Tải mẫu giấy vận tải

MẪU GIẤY VẬN TẢI VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA MỚI NHẤT

Tải mẫu giấy vận tải

Cuộc sống ngày một phát triển và trở nên hiện đại hơn. Vì thế, xã hội phát sinh rất nhiều nhu cầu để phục vụ cho đời sống con người. Vận chuyển hàng hóa được xem là một trong những nhu cầu thiết yếu nhất của con người, đặc biệt là khi lĩnh vực vận tải ngày càng trở nên phát triển hơn. Chính vì nhu cầu thiết yếu, phục vụ đời sống nhân dân như thế, dịch vụ vận chuyển hàng hóa ngày càng phổ biến hơn. Điều này làm phát sinh vấn đề “làm thế nào để siết chặt quản lý đối với việc vận chuyển hàng hóa”. Dưới góc nhìn của pháp luật, vận tải cần phải được ghi lại lịch trình rõ ràng. Hãy cùng iLAW tìm hiểu về “Mẫu giấy vận tải vận chuyển hàng hóa” sau đây để hiểu rõ hơn về thủ tục vận tải nhé!

1. Thế nào là mẫu giấy vận tải vận chuyển hàng hóa? 

Mẫu giấy vận tải được Ban hành tại Phụ lục số 28, Ban hành kèm theo Thông tư 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Giấy vận tải được dùng khi vận chuyển hàng hóa đối với các đơn vị vận chuyển hàng hóa. 

Mẫu giấy vận tải vận chuyển hàng hóa bao gồm các thông tin: tên đơn vị vận tải; thông tin người lái xe; lịch trình vận tải; số hợp đồng vận tải; thông tin chi tiết của loại hàng hóa vận tải; thời gian và địa địa điểm giao nhận hàng hóa. Cự ly của hành trình được xác định bắt đầu từ điểm khởi hành và điểm kết thúc của chuyến đi. 

Giấy vận tải do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường đi; trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào Giấy vận tải. Sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng (hoặc người được chủ hàng uỷ quyền), hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân (nếu là cá nhân) thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải. 

Tải mẫu giấy vận tải

Hình ảnh minh họa Giấy vận tải

2. Kích thước hàng hóa vận chuyển trên xe tải

Kích thước hàng hóa vận chuyển trên xe tải được quy định tại Thông tư 45/2015/TT-BGTVT quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ như sau:

- Đối với chiều cao:

1. Đối với xe tải thùng hở có mui, chiều cao xếp hàng hóa cho phép là chiều cao giới hạn trong phạm vi thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đối với xe tải thùng hở không mui, hàng hóa xếp trên xe vượt quá chiều cao của thùng xe (theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ. Chiều cao xếp hàng hóa cho phép không vượt quá chiều cao quy định dưới đây, tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên:

a) Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 5 tấn trở lên (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 4,2 mét;

b) Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 3,5 mét;

c) Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 2,5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8 mét.

3. Xe chuyên dùng và xe chở container: chiều cao xếp hàng hóa tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên không quá 4,35 mét.

4. Trường hợp xe chở hàng rời, vật liệu xây dựng như đất, đá, cát, sỏi, than, quặng hoặc các hàng có tính chất tương tự, chiều cao xếp hàng hóa không vượt quá chiều cao của thùng xe ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.

- Đối với chiều rộng và chiều dài

1. Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét. Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.

3. Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe.

4. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.

5. Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe.

Tải mẫu giấy vận tải

3. Trường hợp không có giấy vận tải

Giấy vận tải là một loại giấy tờ bắt buộc phải có khi tham gia vận chuyển hàng hóa. Vì vậy, giấy vận tải phải được mang theo trên suốt hành trình vận chuyển. 

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trong quá trình vận chuyển hàng hóa nếu không mang theo giấy vận tải thì tài xế và đơn vị vận tải sẽ bị xử phạt như sau:

Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô , máy kéo ( bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo ) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ.

2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có hoặc không mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy theo quy định hoặc không có thiết bị để truy cập vào được phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) theo quy định hoặc có thiết bị để truy cập nhưng không cung cấp cho lực lượng chức năng khi có yêu cầu.

4. Căn cứ pháp lý

- Thông tư 45/2015/TT-BGTVT;

- Thông tư 45/2015/TT-BGTVT;

-  Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Sau đây là mẫu giấy vận tải Ban hành kèm theo Thông tư 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải:

GIẤY VẬN TẢI

Số: ……. Có giá trị đến…..

Biển kiểm soát xe: ......................................................................................................................

1. Thông tin về đơn vị kinh doanh

2. Thông tin về người lái xe

Đơn vị vận tải:

Họ tên lái xe:

Địa chỉ:

Giấy phép lái xe số:

Số điện thoại liên hệ:

Số điện thoại liên hệ:

3. Thông tin về người thuê vận tải
(Dành cho đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa kê khai)

4. Thông tin về hợp đồng vận tải
(Dành cho đơn vị kinh doanh vận tải)

Tên người thuê vận chuyển:

Số hợp đồng:

Địa chỉ:

Ngày… tháng… năm……

5. Thông tin về chuyến đi

6. Thông tin về hàng hóa

Tuyến vận chuyển:

Tên hàng hóa:

Điểm xếp hàng:

Khối lượng hàng hóa:

Điểm giao hàng:

Thông tin khác:

Thời gian vận chuyển dự kiến:……….

Bắt đầu từ:………(giờ)
đến………..(giờ)

Tổng số km dự kiến:

7. Thông tin về rơ moóc, sơ mi rơ moóc

Biển số rơ moóc, sơ mi rơ moóc

8. Phần dành cho người xếp, dỡ hàng hóa lên, xuống xe ghi

Thông tin về xếp hàng lên xe

- Xếp lần 1: Địa điểm:………………………

Khối lượng hàng:………….. thời gian:…

Xác nhận của người xếp hàng: ……………

- Xếp lần 2: Địa điểm:………………………

Khối lượng hàng:………….. thời gian:……

Xác nhận của người xếp hàng: ……………

Thông tin về dỡ hàng xuống xe

- Dỡ lần 1: Địa điểm:……………………….

Khối lượng hàng:……… thời gian:………..

Xác nhận của người dỡ hàng: ……………..

- Dỡ lần 2: Địa điểm:……………………….

Khối lượng hàng:……… thời gian:………

Xác nhận của người dỡ hàng: ……………

................., ngày....tháng....năm.....

Đơn vị vận tải
(Ký tên, đóng dấu (nếu có))

Ghi chú: Tùy theo yêu cầu quản lý, Đơn vị vận tải có thể bổ sung các thông tin khác ngoài các thông tin đã nêu trên.