Tại sao bị trĩ không đi nghĩa vụ

Bệnh trĩ có được miễn nghĩa vụ quân sự không là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ đang chuẩn bị xét duyệt nghĩa vụ quân sự. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh trĩ là bệnh lý ngày càng phổ biến hiện nay. Đối với người ở độ tuổi thanh niên, tỷ lệ mắc bệnh cũng ngày càng gia tăng. Bệnh gây đau đớn và ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, nhiều nam giới trong độ tuổi nhập ngũ có thắc mắc về vấn đề: Bệnh trĩ có được miễn nghĩa vụ quân sự không? Để có thể giải đáp vấn đề này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

  • Tìm hiểu sơ bộ về bệnh trĩ
  • Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
  • Bệnh trĩ có được miễn nghĩa vụ quân sự không?
  • Những bệnh nào được miễn đi nghĩa vụ quân sự?

Tìm hiểu sơ bộ về bệnh trĩ

Bệnh trĩ còn được còn được gọi là bệnh lòi dom, là bệnh lý phổ biến thuộc vùng hậu môn trực tràng. Bệnh là tình trạng các tĩnh mạch bị giãn quá mức ở hậu môn trực tràng và tạo thành búi trĩ. Các tĩnh mạch này bị giãn sau thời gian chịu chèn ép từ bên trong, có khả năng xung huyết, chảy máu và có khi bị sa ra ngoài, gọi là sa búi trĩ.

Tại sao bị trĩ không đi nghĩa vụ

Qua biểu hiện và dấu hiệu của bệnh, trĩ được chi là 2 loại chính:

  • Trĩ nội: Các búi trĩ hình thành ở phía trên của đường lược, chia thành 4 cấp độ và khoảng cấp độ 3 thì búi trĩ mới thực sự sa ra ngoài và không tự co lên được.
  • Trĩ ngoại: Các búi trĩ hình thành ở phía dưới đường lược, có thể nhìn thấy và cảm nhận ngay khi vừa mắc bệnh

Ngày trước, thường những người tầm 50 tuổi trở nên mới có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Nhưng hiện nay, độ tuổi mắc bệnh trĩ ngày càng trẻ hóa, do có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh trĩ từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ phổ biến là:

  • Táo bón, tiêu chảy mãn tính
  • Căng thẳng, stress
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: ăn ít rau, uống ít nước, ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ,…
  • Thói quen ngồi nhiều, ngồi lâu, đứng lâu, đi đại tiện lâu,…
  • Béo phì, thừa cân
  • Những người ít vận động
  • Người phải làm việc bê vác nặng trong thời gian dài
  • Độ tuổi ngày càng cao, các cơ đàn hồi kém, cơ quan chức năng suy giảm

Những biểu hiện thường gặp ở người mắc bệnh trĩ:

  • Chảy máu khi đi đại tiện. Mới đầu máu dính vào phân, sau nặng hơn máu có thể chảy thành tia, thành dòng. Nặng nhất là chỉ cần ngồi lâu cũng có thể chảy máu ở vùng hậu môn.
  • Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do sự tăng tiết dịch.
  • Khó chịu, đau rát vùng hậu môn.
  • Sưng vùng hậu môn.
  • Hình thành khối nhô lên từ hậu môn, có thể sa ra ngoài hoặc lồi ra khi đi đại tiện

Tại sao bị trĩ không đi nghĩa vụ

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Trĩ là bệnh lý ngày càng phổ biến hiện nay. Nếu phát hiện và điều trị sớm, bệnh hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm và không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, bệnh ngày càng nghiêm trọng thì trĩ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Những biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị bệnh kịp thời:

  • Ung thư hậu môn
  • Thiếu máu
  • Nghẹt búi trĩ
  • Tắc mạch
  • Viêm nhiễm, hoại tử hậu môn
  • Viêm nhiễm các vùng xung quanh

Chưa kể, trĩ làm chảy máu, gây đau rát, khó chịu ở vùng hậu môn, làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Không những thế, bệnh cũng khiến cho chúng ta mất tự tin trong cuộc sống, nhất là trong chuyện “chăn gối”. Chính vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu của bệnh trĩ, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị sớm. Vậy: Mắc bệnh trĩ có được miễn nghĩa vụ quân sự không?

Tại sao bị trĩ không đi nghĩa vụ

Bệnh trĩ có được miễn nghĩa vụ quân sự không?

Nếu như trước đây, đối tượng mắc bệnh trĩ là những người ở độ tuổi trung niên thì hiện nay, độ tuổi mắc bệnh trĩ đang ngày càng trẻ hóa. Cụ thể, những người trong độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Chính vì vậy, rất nhiều người phân vân về vấn đề: Người mắc bệnh trĩ có được miễn nghĩa vụ quân sự không? Bởi lẽ, người mắc bệnh trĩ có sức khỏe kém, bệnh trĩ gây đau đớn và vướng víu khi sinh hoạt thêm vào đó là chế độ luyện tập nơi thao trường có cường độ cao, nên có thể những người mắc bệnh trĩ sẽ không đáp ứng được.

Trong quy định về các trường hợp được miễn hoặc tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không đề cập đến vấn đề bệnh trĩ. Tuy nhiên, đây sẽ là một trong những điều kiện về sức khỏe để đủ kiện tham gia nghĩa vụ hoặc không. Trường hợp mắc bệnh nhẹ thì vẫn có thể đi nghĩa vụ bình thường

Theo Thông tư liên tịch số 16 giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế (16/2016/TTLT-BYT-BQP), ở mục 5 trong phụ lục có quy định về trường hợp bị bệnh trĩ và tạm hoãn nghĩa vụ quân sự khi:

  • Có từ 2 búi trĩ trở lên
  • Kích thước búi trĩ từ 0,5cm trở lên
  • Đã mổ trĩ nhưng hiện tại có thêm búi trĩ phát triển
  • Áp dụng cho cả trĩ nội và trĩ ngoại

Như vậy, để kết luận bệnh trĩ có được miễn nghĩa vụ quân sự hay không còn tùy thuộc vào kết quả kiểm tra sức khỏe xem có đạt chỉ tiêu nhập ngũ hay không. Nếu trường hợp bệnh trĩ nặng, không đủ điều kiện sức khỏe để tham gia nhập ngũ thì sẽ được miễn nghĩa vụ quân sự.

Những bệnh nào được miễn đi nghĩa vụ quân sự?

Ngoài ra, có nhiều trường hợp nam thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ nhưng lại mắc bệnh, điều kiện sức khỏe không đảm bảo để có thể nhập ngũ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đối với những trường hợp đấy, thanh niên đó sẽ được miễn đi nghĩa vụ quân sự.

Theo Thông tư số 140 của Bộ quốc phòng (140/2015/TT-BQP) về hướng dẫn thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự, các trường hợp không được gọi nhập ngũ bao gồm:

  • Cận thị 1,5 độ trở lên.
  • Nhiễm HIV/AIDS, nghiện ma túy, bệnh ung thư hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo.
  • Tâm thần, động kinh.
  • Suy tim, suy thận mãn tính.
  • Bệnh chân voi không lao động được.
  • Bệnh lao.
  • Bệnh khớp gây biến dạng teo cơ, cứng khớp.
  • Trĩ mũi gây rối loạn phát âm.
  • Run chân tay mãn tính, đi lại khó khăn.
  • Bại liệt, tàn tật.
  • Câm, điếc bẩm sinh; ngọng líu lưỡi từ bé; mù hoặc chột mắt; sứt môi (kèm khe hở miệng chưa vá); cổ bị cố tật; có bướu ở lưng.
  • Không đủ chiều cao và cân nặng theo quy định.
  • Nhiễm chất độc màu da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

[Shortcode tư vấn hậu môn]

Ngoài ra, những trường hợp thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ, sức khỏe bình thường nhưng vẫn được miễn đi nghĩa vụ quân sự:

  • Là con một trong gia đình.
  • Là lao động duy nhất trong nhà.
  • Con thương binh.
  • Có anh, chị, em ruột đang phục vụ tại ngũ.
  • Thuộc diện di dân, giãn dân trong 3 năm đầu theo dự án do UBND cấp tỉnh quyết định.
  • Đang học tập thuộc hệ đào tạo chính quy của Sở GD&ĐT.

Câu hỏi về vấn đề bệnh trĩ có được miễn nghĩa vụ quân sự không đã được trả lời chi tiết qua bài viết trên. Thanh niên trong độ tuổi 18-27 nếu đáp ứng được mọi điều kiện nhập ngũ thì đều cần tham gia nghĩa vụ quân sự để rèn luyện kỹ năng, có đủ hành trang để phục vụ và chiến đấu khi tổ quốc cần. Trong thời bình như hiện nay, việc tham gia nghĩa vụ quân sự cũng là trải nghiệm để rèn luyện sức khỏe, kỷ cương, các kỹ năng cần thiết để có thể hoàn thiện bản thân tốt hơn.

Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.

Chương trình tri ân khách hàng tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng với nhiều ưu đãi đặc biệt:

  • Miễn phí 100k chi phí khám ban đầu.
  • Giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật.
  • CHỈ 150K nội soi hậu môn – trực tràng.

Áp dụng cho bệnh nhân đặt lịch trước và đến khám từ ngày 01/10 – 31/12/2021

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.

Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng – 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.