Sơn hà xã tắc nghĩa là gì

Tương truyền, trước khi khởi nghĩa, ba anh em Nhà Tây Sơn được trời ban ấn, kiếm lệnh tại núi Giải (xã Bình Tường, huyện Tây Sơn); kể từ đó núi Giải có thêm tên núi Ấn. Truyền thuyết xưa đang được hiện thực hóa bằng công trình văn hóa tâm linh tưởng niệm thời khắc Nhà Tây Sơn khởi nghiệp.

Thực hóa tích xưa

Sách “Nhà Tây Sơn” của Quách Tấn – Quách Giao viết, một lần Nguyễn Nhạc cùng bộ hạ ở An Khê về, đến Hoành Sơn thì ngựa lồng lên, rồi thẳng cổ chạy nước đại. Nhưng không chạy tẽ ra hướng bắc để về Kiên Mỹ, mà lại chạy về hướng đông nam. Ðến chân núi phía trong Gò Sặt, cương ngựa bị đứt, Nguyễn Nhạc té nhào, trặc chân không đứng dậy được. Khi đứng dậy, Nguyễn Nhạc chợt thấy chuôi kiếm ló ra nơi vách đá trên sườn núi. Sai người lên xem thì thấy một thanh kiếm lưỡi sáng như nước. Ai nấy đều mừng cho là của trời ban. Về nhà Nguyễn Nhạc nói cùng hai em: Ngọc Hoàng đã sắc phong ta làm Quốc Vương, lẽ tất nhiên là phải ban ấn kiếm. Nay kiếm đã có rồi, ta phải đi tìm ấn. Ðoạn, tổ chức lễ cầu đảo tại chân núi Hoành Sơn ba ngày đêm. Ðêm thứ ba, lúc nửa đêm, chiêng trống hành lễ vừa dứt, thì một vòi lửa như một làn pháo thăng thiên, bay từ hòn Một xẹt đến hòn Giải thì rơi xuống. Trèo lên xem thì thấy một quả ấn vàng nằm trong kẽ đá, quả ấn vuông vức, mỗi cạnh dài độ ba lóng tay, nơi mặt khắc bốn chữ triện “sơn hà xã tắc”.

Sơn hà xã tắc nghĩa là gì

Phối cảnh Đàn tế trời đất. Ảnh: văn lưu

Truyền thuyết được trao ấn kiếm “sơn hà xã tắc” là nguồn gốc để công trình Khu du lịch tâm linh Ấn Sơn, trong đó hạng mục ý nghĩa nhất – Đàn tế trời đất được khởi công xây dựng vào ngày 26.11. Tọa lạc trên khu đất rộng 46 ha, quần thể kiến trúc được bố trí phù hợp và cân xứng theo trục thần đạo hướng Nam Bắc. Sau công trình Phật pháp Linh Phong, có thể xem Khu du lịch tâm linh Ấn Sơn là công trình văn hóa tâm linh có quy mô lớn trong tỉnh.

Đàn tế trời đất nằm trên đỉnh núi Ấn gồm 2 cấp nền: cấp nền hình vuông (rộng 54mx54m) tượng trưng cho Đất, cấp nền hình tròn đường kính 27m tượng trưng cho Trời. Đàn tế có 4 lối vào theo 4 hướng, hướng Nam là hướng chính với nghi môn chính là một bình phong được làm bằng đá ý nghĩa trấn phong thủy, chính giữa Đàn tế đặt hương án.

Bên phải Đàn tế trời đất là Đền Ấn gồm 3 hạng mục: Tiền tế có kiến trúc mặt bằng chữ Nhất, thờ tướng lĩnh và binh sĩ thời Tây Sơn; Phương Đình – tượng trưng cho nơi giao hòa giữa trời và đất, đây là nơi sẽ đặt bản sao của Ấn lệnh Nhà Tây Sơn; Hậu cung – nơi đặt bàn thờ cùng bài vị ba anh em Tây Sơn. Ngoài ra còn có các công trình phụ trợ như: Khu quản lý di tích, hồ bán nguyệt, các nhà lục giác nghỉ chân, đường dạo bộ, nhà xe… Tổng kinh phí xây dựng công trình dự toán 43 tỉ đồng, do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tài trợ; Công ty CP Khoáng sản và Năng lượng An Phú làm chủ đầu tư thực hiện các hạng mục công trình.

Thêm một công trình tưởng niệm Nhà Tây Sơn

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hữu Lộc: “Công trình Khu du lịch tâm linh Ấn Sơn là tấm lòng của hậu nhân đối với tiền nhân lưu danh muôn thuở. Có thêm công trình này, Bình Định có thêm một địa chỉ để nhân dân cả nước, du khách gần xa đến thăm viếng, bày tỏ, chiêm bái tinh thần phong trào Tây Sơn trường tồn…”.

Người dân thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường vốn rất quen thuộc với sự tích trời đất ban ấn kiếm cho thủ lĩnh Tây Sơn tại ngọn núi Giải quê nhà nên đã không quản ngại mưa to, vượt núi đến chứng kiến lễ động thổ Khu du lịch tâm linh Ấn Sơn. Bà Nguyễn Thị Sa, 65 tuổi, cho biết: “Từ nhỏ tôi đã nghe ông bà, cha mẹ kể chuyện về sự tích ban ấn, kiếm vàng cho anh em Nhà Tây Sơn trước khi khởi binh thống nhất đất nước, chống giặc ngoại xâm. Chúng tôi rất vui mừng khi biết tin có một công trình được xây dựng để khắc ghi sự tích đó. Người dân chúng tôi cũng mong ngày công trình hoàn thành, được lên đó thắp nén hương tưởng nhớ những người anh hùng Tây Sơn”.

Núi Ấn, gắn với giai thoại thu phục nhân tâm của Nhà Tây Sơn, đã trở thành địa danh linh thiêng với người dân Tây Sơn nói riêng và Bình Định nói chung. Ước nguyện về một công trình văn hóa tâm linh tưởng nhớ thời khắc “thiên thời” cũng như công lao to lớn của Nhà Tây Sơn đã thành hiện thực. Cùng với những nghiên cứu, công trình tưởng niệm thuộc về chính sử, quần thể công trình du lịch tâm linh Ấn Sơn là một biểu hiện của sự tiếp tục bổ sung, hoàn thiện di tích về thời Tây Sơn trên đất Bình Định.

Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh giảng nghĩa hai chữ “Xã Tắc” như sau: “Thuở xưa dựng nước tức quý trọng nhân dân. Dân cần có đất ở, nên lập nền Xã để tế Thần Hậu Thổ, dân cần có lúa ăn, nên lập nền Tắc để tế Thần Nông. Mất nước thì mất Xã Tắc, nên Xã Tắc cũng có nghĩa là quốc gia”.

Người xưa quan niệm rằng “Xã” là Thần lớn nhất trong số các Thần Đất. Còn “Tắc” là kê, lúa mạch, mang nghĩa tượng trưng cho các loại ngũ cốc, đặc trưng của những quốc gia sống chủ yếu vào nghề nông. “Tắc” mà không có “Xã” giống như ngũ cốc không có đất thì không sinh trưởng được. “Xã” mà không có “Tắc” thì đất đai hoang vu, không thể nuôi dưỡng con người.

Như vậy từ Xã Tắc bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Thần, cũng liên quan đến một loại đàn tế xuất hiện ở nước ta từ hàng ngàn năm trước. Đó là đàn Xã Tắc. Đàn Xã Tắc dùng để thờ Thần Đất (Xã) và Thần Nông (Tắc). Thần Đất cai quản đất đai (bờ cõi quốc gia) và danh xưng chủ quyền sở hữu đối với đất đai đó (Triều đại). Thần Nông thuận theo ý chỉ của trời mà dạy cho dân làm nghề nông.

Sơn hà xã tắc nghĩa là gì
Đàn Xã Tắc nhà Nguyễn. (Ảnh: huexuavanay.com)

Thời xưa, đàn Xã Tắc do vua làm chủ lễ tế vào dịp khánh tiết, hoặc vua có thể ủy quyền cho quan đại thần làm chủ tế.

Đàn Xã Tắc chia làm 2 phần là Hộ đàn và Nội đàn, Hộ đàn ở phía ngoài và Nội đàn ở bên trong. Nội đàn là quan trọng nhất và lễ tế được tổ chức ở đây.

Nội đàn rộng, mặt nền tô 5 màu theo kinh dịch với vàng ở giữa (hành thổ), hướng bắc màu đen (hành thủy), hướng nam màu đỏ (hành hỏa), hướng đông màu xanh lá cây (hành mộc), hướng tây màu trắng (hành kim). Trên nền tầng có các bệ đá để phục vụ cho việc tế lễ.

Hộ đàn ở phía ngoài mỗi cạnh, nhằm bảo vệ an ninh cho việc cúng tế ở Nội đàn.

Đất để đắp đàn Xã Tắc phải là đất sạch từ tất cả địa phương trong nước, không dùng đất cũ. Đàn Xã Tắc tượng trưng cho đất đai của cả nước, nên rất linh thiêng. Cũng bởi vậy mà khi nói “Xã Tắc” nghĩa là nói đến đất đai của cả nước. Giang Sơn Xã Tắc có nghĩa là sông núi, đất đai của một quốc gia.

Mỗi khi thay đổi Triều đại thì đàn Xã Tắc của Triều đại trước phải bỏ để lập đàn Xã Tắc mới. Chính vì thế mà người xưa hay nói “Xã Tắc nhà Đinh”, “Xã Tắc nhà Lý”, hay “Xã Tắc nhà Trần”.

Vào thời nhà Ngô thì đàn Xã Tắc ở Sơn Tây, nhà Đinh lập đàn ở Hoa lư, nhà Lý ở Thăng Long, nhà Trần ở Thiên Trường, nhà Hồ ở Thanh Hóa, nhà Nguyễn ở Huế.

Lễ tế ở đàn Xã Tắc được tổ chức hàng năm hai lần vào ngày mậu của tháng giữa mùa xuân và mùa thu, tức tháng 2 và tháng 8 âm lịch.

Nói đến việc tế lễ, có một câu chuyện hay về vua Lý Thái Tông được chép lại trong Đại Việt sử ký toàn thư thế này:

Mậu Dần, [Thông Thụy] năm thứ 5 [1038] , (Tống Bảo Nguyên năm thứ 1). Mùa xuân, tháng 2, vua ngự ra cửa Bố Hải cày ruộng tịch điền. Sau Hữu ty dọn cỏ đắp đàn. Vua thân tế Thần Nông, tế xong tự cầm cày để làm lễ tự cày. Các quan tả hữu có người can rằng: “Đó là công việc của nông phu, bệ hạ cần gì làm thế?” Vua nói: “Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lại lấy gì cho thiên hạ noi theo?”.

Người xưa tin vào mối liên hệ của con người với trời đất, vì thế trong việc cúng tế thì đều có lễ bố cáo với trời đất tổ tiên, rồi nhấn mạnh vào việc thuận theo trời đất, từ vua quan đến dân đều noi gương các bậc Thánh hiền khi xưa mà tự sửa mình, rồi mới mong trời đất thần linh cho mưa thuận gió hòa. Khi được mưa thuận gió hòa thì người xưa tin rằng đó là do mọi người đều thuận theo ý chí của trời đất mà tự sửa mình, nên trời đất mới cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Đàn Xã Tắc có ý nghĩa gì?

Đàn Xã Tắc được Triều đình dùng để cúng tế thần Xã (thần Đất), thần Tắc (thần Lúa). Điều đặc biệt của Đàn Xã Tắc là khi xây dựng Đàn, Vua Gia Long đã ban chiếu cho tất cả các tỉnh, thành, dinh, trấn trên cả nước phải chuyên chở về Kinh đô một số đất sạch, chắc để đắp Đàn.

Sơn Hà Xã Tắc tắc là gì?

Giang Sơn Xã Tắc có nghĩa là sông núi, đất đai của một quốc gia. Mỗi khi thay đổi Triều đại thì đàn Xã Tắc của Triều đại trước phải bỏ để lập đàn Xã Tắc mới. Chính vì thế mà người xưa hay nói “Xã Tắc nhà Đinh”, “Xã Tắc nhà Lý” hay “Xã Tắc nhà Trần”.

Sơn hà xã tắc đó của ai?

(NLĐO) – Sáng 9-4, nghệ sĩ Bình Tinh đã đưa lên sàn tập luyện chuẩn bị cho lần tái diễn theo yêu cầu của đông đảo khán giả vở "San Hà - Xã Tắc". Đây là cải lương tuồng cổ do mẹ của nghệ sĩ Bình Tinh - bà Bạch Mai - là tác giả và đạo diễn dàn dựng cho Đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long.