Tại sao băng tan ở bán cầu bắc

Tại sao băng tan ở bán cầu bắc

Đăng ngày: 20-02-2020 | Lượt xem: 3618

Theo một nghiên cứu mới nhất của NASA, dòng hải lưu lớn ở Bắc Cực đang chảy ngày một nhanh hơn và khó dự đoán hơn do hậu quả của băng biển tan nhanh.

Theo một nghiên cứu mới nhất của NASA, dòng hải lưu lớn ở Bắc Cực đang chảy ngày một nhanh hơn và  khó dự đoán hơn do hậu quả của băng biển tan nhanh. Dòng chảy này là một phần của môi trường vô cùng nhạy cảm tại Bắc cực, nơi đang bị ngập trong nước ngọt do ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu mà con người gây ra.

Nghiên cứu dữ liệu của vệ tinh thu được trong 12 năm, các nhà khoa học đã tính toán được chu kỳ dòng hải lưu này, còn được gọi là Beaufort Gyre, là dòng hải lưu cân bằng dao động của các dòng nước lạnh và nước ngọt - một sự thay đổi có thể điều chỉnh lại dòng chảy ở Đại Tây Dương và làm khí hậu Tây Âu lạnh hơn. Dòng hải lưu Beaufort Gyre sẽ cân bằng khí hậu ở vùng cực bằng cách lưu giữ nước ngọt ở gần bề mặt đại dương. Gió sẽ thổi dòng hải lưu theo chiều kim đồng hồ quanh phía tây Bắc Băng Dương, phía bắc Canada và Alaska, nơi dòng hải lưu sẽ tự động tích trữ nước ngọt từ băng tan, dòng chảy của sông và mưa. Lượng nước ngọt này rất quan trọng ở Bắc Cực vì nó nổi trên mặt nước ấm hơn và mặn hơn, giúp bảo vệ băng biển khỏi bị tan chảy, từ đó giúp điều hòa khí hậu Trái đất. Dòng hải lưu sau đó từ từ xả nước ngọt này vào Đại Tây Dương trong nhiều thập kỷ và dòng hải lưu Đại Tây Dương sẽ thu nhận lượng nước này đi theo từng lượng nhỏ.

Tại sao băng tan ở bán cầu bắc

Băng tan ngày một nhiều hơn ở Bắc Cực là nguyên nhân dẫn đến lượng nước ngọt ngày càng tăng ở vùng này

Kể từ những năm 1990, các dòng hải lưu Gyre đã tích trữ được một lượng lớn nước ngọt - 1.920 dặm khối (8.000 km3) - gần như gấp đôi so với khối lượng của hồ Michigan. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications, nguyên nhân của việc tích trữ nước ngọt này là do băng biển bị tan vào mùa hè và mùa thu. Sự sụt lún kéo dài hàng thập kỷ này của các lớp băng biển vào mùa hè của Bắc Cực đã khiến các dòng Beaufort Gyre tiếp xúc nhiều hơn với gió, làm cho dòng hải lưu quay nhanh hơn và giữ nước ngọt nhiều hơn. Những cơn gió tây liên tục cũng đã khiến cho dòng hải lưu chảy theo một hướng trong hơn 20 năm, làm tăng tốc độ và kích thước của dòng chảy theo chiều kim đồng hồ cũng như ngăn nước ngọt ra khỏi Bắc Băng Dương. Những đợt gió tây kéo dài hàng thập kỷ này là một hiện tượng bất thường của vùng bắc cực, nơi trước đây các cơn gió  sẽ thay đổi hướng cứ sau 5 đến 7 năm.

Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu đến Beaufort Gyre trong trường hợp gió lại đổi hướng. Nếu điều đó xảy ra, gió sẽ đảo ngược dòng chảy, kéo ngược chiều kim đồng hồ và giải phóng nước mà nó đã tích trữ từ trước tới nay. “Nếu dòng Beaufort Gyre giải phóng lượng nước ngọt dư thừa vào Đại Tây Dương, nó có khả năng làm chậm quá trình lưu thông các dòng chảy. Và điều đó sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với khí hậu ở bán cầu, đặc biệt là ở Tây Âu ", theo Tom Armitage, thành viên chính trong nhóm nghiên cứu khoa học vùng cực tại Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA ở Pasadena, California.

Biên dịch:  Thanh Tâm

Link: https://climate.nasa.gov/news/2950/arctic-ice-melt-is-changing-ocean-currents/

Tin tức liên quan:

  -   Thứ năm, 07/10/2021 14:19 (GMT+7)

Tại sao băng tan ở bán cầu bắc

Sự tan chảy của băng vĩnh cửu ở Bắc Cực có thể giải phóng virus cổ đại và phóng xạ. 

Tại sao băng tan ở bán cầu bắc
Sự tan chảy của băng vĩnh cửu ở Bắc Cực có thể giải phóng virus cổ đại và phóng xạ. Ảnh: AFP

Theo bài báo ngày 6.10 của Science Times, biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng vô cùng nặng nề đến các vùng ở cực bắc của Trái đất. Nghiên cứu mới nhất cho thấy sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu có thể giải phóng các thành phần nguy hiểm như hóa chất độc hại và vật liệu phóng xạ được tích tụ từ thời Chiến tranh Lạnh, cũng như các vi sinh vật như virus đã mắc kẹt trong băng một thời gian dài.

Lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực đã không ngừng đóng băng bề mặt của Bắc Bán cầu trong 800.000 đến 1 triệu năm. Tuy nhiên, những tác động tàn phá của khí hậu đã và đang tước đi từng vùng băng vĩnh cửu. Ngay cả trữ lượng băng cổ đại bị chôn vùi sâu bên dưới các lớp đá cũng đang dần bị nhiệt độ gia tăng gây ảnh hưởng. 

Theo nghiên cứu, vi sinh vật được chứng minh là tồn tại ở sâu trong lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực. Các cấu trúc băng có thể tích tụ và chôn vùi nhiều loại sinh vật trong suốt hàng nghìn năm qua. Trước khi xác nhận các vi sinh vật trong lớp băng vĩnh cửu, một số chất độc và các thành phần chết người khác đã được ghi lại trong các nghiên cứu trước đây về Bắc Cực.

Ví dụ, các chất ô nhiễm như thủy ngân, DDT và các hợp chất arsenic đang tồn tại sâu dưới lòng đất. Ngoài ra, vẫn còn rải rác các tác động của bụi phóng xạ từ các vụ nổ hạt nhân.

Bên cạnh những mối nguy này, các virus cổ đại cũng có thể được thải ra từ lớp băng vĩnh cửu tan chảy. Điều tồi tệ sẽ xảy ra nếu những virus này "thức giấc". Chúng ta có thể không đủ dữ liệu để tạo ra sức đề kháng, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, để chống lại chúng. 

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Climate Change, lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực được phát hiện là đã giải phóng một lượng khí nhà kính không thể kiểm soát được. Nếu chúng ta không đề phòng, carbon dioxide và các hóa chất độc hại khác có thể được giải phóng cùng với các virus cổ xưa chưa được biết đến trong thời đại ngày nay.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận