Tại sao cây trầu bà bị vàng lá

Trầu bà đế vương khi trồng làm cảnh trong nhà đôi khi sẽ gặp tình trạng cây bị vàng lá, héo lá hay cháy lá. Nếu bạn cũng đang gặp tình trạng này thì cũng không cần phải quá lo lắng vì đôi khi trường hợp vàng lá này là bình thường. Trong bài viết này, Khu Vườn Xanh sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về tình trạng cây trầu bà đế vương bị vàng lá, cháy lá để các bạn biết cách xử lý cụ thể khi gặp phải.

Trầu bà đế vương

Cây trầu bà đế vương bị vàng lá

Trầu bà đế vương bị vàng lá đôi khi là hiện tượng tự nhiên của cây như lá bị già hay do thay đổi thời tiết đột ngột nên cây bị vàng lá. Ngoài ra, cây vàng lá cũng có thể do cây bị sâu bệnh hoặc cây đang chết dần. Dù gặp phải trường hợp nào thì các bạn cũng cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và có cách khắc phục kịp thời thì cây sẽ hồi phục sau một vài tuần chăm sóc. Các trường hợp cây bị vàng lá có thể kể ra như sau:

1. Trầu bà đế vương bị úng nước

Cây trầu bà đế vương bị úng nước là tình trạng thường gặp khi các bạn chăm sóc cây không đúng cách. Khi cây bị úng nước lâu ngày sẽ khiến rễ cây bị hư thối làm cây không hút được dinh dưỡng cũng như nước làm lá chuyển sang màu vàng.

Để khắc phục tình trạng cây trầu bà đế vương bị vàng lá do úng nước, các bạn hãy cắt hết lá vàng sau đó kiểm tra tình trạng đất và rễ cây. Nếu đất không còn tơi xốp thì bạn cần thay đất cho cây. Kiểm tra rễ cây bị hư thối nhiều hay ít, dùng kéo cắt hết các rễ bị hỏng sau đó trồng lại cây. Nếu rễ cây bị hỏng nhiều các bạn có thể dùng thuốc kích rễ để cây hồi phục nhanh hơn.

2. Trầu bà đế vương bị thiếu nước

Cây trầu bà đế vương cũng như nhiều loại cây cảnh khác, khi cây bị thiếu nước thì cây sẽ bị héo rũ và dần bị vàng lá. Tình trạng này kéo dài cây có thể bị chết. Nguyên nhân này ít khi gặp phải vì cây cảnh thường được chăm sóc thường xuyên. Tuy vậy, có không ít bạn do quên hoặc bỏ cây không chăm sóc dẫn đến cây bị thiếu nước.

Để khắc phục tình trạng cây bị vàng lá do thiếu nước các bạn chỉ cần cắt hết các lá bị vàng sau đó tưới nước cho cây là được. Chú ý khi tưới cây thì tưới vừa phải, sau khoảng nửa ngày cây sẽ tươi trở lại. Không nên tưới đẫm nước sẽ làm cây bị sốc.

Cây trầu bà đế vương vàng

3. Cây bị thay đổi môi trường sống đột ngột

Cây trầu bà đế vương sống tốt ở môi trường mát mẻ có bóng râm, độ ẩm cao nên bạn có thể trồng cây được ở ngoài trời hay trong nhà. Tuy nhiên, nếu bạn đang trồng cây ngoài trời sau đó lại mang vào trong nhà trồng hoặc ngược lại thì cây sẽ bị thay đổi môi trường sống đột ngột dẫn đến vàng lá.

Để khắc phục tình trạng này, các bạn chỉ cần cắt các lá vàng sau đó cho cây thích nghi dần với môi trường sống mới là được. Nếu bạn đang trồng cây ngoài trời muốn cho cây vào trong nhà thì nên cho cây vào trong nhà 3 ngày lại cho cây ra ngoài 3 ngày. Tăng dần thời gian cây ở trong nhà và giảm thời gian cho cây ra ngoài để cây quen dần với môi trường trong nhà. Sau này bạn có thể cho cây ở trong nhà cả tuần và chỉ cần cho cây ra ngoài phơi nắng 2 – 3 tiếng mỗi tuần là được.

Cây trầu bà đế vương cũng có thể gặp phải sâu bọ phá hoại như nhện đỏ. Thông thường cây bị sâu bọ côn trùng phá hoại sẽ xuất hiện những đốm nhỏ vàng trên lá sau đó lan dần ra khiến lá bị vàng nhanh chóng.

Gặp trường hợp bị sâu bọ côn trùng phá cây, các bạn hãy cắt bỏ hết các lá bị vàng, dùng nước muối lau sạch bề mặt toàn bộ lá cây để diệt sạch các mầm bệnh còn sót lại. Bạn cũng có thể mang cây ra ngoài sân sau đó dùng bình xịt côn trùng xịt toàn bộ cây để diệt sâu bọ.

Cây trầu bà đế vương vàng

5. Cây thiếu ánh sáng

Cây trầu bà đế vương bị vàng lá cũng có thể do cây bị thiếu ánh sáng. Trường hợp này thường xảy ra khi các bạn đặt cây ở những góc nhà cho gọn và không mang cây ra ngoài phơi nắng hàng tuần. Do thiếu ánh sáng nên cây sẽ không được xanh tốt và lâu ngày lá sẽ chuyển vàng.

Để khắc phục trường hợp này, các bạn chỉ cần cho cây ra nơi có nhiều ánh sáng hơn trong phòng. Ngoài ra, bạn hãy cho cây ra ngoài trời vào buổi sáng sớm hàng ngày vào khoảng 6 – 9 giờ để cây hồi phục sức sống. Sau 1 – 2 tuần cây sẽ xanh tốt trở lại. 

6. Trầu bà đế vương bị vàng lá tự nhiên

Cây trầu bà đế vương bị vàng lá còn có thể do lá đó lá những lá già. Việc những lá già bị vàng là hết sức bình thường nên trường hợp này các bạn không cần phải lo lắng mà chỉ cần cắt bỏ những lá đó đi là được. Ngoài việc lá bị già nên chuyển màu vàng thì có một trường hợp khác lá cây cũng vàng tự nhiên. Trường hợp này bạn sẽ gặp ở cây trầu bà đế vương vàng, những lá non của loại cây này có màu vàng tươi nhìn rất bắt mắt, đây là màu lá chứ không phải do lá bị vàng.

Cây trầu bà đế vương vàng

Với những thông tin trên, các bạn đã biết nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trầu bà đế vương bị vàng lá. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy để lại comment để được giải đáp cụ thể hơn.

[ PHUNUTODAY ] - Nhiều bạn yêu thích loại cây này nói rằng khi chăm sóc rất dễ bị vàng lá, ảnh hưởng đến mỹ quan, phong thủy. Vì vậy, hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn một mẹo hay để chăm sóc cây trầu bà sao cho nó không bị vàng lá, quanh năm xanh tốt.

Mẹo giúp lá trầu bà xanh tươi

Có nhiều nguyên nhân khiến lá trầu bà màu xanh dễ bị vàng, lúc này chúng ta có thể đổ một ít nước này vào để cải thiện sức đề kháng cho cây. Loại này là nước đường, có thể dùng cả đường trắng và đường nâu để tưới hoa sau khi pha với nước theo tỷ lệ 1:100. Tưới nước đường có thể nâng cao sức đề kháng của hoa, thúc đẩy sự phát triển của cây, giúp cây luôn xanh tốt.

Đối với tình trạng cây trầu bà đã vàng lá ta chỉ cần cho nước đường vào bình, xịt phun sương cho lá bị vàng lá, mỗi ngày phun 1 lần, liên tục 4 - 5 ngày tình hình sẽ được cải thiện. Nhưng có một nhược điểm của việc sử dụng nước đường là nó có thể thu hút côn trùng, vì vậy khi sử dụng phương pháp này mọi người nên để ở nơi thông thoáng.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
Ánh sáng có thể khiến cây trầu bà lá xẻ bị vàng lá

Khi trồng loại cây này trong nhà, tốt nhất bạn nên tìm điểm sáng nhất có thể chiếu cho cây. Nơi đủ ánh sáng chính là điều kiện tốt cho cây phát triển. Hãy cẩn thận trong mùa hè để cây không bị quá nhiều ánh nắng mặt trời buổi chiều chiếu vào. Điều này có thể khiến cây bị cháy xém vì nắng nóng.

Việc tưới nước quá mức cho cây trầu bà sẽ dẫn đến thối rễ, làm đen lá và có thể làm chết cây. Nhưng nếu bạn quên tưới cây trong một hoặc hai tuần sẽ có thể khiến cây khô héo. 

Phân bón

Trầu bà lá xẻ là một loại cây phát triển rất nhanh. Điều này một phần la nhờ ứng dụng phân bón lỏng thường xuyên. Trong thời gian ấm áp hơn trong năm, mùa xuân và mùa hè, bạn có thể thêm một ít phân bón vào mỗi chu kỳ tưới nước thứ hai. Nếu bạn thấy cây của bạn vẫn phát triển trong mùa đông. Bạn nên pha loãng phân bón của mình xuống một nửa. Và tiếp tục sử dụng nó trong khoảng thời gian ít đều đặn hơn.

Cây trầu bà leo cột chắc hẳn khá thân quen với những người chuộng cây nội thất. Tuy được biết đến là loại cây rất dễ chăm sóc nhưng cũng cần phải có cách chăm sóc để đảm bảo cây trầu bà leo cột luôn xanh tốt khỏe mạnh.

Đặc điểm của cây trầu bà leo cột


 

Cây trầu bà leo cột

Cây trầu bà leo cột có tên khoa học là Epipremnum aureum hay còn có tên vạn niên thanh leo cột. Cây sống lâu năm được trồng làm cây nội thất có khả năng chịu bóng. Cây có thân dạng leo, thân lá phát triên tốt, cây sử dụng rễ khí sinh để bám vào cột. Cây không yêu cầu chăm sóc nhiều. Được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế cảnh quan

Điều kiện sinh trưởng của cây trầu bà leo cột

Ánh sáng: Cây ưa bóng, ưa bóng bán phần. Cây không chịu được ánh sáng toàn phần, khi đặt cây tại vị trí có ánh sáng gắt cây dễ bị vàng khô lá.

Nhiệt độ: : thích hợp 15-30 độC. Cây không chịu được lạnh dưới 10 độC.

Độ ẩm: Cây ưa ẩm. Cây rất kị khô hạn, khô hạn làm cây bị héo rũ, khô hạn lâu sẽ khiến cây bị chết.

Đất trồng: Cây không kén đất nhưng là loại cây ưa ẩm nên yêu cầu đất tơi xốp có khả năng giữ ẩm. Có thể sử dụng trấu hun, xơ dừa, xỉ than để tạo độ xốp và thoáng khí cho đất.

Cách chăm sóc cây trầu bà leo cột

  • Về ánh sáng, Cây cần đặt tại vị trí cửa sổ, cửa kính nhận ánh sáng mặt trời gián tiếp, hoặc dưới đèn điện được chiếu sáng 6-8 tiếng/ngày. Khi cây có biểu hiện thiếu ánh sáng [lá dễ vàng, thưa lá, búp cây thui đen, lá non biến dạng] cần di chuyển cây đến vị trí nhận nhiều ánh sáng hơn.
  • Về chế độ nước, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết để tưới nước cho cây, cây đặt trong nhà nên tưới 2-3 lần/tuần. Chú ý, đảm bảo đất không bị nhão hay ngập úng.
  • Về dinh dưỡng, bón phân NPK định kì 2 lần/tháng, bổ sung phân vi lượng 1 lần/2 tháng. Có thể sử dụng thêm phân vi sinh; phân trùn quế có lợi cho đất; B1 cho cây để cây phát triển tốt hơn. Sử dụng bình xịt bón phân cho lá. Sau 12 tháng trồng trong chậu nên đảo đất hoặc thay đất.
  • Để cây luôn có màu xanh bóng cần thường xuyên lau bụi bẩn bám trên mặt lá, cắt bỏ lá già lá vàng úa cho cây.

Sâu bệnh hại trên cây trầu bà leo cột

Bệnh vàng lá



 

Cây bị bệnh vàng lá khi gặp điều kiện thiếu sáng. Lá cây xanh tươi chuyển sang vàng và rụng. Cần chuyển cây đến nơi nhận ánh sáng mặt trời nhẹ 5-7 ngày. Khi đặt cây lại vị trí cũ cần tăng lượng ánh sáng và thời gian chiếu sáng cho cây.

Bệnh thối thân rễ:

Bệnh thối thân rễ trên cây nguyên nhân chính thường do tưới nước dư thừa, cây bị úng lâu ngày. Do vậy, khi thấy cây có biểu hiện rụng lá, thân mềm thối cần kiểm tra độ ẩm của đất, ngưng và điều chỉnh chế độ tưới, giảm lượng nước tưới. Cắt bỏ những thân bị thối, ngăn chặn hình thành nấm mốc, vi khuẩn có hại lây lan sang những thân cành khác.

Để được hỗ trợ kĩ thuật, hãy liên hệ với chúng tôi tại đây

Video liên quan

Chủ Đề