Suy tâm là gì

Suy tim tâm thu là tình trạng suy giảm chức năng bơm máu của tim. Bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực có thể góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch một cách đáng kể. Bài viết dưới đây xin chia sẻ cùng bạn một số thông tin cơ bản về bệnh lý này.

1. Thế nào là suy tim tâm thu

Một chu kỳ hoạt động bình thường của tim được tính từ khi bắt đầu một nhịp đập đến khi nhịp tiếp theo được bắt đầu. Chu kỳ này gồm có 2 giai đoạn là:

- Giai đoạn tâm thu [co bóp]: cơ tim phải co thắt mạnh để máu được tống vào trong động mạch rồi đưa đến các cơ quan khác của cơ thể.

- Giai đoạn tâm trương [thư giãn]: cơ tim giãn nở và mở rộng để bắt đầu giai đoạn nạp máu từ tĩnh mạch vào tâm thất. Khi tâm thất đã được nạp đầy máu, giai đoạn tâm thu lại sẽ tiếp tục diễn ra.

Suy tim tâm thu xảy ra khi chức năng bơm máu của tim bị giảm đi

Suy tim tâm thu là tên gọi cho tình trạng tim bị suy giảm chức năng bơm máu gắn liền với đặc điểm là phân số tống máu EF 50%].

Theo thời gian, trái tim phải gia tăng áp lực bên trong tâm thất để tăng khả năng đổ đầy, điều này làm cho máu ứ đọng bên trong tâm nhĩ trái và phổi gây ra những triệu chứng suy tim điển hình.

Hình ảnh trái tim bất thường trong suy tim tâm trương

Nguyên nhân suy tim tâm trương thường gặp

Suy tim tâm trương xảy ra khi cơ tâm thất trái trở nên dày và cứng, giảm khả năng giãn nở để đổ đầy máu hoặc bất thường cấu trúc của các động mạch lớn, có liên quan đến một số bệnh lý sau:

Tăng huyết áp: là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Huyết áp tăng cao buộc tim phải nỗ lực co bóp để thắng được áp lực lớn trong lòng mạch, kết quả là cơ thất trái phì đại và gia tăng số lượng mô liên kết, cuối cùng cơ tim sẽ trở nên cứng đờ.

Bệnh tiểu đường: Biến chứng tiểu đường trên tim có thể làm cho thành cơ tim dày lên và xơ cứng.

Bệnh mạch vành: khiến cơ tim không nhận được đủ oxy cần thiết để đảm bảo chức năng đổ đầy của tâm thất.

Hẹp động mạch chủ: có thể làm cho thành tâm thất trái bị dày lên.

Rối loạn nhịp tim nhanh: Tim đập quá nhanh sẽ làm giảm thời gian đổ đầy máu cho tâm thất trái.

Tuổi cao: Lão hóa gây tăng sinh lớp tạo keo [collagen] trong tim, giảm số lượng tế bào cơ tim và sự đàn hồi của các sợi cơ tim. Đây cũng là yếu tố nguy cơ của các bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh mạch vành… gây suy tim tâm trương.

Bệnh cơ tim phì đại: vách thất trái dày lên khiến thể tích buồng thất trái giảm.

Bệnh màng ngoài tim: khiến cho dịch tích tụ hoặc làm dày màng ngoài tim.

Chẩn đoán suy tim tâm trương

Nếu chỉ dựa vào những triệu chứng suy tim thì không thể chẩn đoán được bệnh của bạn là suy tim tâm thu hay suy tim tâm trương. Do vậy, bạn cần phải thực hiện một số phương pháp chẩn đoán sau:

- Xét nghiệm máu

- Chụp X quang ngực

- Siêu âm tim

- Điện tâm đồ

- Kiểm tra khả năng gắng sức của tim

- Thông tim

Các triệu chứng suy tim tâm trương

Tùy theo thể bệnh là nhẹ hay nặng, người bệnh suy tim tâm trương có thể gặp một số triệu chứng sau:

- Khó thở, thường phải thức dậy về đêm. Khó thở tăng lên khi nằm hoặc tập thể dục

- Ho khan, đôi khi có đờm lẫn máu

- Khó tập trung, hay quên

- Mệt mỏi

- Sưng phù ở mắt cá chân, chân, bụng

- Chán ăn, buồn nôn

- Nhịp tim nhanh bất thường

- Tăng cân đột ngột

Biến chứng của suy tim tâm trương

Suy tim tâm trương nếu không được quản lý tốt có thể dẫn tới một hay nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Thiếu máu: Máu không đủ để nuôi dưỡng cho cơ thể gây ra suy nhược, mệt mỏi

Rung tâm nhĩ: Rối loạn nhịp tim bất thường này có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và xuất hiện cục máu đông.

Hội chứng giảm cân Cardia cachexia: có thể đe dọa tính mạng nếu không bổ sung dinh dưỡng kịp thời

Suy thận: là biến chứng khá phổ biến, làm tăng tần suất nhập viện và tử vong ở người bệnh suy tim tâm trương.

Suy tĩnh mạch mạn tính: Lưu thông máu kém khiến cho da dày lên, thay đổi màu sắc, sáng bóng; có thể rụng lông và loét nếu bị thương.

Đột quỵ: Nếu các mạch não bị tắc nghẽn bởi cục máu đông hoặc xuất huyết, tế bào não có thể bị chết đi không hồi phục, gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại di chứng nặng nề.

Điều trị suy tim tâm trương

Mục tiêu điều trị suy tim tâm trương là cải thiện chức năng bơm máu của tim nhằm giảm bớt triệu chứng bệnh bằng một hoặc nhiều phương pháp sau:

Thay đổi lối sống

Bác sỹ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một lối sống lành mạnh với những lưu ý sau:

- Ăn uống khoa học: Hạn chế đường, chất béo bão hòa, cholesterol và muối; ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa tách béo.

- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Nếu gặp các triệu chứng mới hoặc tác dụng phụ của thuốc, bạn cần đi khám bác sỹ ngay.

- Tập thể dục thường xuyên: giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu và tăng khả năng gắng sức của tim.

- Bỏ thuốc lá: Khói thuốc lá sẽ làm tổn hại các mạch máu, cao huyết áp, giảm oxy trong máu và khiến tim đập nhanh hơn.

- Duy trì cân nặng hợp lý: Giảm cân ở người béo phì giúp giảm bớt khối lượng công việc cho tim.

- Dùng thuốc theo chỉ định: Nếu bạn đã được kê đơn thuốc điều trị suy tim tâm trương hoặc bệnh lý mắc kèm khác, hãy chắc chắn dùng thuốc đúng theo hướng dẫn.

Người béo phì cần giảm cân để phòng tránh suy tim tâm trương

Dùng thuốc điều trị suy tim

Các thuốc thường dùng trong điều trị suy tim tâm trương bao gồm:

- Thuốc lợi tiểu: giúp giảm bớt sưng phù, giảm gánh nặng cho tim

- Thuốc ức chế men chuyển ACE: giúp hạn chế phì đại thất trái, hạ huyết áp

- Thuốc chống loạn nhịp tim: nhóm chẹn beta và nhóm chẹn kênh canxi có tác dụng làm chậm nhịp tim để kéo dài thời gian làm đầy thất trái, đồng thời giúp làm hạ huyết áp.

Ngoài các nhóm thuốc tây kể trên, kết hợp dùng thêm cùng những sản phẩm thảo dược giúp giãn mạch mạnh để tăng cường lưu thông tuần hoàn, tăng khả năng đổ đầy tim như Bồ hoàng, Đan sâm đang là hướng đi được nhiều bác sỹ lựa chọn cho bệnh nhân suy tim tâm trương, nhằm kiểm soát tốt hơn các triệu chứng suy tim và phòng ngừa biến chứng bệnh hiệu quả.

Phẫu thuật

Nếu dùng thuốc không có hiệu quả, bác sỹ có thể chỉ định một số biện pháp can thiệp ngoại khoa như nong mạch vành, đặt stent, bắc cầu động mạch vành hoặc sửa chữa van tim, thay van tim cho bạn.

Tiên lượng của người bệnh suy tim tâm trương còn tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ triệu chứng và khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh. Để có kết quả điều trị tốt nhất, đòi hỏi người bệnh cần phối hợp chặt chẽ với bác sỹ, tuân thủ y lệnh và phát hiện kịp thời những bất thường để xử trí đúng cách.

Xem thêm:

Thông tin về sản phẩm hỗ trợ điều trị suy tim từ thảo dược

Những thảo dược quý trong điều trị suy tim

Ds. Lê Lương

Nguồn tham khảo:

//www.webmd.com/heart-disease/heart-failure/what-is-diastolic-heart-failure

//www.baptisthealth.com/pages/services/heart-care/conditions/diastolic-heart-failure.aspx

Video liên quan

Chủ Đề