Tại sao cài máy in rồi mà không in được

Hướng dẫn sửa lỗi máy in nhận lệnh nhưng không in.

1. Kiểm tra lại cáp kết nối máy in

Cáp kết nối là một trong những vấn đề đầu tiên mà bạn cần phải kiểm tra nếu như máy in nhận lệnh nhưng không in, đơn giản là cáp đó quá cũ hoặc cáp đó bị các tác động vật lý như kéo, dẫm lên rất có thể gây đứt mạch bên trong khiến việc truyền tải dữ liệu từ file in ra máy in bị chậm hoặc có vấn đề là máy in nhận lệnh nhưng không in.

Thực chất chúng ta không thể kiểm tra được trực tiếp cáp hỏng hay không mà thay vào đó hãy kiếm thêm 1 sợi dây cáp tương tự như vậy và cắm vào thay thế, nếu sợi đây cáp mới chạy tốt, máy in không có vấn đề gì thì chắc chắn là do cáp đang sử dụng có vấn đề.

2. Có quá nhiều lệnh in trong máy

Vấn đề này rất hay xảy ra trong mỗi trường làm việc văn phòng khi mà 5 đến 6 người, thậm chỉ cả chục người cùng chung nhau một cái máy in. bạn hãy tưởng tượng có đến gần chục lệnh in, cũng có thể hơn do nhiều người in nhiều file một lúc được chuyển đến máy in và chưa kể đến các file nặng nhẹ khác nhau cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng máy in nhận lệnh nhưng không in. Để khắc phục tình trạng trên bạn hãy làm theo hướng dẫn dưới đây.

Bước 1: Mở Menu Start lên gõ tìm kiếm "control panel " và truy cập vào mục này.

Bước 2: Trong Control Panel bạn truy cập tiếp vào phần View devices and printers .

Bước 3: Tại đây bạn chọn máy in đăng dính lỗi máy in nhận lệnh nhưng không in và click chuột phải >See what's printings .

Bước 4: Sau khi mở trạng thái máy in lên bạn nhấn vào Cancel All Documents để xóa toàn bộ lệnh in có trên máy in nhé.

3. Máy in đang ở chế độ offline

Vì một vài tiến trình của máy in cũng như hệ điều hành xung đột với nhau gây nên tình trạng máy in bị đặt về trạng thái Offline, bạn đọc hãy làm theo các bước ở trên và sau đó trong mục Printer bạn bỏ tích dấu Use Printer Offline đi là được nhé.

4. Khởi động lại máy in.

Nếu như bạn chẳng biết nguyên nhân do đâu thì khởi động lại máy in chính là sự lựa chọn sáng suốt nhất. Ở đây Taimienphi.vn muốn nói đến 2 cách mà bạn nên áp dụng là khỏi động lại máyin bằng cách tắt, bật nguồn trên thiết bị để sửa máy in nhận lệnh nhưng không in. Và cách thứ 2 là khởi động lại tiến trình máy in trên Windows bằng hướng dẫn dưới đây.

Bước 1: Click chuột phải vào góc trái màn hình để kích hoạt Power Menu sau đó chọn Powershell dạng Admin nhé.

Lưu ý: Với các máy Windows 7 hoặc Windows 10 không có Powershell thì bạn chỉ cần gõ tìm kiếm "cmd" và click chuột phải vào Command Prompt chọn Administrator để bật Command Prompt chế độ quyền quản trị.

Bước 2: Vào trong giáo diện Powershell / Command Prompt bạn gõ lệnh "net Stop Spooler " để dừng tiến trình trên máy in lại.

Nếu có thông báo The Print Spooler service was Stopped successfully tức là chúng ta đã dừng thành công.

Bước 3: Ngay sau đó lại bật lại tiến trình này lên bằng cách nhập lệnh "net Start Spooler " rồi Enter nhé.

Sau công đoạn này bạn sẽ in trở lại bình thường và tình trạng máy in nhận lệnh nhưng không in sẽ không còn.

Qua các cách trên hy vọng bạn đọc sẽ xem và ghi nhớ chúng, qua đó có thể biết thêm được nhiều phương pháp sửa lỗi máy in chứ không riêng gì việc máy in nhận lệnh nhưng không in cả khi tiến hành in qua mạng LAN các bạn nhé

Ngoài ra Taimienphi.vn còn gửi đến bạn đọc thêm một bài viết rất hay nói về sửa lỗi máy in không nhận lệnh in. Nguyên nhân của lỗi này ra sao cũng như cách sửa lỗi máy in không nhận lệnh in của ngay tại liên kết này nhé.

  • Sửa lỗi máy in ra lệnh nhưng máy không in
  • Cách sửa lỗi máy in không nhận lệnh in trên máy tính
Bạn thường cài đặt để in qua mạng Lan, tuy nhiên vào một lúc nào đó, máy in của bạn đang hoạt động bình thường và bạn nhấn lệnh in tiếp theo thì đột nhiên máy in nhận lệnh nhưng không in và cứ thế cứ thế mãi, vậy làm thế nào để khắc phục lỗi máy in nhận lệnh nhưng không in và tại sao lại như vậy, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Khắc phục lỗi đèn máy in nhấp nháy hoặc không sáng Sửa lỗi máy in bị offline trên Mac Cách sửa lỗi máy in Brother thường gặp Word - Khắc phục lỗi khi in văn bản in từ cuối trang lên đầu trang Cách sửa lỗi máy in ra ký tự lạ, lỗi font chữ Cách reset máy in Xerox, sửa lỗi máy in Xerox không in được

Cách sửa máy in không nhận lệnh in trên máy tính

1. Để Windows tự sửa lỗi máy in không nhận lệnh in

Để sửa lỗi máy in không nhận lệnh in chúng ta sẽ để cho Windows tự chuẩn đoán và tự sửa lại mọi thứ. Đôi khi cách này rất bao quát lại hiệu quả, việc sử dụng cũng dễ dàng.

Bước 1: Mở StartMenu lên gõ Control Panel và truy cập vào kết quả hiển thị ra.

Bước 2: Trong Control Panel bạn tìm kiếm tiếp View devices and printers và nhấn đúng vào phần này.

Bước 3: Tại đây bạn sẽ thấy danh sách một loạt máy in có trong mạng máy tính mà bạn đã kết nối đến, chúng ta chỉ cần click chuột phải loại máy in cần sửa lỗi máy in không nhận lệnh in > chọn Troubleshoot.

Bước 4: Tiếp đó hãy để cho tự hệ thống Windows check và kiểm tra lại toàn bộ quy trình một cách hoàn toàn tự động.

Bước 5: Khi có xuất hiện thông báo người sử dụng chỉ cần nhấn vào Apply this fix để sang bước tiếp theo.

Bước 6: Khi có thông báo màu xanh việc sửa lỗi máy in không nhận lệnh in sẽ hoàn tất. Lưu ý lỗi của bạn có thể hiển thị khác với ảnh của chúng tôi, tùy vào lỗi bạn mắc phải.

2. Lỗi do dây cáp kết nối

Trường hợp do dây cáp kết nối của bạn có thể dây cáp bị hư hại, bị đứt ngầm do các tác động về vật lý. Cáp kết nối là một trong những vấn đề mà bạn cần phải kiểm tra vì có thể là do cáp đó cũ hoặc cáp đó bị các tác động vật lý như kéo, dẫm lên rất có thể gây đứt mạch bên trong khiến việc truyền tải dữ liệu từ file in ra máy in bị chậm hoặc có vấn đề là máy in nhận lệnh nhưng không in.

Thực chất chúng ta không thể kiểm tra được trực tiếp cáp hỏng hay không mà thay vào đó hãy kiếm thêm 1 sợi dây cáp tương tự như vậy và cắm vào thay thế, nếu sợi đây cáp mới chạy tốt, máy in không có vấn đề gì thì chắc chắn là do cáp đang sử dụng có vấn đề.

3. Lỗi chưa bật nguồn máy in

Đây là nguyên nhân nghe có vẻ vô lý nhưng tình trạng này nếu bạn làm văn phòng rất hay xảy ra, đôi khi chỉ là do chưa bật máy, chưa cắm nguồn hoặc cũng có thể dây cắm vừa bị rời ra khỏi máy in. Hãy kiểm tra cẩn thận các kết nối về điện trước khi tìm hiểu các bộ phận khác.

4. Khởi động lại máy in và máy tính

Giống như trường hợp máy tính hay điện thoại gặp lỗi, cách khởi động lại thiết bị thường khắc phục sự cố hiệu quả và đối với lỗi máy in không nhận lệnh in cũng vậy, phương pháp đầu tiên mà bạn nên áp dụng là khởi động lại máy in. Rất có thể cách làm đơn giản đó sẽ giải quyết được sự cố ngay lập tức mà bạn không cần phải áp dụng các giải pháp khác.

Bạn có thể khởi động lại máy in bằng cách ấn vào nút nguồn trên máy in và chờ đợi vài phút. Sau đó, bạn bật nút nguồn và thử xem lỗi đã được khắc phục hay chưa. Ngoài ra, bạn cũng nên khởi động lại máy tính của mình để làm mới các dịch vụ và thành phần cần thiết trong giao tiếp giữa máy in và PC của bạn để tránh xung đột phần mềm.

5. Có quá nhiều lệnh in trên máy tính

Máy in bị kẹt lệnh in do có quá nhiều lệnh in trên máy tính cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn gặp phải sự cố in ấn. Điều này thường xảy ra khi máy tính được sử dụng bởi nhiều người cùng một lúc. Việc có quá nhiều lệnh in làm máy in không load được và dẫn đến lỗi. Trong trường hợp này, bạn cần hủy bỏ bớt lệnh in trên máy tính.

Đôi khi, việc xóa một lệnh in sẽ làm cho máy in của bạn hoạt động bình thường trở lại và mọi lệnh in khác trong hàng đợi có thể diễn ra mà không gặp sự cố. Bạn hủy bỏ bớt lệnh in hoặc hủy toàn bộ lệnh in với các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Bạn nhập từ khóa Control Panel vào công cụ tìm kiếm trên thanh Taskbar và click vào kết quả tìm kiếm.
Bước 2: Trong cửa sổ Control Panel, bạn nhấp chuột vào tùy chọn Devices and Printers.

Bước 3: Trong cửa sổ Devices and Printers, bạn click chuột phải vào máy in đang gặp lỗi và chọn See what's printing để mở danh sách các tài liệu đang chờ in.

Bước 4: Nếu một tài liệu gây ra sự cố và bạn có nhiều tài liệu trong hàng đợi, thì thường là tài liệu hay lệnh in sớm nhất bị kẹt. Lúc này, bạn click chuột phải vào tài liệu đó và chọn Restart để khởi động lại lệnh in, hoặc chọn Cancel và click Yes để hủy lệnh in này.

Nếu tài liệu đã bị hủy nhưng máy in vẫn không hoạt động, bạn nên thử xóa hết toàn bộ lệnh in trong hàng chờ bằng cách click vào tùy chọn Printer nằm ở góc trên bên trái cửa sổ hiển thị danh sách các tài liệu đang chờ in và chọn Cancel All Documents.

Tất cả các tài liệu trong hàng đợi sẽ biến mất và bạn có thể thử in một tài liệu mới để xem nó có hoạt động không.

Ngoài ra, trên Windows 10, bạn cũng có thể truy cập danh sách các tài liệu đang chờ in bằng cách nhập từ khóa Printers & scanners vào công cụ tìm kiếm trên thanh Taskbar và click vào kết quả tìm kiếm. Sau đó, bạn chọn máy in đang gặp sự cố và click chọn Open queue.

6. Máy in đang ở trạng thái Offline

Nếu máy in ở trạng thái Offline, công việc in ấn sẽ không được thực hiện. Để đưa máy in về trạng thái hoạt động, bạn truy cập danh sách các tài liệu đang chờ in theo hướng dẫn ở Cách 2 như được chia sẻ ở trên. Sau đó, trong cửa sổ hiển thị danh sách các tài liệu đang chờ in, bạn click chọn Printer và bỏ tích ở tùy chọn Use Printer Offline. Cuối cùng, kiểm tra xem máy in đã nhận lệnh in hay chưa.

7. Lỗi do IP trên máy in

Đôi khi do mất điện, hoặc mất mạng một lúc hoặc có khi là do máy bạn vừa cài lại được cập nhật IP mới, mọi chia sẻ về kết nối sẽ bị thay đổi do IP thay đổi, dẫn đến việc người khác không thể truy cập máy in để in ấn. Điều bạn cần làm lúc này là chia sẻ lại máy in cho người xung quanh. Trong trường hợp bạn không phải là máy chủ thì cần phải liên hệ với người đang là chủ máy in. Để chia sẻ máy in, bạn thực hiện theo hướng dẫn mà Taimienphi.vn đã chia sẻ trong bài viết dưới đây:

Tải ngay: Cách chia sẻ máy in trong mạng LAN

8. Chọn sai máy in

Một máy tính có thể kết nối với nhiều máy in cùng một lúc. Vì vậy, lúc in, rất có thể bạn đã chọn sai máy in, dẫn đến việc không in được tài liệu và điều này khiến bạn nhầm tưởng máy in không nhận lệnh. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần kiểm tra lại máy in và chọn máy in cho đúng.

9. Khởi động lại dịch vụ Print Spooler

Print Spooler là dịch vụ giúp máy tính Windows của bạn tương tác với máy in và sắp xếp các lệnh in trong hàng đợi. Một số vấn đề về in ấn và giao tiếp giữa máy in và máy tính có thể là do Print Spooler gặp sự cố. Trong một số trường hợp, việc khởi động lại dịch vụ Print Spooler có thể giải quyết những vấn đề này. Để khởi động lại dịch vụ Print Spooler, bạn có thể thực hiện theo 2 cách sau:

Cách 1: Sử dụng ứng dụng Services

Bước 1: Bạn gõ từ khóa services vào công cụ tìm kiếm trên thanh Taskbar và click vào ứng dụng Services từ kết quả tìm kiếm.
Bước 2: Tiếp theo, bạn tìm Print Spooler từ danh sách các dịch vụ ở bảng phía bên phải.

Bước 3: Bạn click chuột phải vào Print Spooler và chọn Stop để vô hiệu hóa dịch vụ.

Bước 4: Sau đó, bạn click chuột phải vào Print Spooler một lần nữa và chọn Start để kích hoạt lại dịch vụ.

Cách 2: Sử dụng Command Prompt

Bước 1: Bạn nhập từ khóa Run vào công cụ tìm kiếm trên thanh Taskbar và click vào Run từ kết quả tìm kiếm.
Bước 2: Trong hộp thoại Run, bạn gõ lệnh Cmd và nhấn Enter.

Bước 3: Trong cửa sổ Command Prompt, bạn gõ lệnh Net stop spooler và nhấn Enter để dừng dịch vụ in. Sau đó, bạn gõ tiếp lệnh Net start spooler và nhấn Enter để kích hoạt lại dịch vụ in.

Trên đây là các cách khắc phục lỗi máy in không nhận lệnh in trên máy tính đơn giản, dễ thực hiện. Do không biết chính xác nguyên nhân gây ra sự cố này là gì, bạn nên áp dụng lần lượt từng phương pháp được Taimienphi.vn chia sẻ trong bài viết và kiểm tra xem cách làm nào hiệu quả đối với trường hợp của bạn

Như vậy qua bài viết trên chúng ta đã biết được thêm cách sửa lỗi máy in không nhận lệnh in, qua đó bạn đã biết thêm về các cách sửa lỗi khi máy in gặp vấn đề cho dù nó là lỗi máy in không nhận lệnh in hay máy in nhận lệnh nhưng không in đều có thể sửa chữa được.

Trường hợp khi máy đã in, mà bạn phát hiện ra mình còn thiếu nội dung thì có thể hủy lệnh in ngay lập tức được không, đây là câu hỏi có rất nhiều bạn hiện nay, câu trả lời là có, việc hủy lệnh in ngay lập tức có nhiều cách khác nhau để thực hiện, nếu bạn không chuyên sâu thì việc tắt máy in sẽ là biện pháp tốt nhất.

Bên cạnh đó nếu chưa biết cách cài Driver cho máy in Canon 2900 bạn có thể tham khảo bài hướng dẫn trong bài viết dưới đây và làm theo hướng dẫn nhé.

Tìm hiểu ngay: Cách cài Driver Canon 2900 trên máy tính
  • Cách sửa máy in bị kẹt giấy
  • Top 5 máy in tốt nhất cho Mac hiện nay
Trong quá trình sử dụng máy in, rất nhiều người đã gặp phải lỗi máy in không nhận lệnh in trên máy tính khiến cho công việc của bạn bị gián đoạn. Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi máy in không nhận lệnh như thế nào? Hãy cùng Taimienphi.vn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Khắc phục lỗi máy in Canon LBP 2900 không in đều mực Máy in Canon 2900 không in được Cách sửa lỗi máy in Canon thường gặp, bị treo, kẹt giất, nháy đèn Cách Reset máy in Canon Máy in Canon 2900 bị tràn mực Máy in Canon 2900 in bị mờ

Nguyên nhân máy in không nhận lệnh in và cách sửa

Đôi khi máy tính bị lỗi win cũng làm ảnh hưởng đến quá trình in ấn, làm cho máy in không nhận lệnh in. Cần cài lại win máy tính trong trường hợp này.

Sau khi đã hoàn thành các thủ trước khi in, chọn lệnh in trên hệ điều hành để in nhưng máy in lại im re, không thấy bất cứ dấu hiệu nào cho thấy là máy in hoạt động hay không? Có nghĩa là máy của bạn đã không nhận lệnh in. Lỗi này thông thường xuất phát từ 2 nguyên nhân chính là do cáp kết nối giữa máy in và máy tính gặp vấn đề [đây là lỗi phần cứng của dây cáp], hoặc do phần mềm kết nối gặp vấn đề [đây là lỗi phần mềm điều khiển máy in]. Lỗi máy in không nhận lệnh in khác so với máy in không in được, máy in báo đèn xanh, đèn đổ,….

Do đó, bạn cần phải biết nguyên nhân và sửa chữa máy in hợp lí để việc in không bị gián đoạn.

Một số nguyên nhân và cách khắc phục lỗi máy in không nhận lệnh in

- Lỗi driver hoặc cài chưa đúng driver:

Nếu nguồn máy in vẫn bật, tín hiệu đèn xanh ready đã sẵn sàng, mà máy in không nhận lệnh in, tiếp theo bạn hãy kiểm tra xem máy in đã được cài driver chưa, hoặc đã cài nhưng driver bị lỗi. Nếu bị lỗi cần down lại phần mềm và cài lại driver cho máy in. Để kiểm tra được điều này các bạn nhìn ở góc nếu là hệ điều hành windows 7 bạn chỉ cần vào Start => Dvices and Printer. 1 cửa sổ sẽ hiện lên tất cả máy in các bạn đã cài đặt và có thể dùng, nếu kiểm tra không thấy máy in bạn đang sử dụng thì chắc chắn do bạn đã chưa cài đặt driver hoàn chỉnh.

- Lỗi win:

Đôi khi máy tính bị lỗi win cũng làm ảnh hưởng đến quá trình in ấn, làm cho máy in không nhận lệnh in. Cần cài lại win máy tính trong trường hợp này

- Lỗi cáp kết nối:

Nếu đã có xuất hiện biểu tượng máy in và dấu check màu xanh [đối với win 7] thì máy in đã sẵn sàng in và driver đã hoàn chỉnh, bạn hãy kiểm tra dây cáp kết nối từ máy tính vào máy in xem có kết nối được không.

- Lỗi nguồn do chưa bật nguồn máy in: Đôi khi bạn cũng quên chưa bật nguồn máy in, hãy kiểm tra lại chắc chắn rằng máy in đã được bật nguồn và sẵn sàng in. Nếu đã kết nối ổ điện, đã bật nguồn mà máy in không lên nguồn, trường hợp này có thể nguồn máy in đã bị cháy, cần mang đi sửa chữa mới khắc phục được.

Đó là một số lỗi và cách khắc phục. Nếu trong quá trình sử dụng máy in gặp các vấn đề khác mà không tự khắc phục bạn nên tìm đến kỹ thuật của cơ sở sửa máy in uy tín. Liên hệ cơ sở sửa máy in uy tín theo số hotline0466.867.485 để được khắc phụckịp thời.

Kiểm tra một số vấn đề cơ bản

Khi tình trạng này xảy ra, việc làm đầu tiên bạn cần phải kiểm tra các vấn đề cơ bản. Vì những điều này người ta thường chủ quan và dễ dàng bỏ qua.
Do đó, bạn hãy kiểm tra các vấn đề cơ bản như sau và tìm cách khắc phục ngay.

  • Máy in được cắm vào nguồn điện chưa?
  • Máy in đã được kích hoạt chưa hay nguồn máy in có bị cháy không?
  • Máy in đã kết nối với máy tính chưa?• Kiểm tra xem giấy in có bị kẹt trong máy hay không?
  • Kiểm tra xem giấy và mực in còn không?

Đối với máy in được kết nối qua mạng

Nếu trước đây, chúng ra thường sử dụng những loại máy in được nối trực tiếp với máy tính.
Thì ngày nay nhiều nhà sản xuất đã cho ra đời các loại máy in không dây từ HP, Epson, Brother,…với nhiều tiện ích, giúp dễ dàng chia sẻ máy in với nhiều thiết bị khác như điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop hay máy tính để bàn, máy tính xách tay.
Bên cạnh mặt thuận lợi thì việc máy tính kết nối qua mạng cũng mang đến những khó khăn nhất định khi xảy ra sự cố máy in không in được.Sau đây là những cách để khắc phục hiện tượng này.

Khởi động lại mọi thứ

Dù bạn sử dụng áy in không dây hay máy in có dây thì chúng đều dựa vào mạng tư nhân [home private].
Trong đó, bao gồm các thành phần khác nhau như: máy in, máy tính, thiết bị định tuyến, modem để kết nối với Internet, điểm truy cập không dây và 1 số thiết bị bổ sung liên kết với nhau,…
Các thiết bị của bạn cho dù được cấu hình như thế nào, thì những thành phần này đều tương tác với nhau.Do đó, khi có một thiết bị bị treo, sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình hoạt động. Vì thế mà máy in không in được.
Để fix lỗi này, bạn hãy kiểm tra và khởi động lại tất cả các thiết bị, tuyệt đối không được cài đặt thiết bị về dạng mặc định để đảm bảo quá trình hoạt động của máy, sau đó bạn hãy thử thực hiện việc in tài liệu như cũ.

Kiểm tra địa chỉ IP mạng

Đối với máy in kết nối qua mạng, để truy cập vào trang quản trị, loại kết nối mạng và các thông tin bổ sung khác thường sẽ hiện thị các thông tin về cách máy in được kết nối với mạng.
Bao gồm đường dẫn ULR hay đại chỉIP. Tham khảo hướng dẫn sử dụng máy in để biết chi tiết cách thực hiện in trực tiếp từ máy in.
Để xác nhận máy in đã được kết nối với mạng Internet, bạn có thể kiểm tra bằng cách kiểm tra địa chỉ IP.
Nếu địa chỉ IP giống với địa chỉ mạng của máy in thì có nghĩa máy của bạn đã được kết nối mạng. Nếu máy in không thể kết nối với mạng hoặc đang sử dụng địa chỉ IP tự gán thì địa chỉ IP sẽ bắt đầu bằng 169.

Cài đặt hoặc cấu hình lại driver mạng cho máy in

Cài đặt Driver cho máy in khi bị lỗi không nhận được lệnh in

Khi máy in kết nối với mạng, bạn nên cài đặt hoặc cấu hình lại driver mạng cho máy in. Đây là lỗi thường gặp nhất, vì vậy các bạn cần kiểm tra cẩn thận lỗi driver.
Để kiểm tra lỗi này các bạn hãy nhìn ở phần góc dưới. Nếu bạn đang sử dụng hệ điều hành windows 7, bạn vào ngay phần Start => Chọn Dvices and Printer, sẽ xuất hiện cửa sổ hiện lên tất cả các loại máy in mà bạn đã cài đặt và có thể sử dụng.
Nếu bạn kiểm tra không thấy máy in đang sử dụng, có nghĩa chiếc máy in của bạn chưa được cài đặt driver hoặc driver đã bị lỗi hoặc driver cài đặt không tương thích với máy in đó.
Lỗi này được khắc phục bằng cách kiểm tra xem nguyên nhân do đâu mà ra. Nếu chưa cài đặt driver bạn cần tiến hành khắc phục ngay những lỗi này.
Đối với trường hợp driver bị lỗi, bạn hãy down lại phần mềm driver khác và tiến hành cài lại driver cho máy in.

Định lại cấu hình cài đặt mạng cho máy in

Đối với tình trạng vẫn không thể kết nối mạng với máy in do lỗi cấu hình máy. Bạn hãy thử tắt máy in và ngắt kết nối mạng, sau đó cài đặt lại máy in theo hướng dẫn ban đầu có ghi trong sách.
Trong quá trình cài đặt, hãy nhớ giữ một bản ghi [record] của bất kỳ máy in hoặc mật khẩu mạng để khi cần có thể sử dụng.
>>>XEM THEM BÀI VIẾT: Thuyết ngũ hành tại sao kim sinh thủy

Giải pháp sửa lỗi máy in nhận lệnh nhưng không in nhanh chóng

28502 Views
Thông thường khi sử dụng máy in chúng ta sẽ gặp phải một số sự cố, một trong những sự cố thường gặp là máy in nhận lệnh nhưng không in được. Những sự cố này nếu bạn biết được nguyên nhân thì hoàn toàn có thể tự khắc phục được.

Video liên quan

Chủ Đề