Sức mua tương đương của Việt Nam so với Mỹ

Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

Sức Mua Tương Đương

Sức mua tương đương của Việt Nam so với Mỹ

Đo lường hoạt động kinh tế trong một quốc gia là điều khó khăn, vì ‘kinh tế’ là hệ thống phức tạp với rất nhiều các thành phần cùng vận động. Một cách thức phổ biến để giải quyết điều này là tập trung vào việc tổng hợp các chỉ số, thí dụ như là tổng sản lượng quốc gia: “giá trị tiền tệ của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia (hoặc vùng) trong khoảng thời gian cụ thể”. Đây là cái mà các nhà kinh tế học gọi là Tổng Sản Phẩm Quốc Nội (GDP – Gross Domestic Product).

GDP là thang đo sử dụng giá cả quốc gia thịnh hành để ước tính giá trị của sản xuất. Nói cách khác, GDP được tính toán dựa trên việc sử dụng đơn vị tiền tệ địa phương. Điều này nghĩa là để thực hiện các so sánh có ý nghĩa đầy đủ giữa các quốc gia, cần phải chuyển đổi các con số này ra một loại tiền tệ chung – lấy thí dụ, sử dụng một ‘đơn vị đo lường’ thích hợp.

Có một lựa chọn là đơn giản chuyển đổi tất cả các con số của các quốc gia thành một loại tiền tệ chung (ví dụ như đô-la Mỹ) bằng cách sử dụng trao đổi tỷ giá từ thị trường tài chính. Nhưng vì tỷ giá thị trường không phải lúc nào cũng phản ánh mức độ khác biệt giá cả giữa các quốc gia, các nhà kinh tế thường lựa chọn một giải pháp khác thay thế. Họ tạo một ‘đồng tiền giả thuyết’, gọi là ‘đô-la quốc tế’, và sử dụng nó như là một đơn vị đo lường chung. Ý tưởng như sau: với cùng một lượng tiền đô-la quốc tế phải mua được số lượng và chất lượng hàng hóa, dịch vụ gần tương đương nhau trong bất kỹ quốc gia nào.

Tỷ giá chuyển đổi được sử dụng để chuyển đổi giá trị tiền tệ trong đồng tiền địa phương thành ‘đô-la quốc tế’ được gọi là ‘tỷ lệ chuyển đổi sức mua tương đương’ (cũng được gọi là các yếu tố chuyển đổi PPP / Purchasing Power Parity ). Bên dưới chúng tôi thảo luận tỷ lệ PPP từ đâu mà ra, và tại sao chúng có thể thường hữu dụng hơn thị trường hối đoái (market exchange rates) trong việc so sánh.

Sức mua là gì và tại sao nó quan trọng?

Tại sao nhiều người về hưu ở Anh lại quyết định chuyển đến miền Nam Tây Ban Nha? Chẳng phải chỉ vì mỗi thời tiết thôi đâu. Mà còn là vì giá cả ở Tây Ban Nha thấp hơn so với ở Anh. Bạn có thể mua nhiều đồ hơn với đồng bảng Anh khi ở Tây Ban Nha so với khi ở Anh. Nói cách khác, sức mua của Đồng Bảng Anh ở Tây Ban Nha là cao hơn so với ở Anh. Sự khác biệt trong mức giá chính là tỷ lệ chuyển đổi PPP cố gắng nắm bắt.

Nếu chúng ta quan tâm đến các tiêu chuẩn sống, bất kỳ thu nhập tiền tệ nào cũng phải được xem xét trong mối quan hệ tới số lượng hàng hóa và dịch vụ mà nó có thể mua ở địa phương. Cùng kiểu bữa ăn trong cùng kiểu nhà hàng sẽ có giá khác nhau phụ thuộc vào quốc gia nó bán. Điều này quan trọng cho sự so sánh kinh tế vĩ mô và nó cũng quan trọng cho các du khách nữa: các hướng dẫn du lịch cố gắng cung cấp cho du khách những ví dụ giữa các quốc gia về sự khác biệt trong chi phí sinh hoạt, và cho một sản phẩm rất cụ thể, nó cũng là những gì mà chỉ số Big Mac nắm bắt.

Bảng đồ họa bên dưới cho thấy sự khác biệt xuyên quốc gia trong sức mua (purcharsing power), trong đó đưa Hoa Kỳ ra làm quốc gia tham khảo. Cụ thể, các con số bên dưới tương ứng với tỷ lệ mức giá của các yếu tố chuyển đổi PPP sang tỷ giá thị trường hối đoái. Vì thế, các con số dưới 1 ngụ ý rằng nếu bạn đổi 1 đô-la tại một thị trường hối đoái tương ứng, số lượng tiền trong đồng tiền địa phương sẽ giúp bạn mua được nhiều đồ hơn trong quốc gia đó so với bạn có thể mua với 1 đô-la ở Hoa Kỳ trong cùng năm.

Mức giá 0,5 biểu thị cho một quốc gia trong bản đồ này nghĩa là với một khoản tiền đô-la Mỹ cho trước bạn có thể mua nhiều gấp đôi sản phẩm và dịch vụ trong quốc gia đó so với khi mua ở Hoa Kỳ. Trong các quốc gia có mức giá trên 1, bạn chỉ có thể mua được số lượng sản phẩm và dịch vụ ít hơn so với ở Hoa Kỳ với cùng số tiền đô-la Mỹ cho trước.

Như chúng ta có thể thấy, mức độ khác biệt về giá cả giữa các quốc gia đã phát triển và đang phát triển là lớn hơn nhiều so với giữa Tây Ban Nha và Anh Quốc. Số lượng sản phẩm và dịch vụ mà bạn có thể mua với 500 đô-la Mỹ ở Hoa Kỳ là rất khác với những gì bạn có thể mua với cũng số tiền ấy ở vùng nông thôn Ấn Độ.

Sức mua tương đương của Việt Nam so với Mỹ

Sức mua so sánh với Hoa Kỳ

Năm 2016: Úc 1,07 / Trung Quốc 0,52 / Nga 0,38 / Việt Nam 0,34 / Thái Lan 0,35 / Tây Ban Nha 0,73 / Đức 0,86 / Ấn Độ 0,26 / Mê-xi-cô 0,46 / Braxin 0,57 / Hoa Kỳ 1

Điều này quan trọng hơn GDP. Sự khác biệt mức độ giá ngụ ý rằng với cùng thu nhập tính ra đô-la Mỹ, bạn có thể ở ngưỡng nghèo khổ ở Hoa Kỳ, nhưng lại khá giàu có ở vùng nông thôn Ấn Độ. Vì lý do này, chúng ta cần xem xét sức mua khi so sánh các biến như là tỷ lệ nghèo đói giữa các quốc gia.

Từ giải thích bên trên, rõ ràng rằng chúng ta cần điều chỉnh sự khác biệt về giá để có sự so sánh có ý nghĩa về GDP giữa các quốc gia. Chúng ta cần một yếu tố chuyển đổi để có được sức mua tương đương.

Nếu chúng ta lấy một giỏ hàng bao gồm tất cả sản phẩm và dịch vụ và chúng ta sử dụng nó như là điểm tham khảo, chúng ta có thể tính toán chỉ số giá cả cho mỗi quốc gia và bằng cách sử dụng các phương pháp thống kê, điều chỉnh chỉ số GDP để giải quyết vấn đề khác biệt về mức độ giá cả.

Điều đấy chính xác là những gì sức mua tương đương thực hiện. Nó được thực hiện bởi ICP (International Comparison Programme). Angus Deaton giải thích nó như sau: “Tỷ lệ chuyển đối sức mua tương đương hay PPP, là chỉ số giá cả tóm tắt giá cả trong mỗi quốc gia tương quan với một quốc gia lấy làm tiêu chuẩn, thường là Hoa Kỳ. Các con số này được sử dụng để so sánh tiêu chuẩn sống giữa các quốc gia, bởi các học giả trong nghiên cứu phát triển kinh tế, đặc biệt là thông qua Penn World Table, của Ngân Hàng Thế Giới – tổ chức đã cấu trúc thang đo này cho mức độ nghèo đói toàn cầu, và Liên minh Châu Âu phân phối lại các nguồn, cũng như cộng đồng phát triển quốc tế thu hút sự chú ý giữa các quốc gia giàu có và nghèo đói về sự chênh lệch.”

Như đồ hình bên dưới cho thấy, sử dụng đơn vị đo điều chỉnh PPP cho đồng đô-la quốc tế thay vì đồng đô-la Mỹ thị trường có thể tạo ra khác biệt rất lớn. Khi giá cả trong một quốc gia thấp hơn nhiều so với ở Hoa Kỳ, sử dụng đồng đô-la Mỹ tại thị trường hối đoái sẽ tạo ra ước tính thấp đi đáng kể về tiêu chuẩn sống khi đo thông qua GDP đầu người.

Sức mua tương đương của Việt Nam so với Mỹ

Đường màu đó bên dưới là GDP của Ấn Độ trên đầu người tính ra đô-la Mỹ. Còn đường màu đỏ bên trên là GDP đầu người tính theo PPP (đô-la quốc tế). Mức chênh lệch trong năm 2016 của hai chỉ số này vào khoảng 3,5 lần.

Tại sao sự khác biệt trong mức giá không được phản ánh trong thị trường hối đoái (tiền tệ)

Với hai quốc gia – A và B – sự khác biệt về tiền tệ cho phép các so sánh khác biệt. Tỷ giá hối đoái nói cho bạn biết cần có bao nhiều đơn vị tiền của quốc gia B để có thể mua được một đơn vị tiền tệ của quốc gia A. Yếu tố chuyển đổi sức mua tương đương, mặt khác đưa ra tính toán mối quan hệ giá cả tương đối giữa các quốc gia và cho phép so sánh khi bạn muốn biết cần bao nhiêu tiền để mua cùng số lượng hàng hóa và dịch vụ trong mỗi quốc gia A và B.

Vậy thì, tại sao hai điều này lại không tương đương? Đây không phải là câu hỏi tầm thường. Có các lý do tốt giải thích tại sao tỷ giá trao đổi giữa hai loại tiền tệ đáng ra phải phản ánh mức độ tương đối giá cả giữa hai nền kinh tế. Tưởng tượng một quả táo có giá 1 đô-la ở Hoa Kỳ và 1 bảng Anh ở Anh Quốc. Giả định tỷ lệ thị trường trao đổi không phải 1:1, mà là 1,5 đô-la Mỹ = 1 bảng Anh. Với tình huống này, một người Mỹ có trái táo sẽ có động lực bán táo ở Anh, và sau đó chuyển bảng Anh sang đô-la Mỹ để tạo ra lợi nhuận. Đây là cái được gọi là kiếm lời dựa trên chênh lệch giá (arbitrage). Mọi người sẽ nhảy vào các cơ hội như vậy, và trước mắt, các lực lượng thị trường sẽ bị hút vào các lợi ích từ thương mại, dẫn đến sự cân bằng nơi giá tiền tệ và giá táo được điều chỉnh và không còn có các cơ hội để tham gia vào ‘trò chơi tiền tệ miễn phí’ này.

Logic phía trên, dù sao cũng phải dựa vào tiền giả định là các sản phẩm và dịch vụ có khả năng giao thương quốc tế. Nhưng trong thực tế có những hàng hóa và dịch vụ không thể giao thương quốc tế. Nếu bạn có một căn nhà ở London, bạn không thể xuất khẩu căn nhà đó sang Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc được (ý là người ta chẳng thể phân thân theo kiểu thân xác thì ở Hoa Kỳ mà sinh sống được trong nhà tại London! Còn dĩ nhiên người Hoa Kỳ hay người ở bất cứ quốc gia nào khác nếu có đủ tiền họ hoàn toàn mua nhà ở London được). Có nhiều ví dụ khác về những sản phẩm không có khả năng giao dịch, thí dụ như đường phố công cộng, các dịch vụ cơ bản như trường học, hoặc thậm chí nhiều dịch vụ đơn giản khác như cắt tóc chẳng hạn.

Vấn đề là nếu bạn sống ở Scotland, bạn không quan tâm đến học phí ở miền Bắc Italy, hoặc giá thuê nhà ở Nam Tây Ban Nha. Và điều này quan trọng trong bối cảnh thảo luận của chúng ta bởi vì giá cả của các mặt hàng không có khả năng giao thương ảnh hưởng đến mức giá cả chung của quốc gia; nhưng giá cả của mặt hàng không có khả năng giao thương được xác định chủ yếu bởi các động lực trong nước. Đấy là một lý do giải thích vì sao chúng ta quan sát thấy sự khác biệt về mức độ giá cả giữa các quốc gia không được phản ánh tương ứng trong sự khác biệt về giá trị tiền tệ.

Tại sao các quốc gia giàu lại có xu hướng có giá cả cao hơn?

Theo kinh nghiệm, chúng ta quan sát thấy rằng giá cả cao hơn ở các quốc gia giàu có hơn: có một mối quan hệ tích cực xuyên quốc gia giữa thu nhập trung bình và giá cả trung bình. Điều đó có thể được thấy trong đồ hình bên dưới, nó phác họa GDP đầu người (theo đô-la quốc tế) đối lại với giá cả như thế nào (so với Hoa Kỳ). Quan sát này được chính thức hóa bởi Balassa và Samuelson trong những năm 1960, và thường được gọi là ‘hiệu ứng Penn’.

Các nguyên nhân đằng sau hiệu ứng Penn không đơn giản; nhưng các lý thuyết kinh tế cung cấp một số gợi ý.

Một lý do giải thích có thể, nhận được sự chú đáng kể trong các tài liệu học thuật, là dựa trên sự khác biệt năng suất giữa các quốc gia; cụ thể là trong thực tế người lao động có xu hướng đạt năng suất cao hơn ở các quốc gia giàu có bởi vì họ có các công nghệ tiên tiến hơn.

Đây là bản chất của ‘mô hình Balassa-Samuelson’. Khác biệt càng lớn về năng suất trong việc sản xuất các sản phẩm có khả năng giao thương giữa các quốc gia, thì càng có sự khác biệt trong mức lương và giá cả của dịch vụ; và tương ứng là khoảng cách lớn giữa sức mua tương đương và sự cân bằng tỷ lệ trao đổi. Nếu sự khác biệt trong năng suất quốc tế là lớn hơn trong việc sản xuất các mặt hàng có khả năng giao thương hơn là sản xuất các sản phẩm không có khả năng giao thương, đồng tiền của quốc gia với năng suất cao hơn sẽ có xu hướng được định giá quá cao về sức mua tương đương. Vì thế, tỷ lệ sức mua tương đương trong trao đổi sẽ tăng theo hàm số của thu nhập.

Sự tương quan giữa năng suất và mức độ giá cả có thể được quan sát trong phác họa phân tán dưới đây.

sức mua tương đương và giá cả

Sức mua tương đương của Việt Nam so với Mỹ

Trục hoành là thu nhập tính theo sức mua tương đương với đơn vị là đô-la quốc tế. Trục tung là mức độ giá cả trong tương quan với Hoa Kỳ.

Hạn chế lớn nhất của việc điều chỉnh sức mua tương đương (PPP) là gì?

Hai vòng cuối cùng của các yếu tố ước tính PPP được thực hiện bởi ICP vào các năm 2005 và 2011; và cái tiếp theo được lên lịch vào năm 2017. Với mỗi lần công bố, các ước tính cũng cải thiện theo. Nhưng vẫn cần nhớ các hạn chế về mặt dữ liệu, đặc biệt nếu chúng ta xem xét các thành phần: các tổ chức quốc tế, từ thiện và chính phủ dựa vào các yếu tố PPP để thực hiện thiết kế chính sách và phân bổ nguồn lực quốc tế.

Cái gì là hạn chế lớn nhất?

Đầu tiên, có các vấn đề với các nguồn dữ liệu cơ bản được sử dụng bởi ICP. Nhiều quốc gia thu nhập thấp không thu thập được dữ liệu đầy đủ về mức độ giá cả, vì thế ICP thường phải quy định giá trị còn thiếu bằng cách tạo phép ngoại suy dựa trên các trung bình vùng, hoặc bằng cách dựa trên dữ liệu từ mức độ giá cả trong thủ đô của nước đó nơi giá cả thường cao hơn các khu vực nông thôn.

Và điều thứ hai, sự khác biệt trong mẫu hình tiêu dùng và sản xuất làm cho việc xác định một giỏ hàng ‘tiêu chuẩn’ chung trở nên khó khăn và tùy tiện. Sự đồng ý trong các danh mục phổ thông (ví dụ như thực phẩm) là khá dễ dàng; nhưng thu hẹp xuống các mặt hàng chính xác là phức tạp hơn nhiều, ngoài ra còn cần đến sự bù đắp cho những khác biệt về các yếu tố như là chất lượng sản phẩm. Vì thế, danh mục sản phẩm thực sự phải bao gồm trong ‘giỏ hàng tiêu chuẩn’ được sản xuất và tiêu dùng ở Thụy Điển rất khác biệt với những cái phải bao gồm ở đất nước Ả-rập Xê-út.

(Dịch từ bài viết What are PPP adjustments and why do we need them? – Tác giả: Esteban Ortiz-Ospina và Marco Molteni – Website: Our World in Data)