Nội dung Số thẻ ATM Số tài khoản
Nơi ghi Được in nổi trực tiếp trên mặt trước thẻ ATM Được ngân hàng cung cấp qua tờ giấy ghi hoặc qua email
Cấu trúc Gồm 16 hoặc 19 chữ số, có cấu trúc gồm 4 phần: 4 chữ số đầu là mã BIN, 2 chữ số tiếp theo là mã ngân hàng, 4 chữ số sau là số CIF của khách hàng, các chữ số còn lại là ngẫu nhiên để phân biệt tài khoản khách hàng Gồm từ 8-15 số tùy theo từng ngân hàng, trong đó 3 chữ số đầu thường là đại diện ngân hàng, các chữ số còn lại là ngẫu nhiên theo quy định của ngân hàng để phân biệt tài khoản khách hàng
Chức năng
  • Giúp ngân hàng dễ dàng quản lý các hoạt động của người dùng trong thẻ. 
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng số thẻ để thực hiện các giao dịch chuyển tiền. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng triển khai dịch vụ chuyển tiền qua thẻ.
Được sử dụng trong các giao dịch chuyển tiền, nhận tiền, thanh toán hóa đơn.
Số thẻ ATM và số tài khoản ngân hàng là 2 dãy số hoàn toàn khác nhau

Nên chuyển tiền qua số thẻ hay số tài khoản

Chuyển tiền qua số thẻ hay số tài khoản đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Tùy theo từng trường hợp và nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn hình thức chuyển tiền phù hợp.

Nội dung Chuyển tiền qua số thẻ Chuyển tiền qua số tài khoản
Ưu điểm
  • Chỉ cần có số thẻ là có thể chuyển được tiền
  • Có thể chuyển khoản cho số thẻ trong cùng hệ thống ngân hàng hay khác hệ thống ngân hàng
  • Hiển thị tên chủ khoản, chi nhánh ngân hàng,… trước khi chuyển khoản giúp hạn chế tình trạng chuyển khoản nhầm.
  • Dễ dàng chuyển khoản trong cùng hệ thống ngân hàng
Hạn chế Không phải tất cả các ngân hàng đều cho phép chuyển tiền qua thẻ Chuyển khoản khác ngân hàng theo hình thức chuyển thường có thể mất vài tiếng cho đến vài ngày để người nhận nhận được tiền.

Lưu ý: Hiện nay chỉ có những ngân hàng thuộc hệ thống Napas mới hỗ trợ khách hàng chuyển tiền qua thẻ. Cụ thể bao gồm các ngân hàng: Vietcombank, Vietinbank, Agribank, Techcombank, Sacombank, ACB, OCB, MB, SHB, MHB, Eximbank, VIB, VPBank, TPBank, GPBank, HDBank, Ocean Bank, ABBank, LienVietPostBank, VietABank, BaoVietBank, BacABank, Navibank, Hongleong Bank, PGBank, SeaBank, DongABank.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về thẻ ATM, một trong những loại thẻ ngân hàng được sử dụng phổ biến hiện nay. Alô Mở Thẻ Mong rằng những thông tin cung cấp trong bài viết có thể giúp các bạn có được lời giải đáp cho câu hỏi thẻ ATM gồm mấy số, phân biệt được số thẻ ATM và số tài khoản ngân hàng có gì khác nhau đồng thời có thể lựa chọn được hình thức chuyển tiền phù hợp với nhu cầu của bản thân.

TÌM HIỂU THÊM:

Advertisement

Khi khách hàng đăng ký xong tại ngân hàng sẽ được ngân hàng cung cấp một dãy số là số thẻ ATM ngân hàng có 16 hoặc 19 chữ số tùy ngân hàng. Thông thường khách hàng sẽ sử dụng STK ngân hàng nhiều hơn nên nhiều thắc mắc về công dụng của số thẻ ngân hàng.

Mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có các quy định về cách đặt số thẻ ATM. Thông thường là sẽ từ 16 đến 19 chữ số tùy ngân hàng đều có ý nghĩa như là một mã số nhận diện khách hàng. Tuy nhiên có khá nhiều khách hàng nhầm lẫn số thẻ ATM và STK ngân hàng. Theo các thuật ngữ ngân hàng thì đây là 2 dãy số khác hẳn nhau. Việc không phân biệt được sự khác nhau giữa hai dãy số này có thể làm mất thời gian của bạn khi thực hiện một giao dịch nào đó tại ngân hàng.

Vì thế trong bài viết hôm nay sẽ giúp cacs bạn định nghĩa số thẻ ATM là gì? Phân biệt số thẻ ATM và STK ngân hàng để khách hàng có những kiến thức cơ bản khi thực hiện các giao dịch.

Tìm hiểu về số thẻ ATM

Số thẻ ATM là gì?

Số thẻ ngân giống như một mã khách hàng có tác dụng chính là để ngân hàng quản lý dễ hơn về các hoạt động của người dùng trong thẻ.

Số thẻ ngân hàng in trên thẻ có 16 hoặc 19 chữ số

Số thẻ ATM luôn được các ngân hàng in trực tiếp lên mặt thẻ. Người dùng khi thực hiện các hoạt động giao dịch nên lưu ý rằng phải sử dụng số tài khoản ngân hàng chứ tuyệt đối không phải số thẻ. Tùy vào mỗi ngân hàng mà số thẻ và số tài khoản ngân hàng được quy định ở các  cấu trúc số khác nhau.

Thẻ ATM có bao nhiêu số?

Theo quy định hiện nay thì thẻ ATM được phát hành sẽ có hai loại như sau:

  • Loại 1: 16 số
  • Loại 2: 19 số

Ví dụ: ngân hàng VCB có dãy số in trên thẻ là 19 chữ số,  BIDV là 16 chữ số.

Cấu trúc số thẻ ATM

Số thẻ ATM là dãy số được in trực tiếp trên thẻ ATM ngân hàng. Thông thường thẻ ATM có 16 hoặc 19 chữ số. Các chữ số này được hình thành theo cấu trúc 4 phần, trong đó mỗi phần thể hiện 1 đặc điểm riêng biệt:

  • 4 chữ số đầu: Mã ấn định của nhà nước hay còn được gọi là mã BIN
  • 2 chữ số tiếp là mã ngân hàng
  • 4 chữ số sau là số CIF của khách hàng đó
  • Các chữ số cuối còn lại dùng để phân biệt tài khoản của khách hàng.

Số thẻ ATM được dùng khi nào?

Với ngân hàng, số thẻ ATM được dùng để quản lý các giao dịch thông qua thẻ do người dùng sử dụng. Với khách hàng thì số thẻ ATM có thể được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Thanh toán hóa đơn online: trên các trang thương mại điện tử, website hoặc app bán hàng online, đến bước thanh toán bạn có thể lựa chọn thanh toán bằng loại thẻ ATM phù hợp. Lúc này bạn cần điền số thẻ cùng với mã pin hoặc số cvv ghi trên thẻ để hoàn tất bước thanh toán.
  • Kết nối và nạp tiền vào các ví điện tử: Hầu hết các ví điện tử như MoMo, Moca, VinID đều yêu cầu khách hàng kết nối ví với thẻ ATM để nạp và rút tiền vào ví chi tiêu. Ở bước liên kết với thẻ ngân hàng bạn sẽ phải điền số thẻ tương ứng và mã pin của thẻ ATM.
  • Chuyển khoản: số thẻ cũng được sử dụng để chuyển tiền vào thẻ khi cần. Chuyển tiền theo số thẻ có thể được thực hiện tại cây ATM, ngân hàng điện tử hoặc phòng giao dịch ngân hàng.

Phân biệt số thẻ và số tài khoản ngân hàng

Hiện tại vẫn còn nhiều khách hàng nhầm lẫn giữa số tài khoản ngân hàng và số thẻ ATM. Để làm rõ vấn đề này, Ngân hàng Việt sẽ đưa ra sự khác biệt cơ bản dưới đây.

  • Số thẻ ATM là dãy số được in nổi ngay trên thẻ ATM của bạn.
  • Số thẻ ngân hàng là dãy số ngân hàng cung cấp cho khách hàng thông qua email hoặc in trong phong bì gửi kèm thẻ ATM lần đầu cho khách. Nếu bạn không nhớ số tài khoản của mình thì có thể tra cứu số tài khoản ngân hàng ngay bằng cách.
Số thẻ ATM được in nổi ngay trên thẻ, khác hẳn với số tài khoản ngân hàng

Nên chuyển tiền qua số thẻ hay số tài khoản

Nội dung Chuyển tiền qua số tài khoản Chuyển tiền qua số thẻ
Lợi ích
  • Dễ dàng chuyển khoản cho tài khoản cùng hệ thống.
  • Hiển thị tên chủ tài khoản, chi nhánh…tránh nhầm lẫn khi chuyển khoản
  • Chỉ cần số thẻ là có thể chuyển tiền được
  • Chuyển khoản cho số thẻ khác hệ thống vẫn có thể nhận được tiền chỉ sau vài phút
Hạn chế Chuyển tiền khác tài khoản theo hình thức chuyển thường sẽ mất thời gian để tài khoản thụ hưởng nhận được tiền. Không phải tất cả ngân hàng đều hỗ trợ chuyển tiền qua thẻ

Lưu ý khi giao dịch qua số thẻ và số tài khoản

  • Bạn nên phân biệt rõ được STK và sổ thẻ để khi giao dịch sẽ không bị nhầm lẫn. Cách phân biệt tốt nhất đó là: Số tài khoản: từ 9 – 14 số, số thẻ: thường là 12 số, 16 số và 19 số.
  • Bạn nên biết rằng mặc dù có thể chuyển tiền bằng số thẻ nhưng không phải ngân hàng nào cũng cho phép chuyển tiền bằng số thẻ. Và các ngân hàng liên kết với nhau trong hệ thống Napas mới có thể thực hiện các giao dịch chuyển-nhận tiền bằng số thẻ. Hiện nay đang có 27 ngân hàng đang liên kết với nhau, đó là:

Vietcombank, Vietinbank, Agribank, ACB, Sacombank, Eximbank, Techcombank, MB, VIB, VPBank, SHB, HDBank, TPBank, Ocean Bank, LienVietPostBank, ABBank, VietABank, BacABank, BaoVietBank, Navibank, OCB, GPBank, MHB, Hongleong Bank, SeaBank, PGBank, DongABank.

Như vậy các thông tin phía trên đã đủ để khách hàng hiểu được cơ bản về Số thẻ ATM là gì? Phân biệt số thẻ ATM và STK ngân hàng. Mong rằng bài viết hữu ích đối với bạn. Chúc các bạn giao dịch thành công.

TÌM HIỂU THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề