Tại sao bị nổi ghẻ xốn

Ghẻ xốn là một trong những bệnh da liễu có mức độ lây lan nhanh chóng hiện nay. Và ghẻ xốn có thể xuất hiện ở hầu hết các đối tượng, tuy nhiên trẻ em là đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất. Vì thế, các bậc cha mẹ hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau để biết được những cách trị ghẻ xốn hiệu quả nhất. Từ đó giúp phòng tránh và điều trị cho con em mình, cũng như chính bản thân nếu không may bị lây nhiễm ghẻ xốn nhé.

Hiểu gì về bệnh ghẻ xốn?

Ghẻ xốn là bệnh ngoài da do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra, là loại bệnh dễ mắc, tốc độ lây lan nhanh chóng trong mùa hè và nhất là ở trẻ em vì lớp da nhạy cảm và mỏng. Khi bị ghẻ sốt sẽ xuất hiện những triệu chứng ban đầu như các vết đỏ trên da nhô lên, ngứa và sau đó sẽ hình thành các bọng nước, mụn mủ.

Ghẻ xốn sẽ gây ngứa dữ dội, đặc biệt là ban đêm nên người bệnh thường hay gãi khiến da bị bong tróc, lở loét và chảy máu. Khiến bệnh dễ lây lan sang khu vực lân cận và lây sang người khác không may tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Vì thế, việc phát hiện sớm các triệu chứng của ghẻ xốn để kịp thời điều trị là việc đặc biệt quan trọng.

Triệu chứng của ghẻ xốn trong từng giai đoạn

Thông thường ghẻ xốn sẽ xâm nhập và phát triển của nhiều giai đoạn với các biểu hiện khác nhau, tương đối dễ dàng nhận biết. Cụ thể:

♦ Giai đoạn đầu: Khi ký trùng ghẻ tấn công vào cơ thể người bệnh, thì triệu chứng đầu tiên sẽ là ngứa ngáy khó chịu. Xuất hiện các cục mụn mủ trên da, mức độ ngứa ngày càng gia tăng sau một thời gian. Vào ban ngày thì ít ngứa và ngứa sẽ nhiều hơn về ban đêm.

♦ Giai đoạn sau: Ở thời điểm này, những tổn thương trên da sẽ bắt đầu xuất hiện rõ ràng và đầy đủ hơn. Như là: Những đường hang ngoằn ngoèo, màu trắng và dày chi chít trên bề mặt da; Đầu háng là mụn nước có kích thước từ 1-2mm; Cùng với đó là những vết xước da, trầu máu do gãi...

Những cách trị ghẻ xốn hiệu quả hiện nay

Nguyên tắc điều trị bệnh ghẻ xốn

Để quá trình điều trị ghẻ xốn người bệnh cần thực hiện nghiêm túc những nguyên tắc mà bác sĩ khuyến cáo như sau:

+ Việc phát hiện sớm bệnh ghẻ xốn sẽ giúp việc điều trị nhanh hơn hiệu quả hơn

+ Phát hiện một người trong gia đình bị nhiễm ghẻ xốn phải tiến hành điều trị tất cả các thành viên tiếp xúc với người bệnh

+ Bôi thuốc tại chỗ ghẻ 3 lần mỗi ngày và nên bôi đều vào buổi tối để giảm ngứa

+ Hạn chế tối đa việc gãi, chà xát vào vết ngứa có thể gây lở loét, tổn thương bề mặt da ở vị trí đó

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần bổ sung thêm kháng sinh, vitamin và vệ sinh sạch sẽ vùng nhiễm ghẻ...

Cách trị ghẻ xốn bằng thuốc tây

Đây là phương pháp điều trị ghẻ xốn được nhiều người lựa chọn vì tính tiện lợi, nhanh chóng và vô cùng hiệu quả hiện nay. Tuy nhiên thuốc điều trị ghẻ xốn cho trẻ em và người lớn tương đối khác nhau. Cụ thể:

♦ Thuốc tây trị ghẻ xốn cho người lớn

+ Thuốc Pyréthrinoid: Đây là thuốc xịt sau khi người bệnh đã vệ sinh sạch sẽ và lau khô nước. Mỗi ngày xịt 2 lần cách nhau 12 giờ.

+ Thuốc Lindane: Đây cũng là dạng thuốc xịt trị ghẻ xốn như các loại thuốc xịt khác hiện nay. Mỗi ngày xịt 2-3 lần và xịt liên tục trong 1-2 tuần.

+ Thuốc D.E.P trị ghẻ xốn: Đây là thuốc dạng kem bôi, có tính kháng khuẩn cao, có tác dụng diệt ghẻ hiệu quả. Mỗi ngày bôi 2-3 lần trong 7 ngày.

+ Thuốc Benzoat de benzyl: Đây cũng là thuốc bôi trị ghẻ xốn sau khi đã vệ sinh sạch sẽ. Mỗi ngày bôi 2 lần cách nhau tối thiểu 8 tiếng.

Thuốc ivermectine: Là thuốc điều trị ghẻ xốn tình trạng sau và có nguy cơ lây lan ra khắp cơ thể. Tuy nhiên để sử dụng ivermectine cần phải có sự chuẩn đoán của bác sĩ.

♦ Thuốc tây điều trị ghẻ xốn cho trẻ em

Việc điều trị ghẻ xốn bằng thuốc tây ở trẻ em cần phải có sự chuẩn đoán và chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn hiện nay.

+ Thuốc Spregal: Là loại thuốc xịt trị ghẻ xốn phù hợp với trẻ em, tuy nhiên không nên để thuốc dây vào mắt hay vết thương hở.

+ Thuốc Permethrin cream 5%: Là loại thuốc bôi trị ghẻ cho trẻ, nấm da và các bệnh da liễu cho trẻ em. Thuốc này phù hợp cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai.

+ Thuốc Eurax 10%: Là thuốc trị ghẻ cho trẻ em dạng bôi ngoài ra, có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng ghẻ hiệu quả. Cha mẹ nên bôi cho trẻ từ 2-3 lần trong ngày và cách nhau 6 tiếng.

+ Thuốc Cephalexine gói bột 125mg: Là kháng sinh hỗ trợ điều trị ghẻ xốn, liều lượng là 50mg/kg, mỗi ngày uống 3 lần, thời gian sử dụng liên tục trong 7-0 ngày.

Ngoài những loại thuốc trên, còn có nhiều loại thuốc tây trị ghẻ xốn cho trẻ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt, bậc cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Cách trị ghẻ xốn bằng phương pháp dân gian

Ngoài thuốc tây, có thể sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để điều trị ghẻ xốn vô cùng hiệu quả. Những nguyên liệu dễ tìm như: Lá bạch đàn, lá đơn tướng quân, lá đào, lá cỏ lào... vò nát, đun sôi với nước dùng để tắm, ngâm mang lại hiệu quả rất tốt.

Ngoài ra, có thể kết hợp các loại nguyên liệu khác như: Hạt óc chó, dầu vừng đun sôi sau đó để nguội rồi bôi vào vị trí ghẻ ngày 1-2. Hoặc sử dụng lá trầu không vò nát, cùng lá vỏ cây nhãn đun sôi với nước và bôi vào vết ghẻ ngày 2 lần sáng và tối.

Trên đây là toàn bộ thông tin về những phương pháp, cách trị ghẻ xốn hiệu quả nhất hiện nay mà chúng tôi đã chia sẻ đến cho các bạn. Tuy nhiên để quá trình điều trị có tác dụng tốt và nhanh chóng, các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyên bạn nên đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được phương pháp phù hợp nhất.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM

Ngày Đăng: 2020-10-15 - Lượt Xem:1696

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thu Hằng - Bác sĩ Da Liễu, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Bệnh ghẻ là một bệnh da liễu khá phổ biến ở nước ta. Bệnh thường xuất hiện ở vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, điều kiện vệ sinh kém, thiếu nước sinh hoạt. Tuy không gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe nhưng nếu không nhận biết các dấu hiệu bệnh ghẻ sớm và không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng: nhiễm trùng, chàm hóa, viêm cầu thận cấp.

Bệnh ghẻ được xác định lần đầu vào những năm 1600 nhưng không được xem là nguyên nhân gây bệnh ở da cho đến những năm 1700. Ước tính, có khoảng 300 triệu người trên toàn thế giới bị nhiễm bệnh ghẻ.

Bệnh ghẻ ảnh hưởng đến mọi tầng lớp trong xã hội, trong đó trẻ em và phụ nữ dễ bị nhiễm hơn. Bệnh có xu hướng lưu hành nhiều ở vùng thành thị, đặc biệt là các nơi đông đúc dân cư, điều kiện vệ sinh kém, bệnh vào mùa đông nhiều hơn mùa hè.

Tỷ lệ mắc bệnh ghẻ đã tăng lên trong hai thập kỷ qua. Ở các nước phát triển, bệnh ghẻ vẫn là một trong những bệnh da liễu phổ biến, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, chi phí điều trị cao. Sự lan truyền ký sinh trùng chủ yếu do tiếp xúc gần gũi với người mang mầm bệnh hoặc qua trung gian là các vật dụng dính trứng ghẻ, cái ghẻ.

Nguyên nhân gây bệnh là do ký sinh trùng ghẻ [Sarcoptes scabiei hominis]. Bệnh do ghẻ cái gây nên là chủ yếu, ghẻ đực không gây bệnh vì chết sau khi giao hợp.

Cái ghẻ có bốn đôi chân, kích thước khoảng 0.3 mm, rất nhỏ nên khó nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng không thể bay hay nhảy, chu kỳ sống khoảng 30 ngày ở trong và trên thượng bì. Ghẻ cái ký sinh ở lớp sừng của thượng bì, đào hang về đêm, đẻ trứng ban ngày, mỗi ngày đẻ 1 - 5 trứng, trứng sau 72 - 96 giờ nở thành ấu trùng, sau 5 - 6 lần lột xác [trong vòng 20 - 25 ngày] trở thành con ghẻ trưởng thành, sau đó bò ra khỏi hang, giao hợp và tiếp tục đào hầm, đẻ trứng mới.

Ghẻ sinh sôi nảy nở rất nhanh, với điều kiện thuận lợi: 1 ghẻ cái sau 3 tháng có thể có một dòng họ 150 triệu con. Ban đêm ghẻ cái bò ra khỏi hang tìm ghẻ đực, đây là lúc ngứa nhất [dấu hiệu ngứa vào ban đêm], dễ lây truyền nhất, vì ngứa gãi làm vương vãi cái ghẻ ra quần áo, giường chiếu...

Bệnh ghẻ chủ yếu là do cái ghẻ gây nên

Bệnh ghẻ lây do nằm chung giường, mặc quần áo chung, qua tiếp xúc da-da khi quan hệ tình dục nên có thể xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục [STD]. Bệnh có thể xuất hiện thành ổ dịch ở các đơn vị tập thể như nhà trẻ, quân đội, vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, trại giam...

Tổn thương đặc hiệu của bệnh ghẻ là luống ghẻ và mụn nước [còn gọi là mụn trai và đường hầm].

Đường hầm do cái ghẻ đào ở lớp sừng, đây là đường cong ngoằn ngoèo, dài 2-3 cm, gờ cao hơn mặt da, màu trắng đục hay trắng xám, không khớp với da. Ở đầu đường hầm có mụn nước 1 - 2 mm đường kính, đây chính là nơi cư trú của cái ghẻ. Đường hầm thường tìm thấy ở kẽ ngón tay, đường chỉ lòng bàn tay, nếp gấp cổ tay và quy đầu. Ở mụn nước nhỏ, lấy kim chích dịch ra để lộ màu xám hoặc đen, dùng kim khều sẽ bắt được cái ghẻ bám trên đầu kim.

Mụn nước sắp xếp rải rác, riêng rẽ ở vùng da mỏng như kẽ ngón tay, đường chỉ lòng bàn tay, mặt trước cổ tay, cẳng tay, nếp vú, quanh thắt lưng, rốn, kẽ mông, mặt trong đùi và bộ phận sinh dục. Ở trẻ sơ sinh, mụn nước có thể xuất hiện ở lòng bàn chân. Ở quy đầu, ghẻ có thể gây ra vết trợt được gọi là săng ghẻ, dễ nhầm với săng giang mai.

Dấu hiệu ngứa nhiều vào ban đêm vì lúc đi ngủ, cái ghẻ di chuyển gây kích thích đầu dây thần kinh cảm giác ở da và một phần do độc tố ghẻ cái tiết ra khi đào hang.

Ngứa gãi gây nhiễm khuẩn. Vết xước gãi, vết trợt, sẩn, vẩy tiết, mụn nước, mụn mủ, chốc nhọt, sẹo thâm màu, bạc màu... tạo nên hình ảnh được ví như bức tranh "khảm xà cừ" hoặc tranh "hình hoa gấm". Những tổn thương thứ phát và biến chứng nhiễm khuẩn, viêm da, eczema hoá thường che lấp, làm lu mờ tổn thương đặc hiệu và gây khó khăn cho chẩn đoán.

Bệnh nhân có dấu hiệu ngứa vào ban đêm

  • Ghẻ giản đơn: Chỉ có đường hầm và mụn nước, ít có tổn thương thứ phát.
  • Ghẻ nhiễm khuẩn: Có tổn thương của ghẻ và mụn mủ, do bội nhiễm liên cầu, tụ cầu, có thể gặp biến chứng viêm cầu thận cấp.
  • Ghẻ biến chứng viêm da, eczema hoá: Do chà xát cào gãi lâu ngày, ngoài tổn thương ghẻ còn có các đám viêm da là các đám mảng đỏ da bề mặt có mụn nước, ngứa lâu ngày sẽ thành eczema hoá.
  • Ghẻ nhiễm khuẩn có biến chứng viêm cầu thận cấp.

Phòng bệnh ghẻ tốt nhất là tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, trẻ đang mắc bệnh, không ngủ chung, không dùng chung quần, áo, chăn màn. Vệ sinh cá nhân cho trẻ hàng ngày với xà phòng, đặc biệt là ở các nếp như: Kẽ các ngón tay, bẹn, rốn...

Bác sĩ Thu Hằng đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực da liễu. Đặc biệt dày dặn kinh nghiệm trong điều trị bệnh da người lớn và trẻ em, bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh da tự miễn và hiếm gặp. Bác sĩ từng đạt các chứng chỉ, bằng đại học trong và ngoài nước như: Bằng chuyên khoa I - Da liễu, Đại học Y Hà Nội, Bằng DFMS - Da liễu, Đại học Paris XIII, Cộng hòa Pháp trước khi là bác sĩ da liễu tại khoa Nội tổng hợp bệnh viện Vinmec Hải Phòng như hiện nay.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề