Tại sao cây vải không ra quả

Kỹ Thuật Khoanh Cành Vải nhằm ngăn cản dòng nhựa luyện vận chuyển từ trên tán xuống rễ làm tăng tỷ lệ cacbon/đạm ở chồi ngọn tạo điều kiện cho cây phân hoá mầm hoa. Biện pháp này chỉ áp dụng với những cây Vải trưởng khỏe.

Kỹ Thuật Khoanh Cành Vải chỉ áp dụng cho Vải trưởng thành

Lưu ý: Nên áp dụng đối với những vườn Vải có nhiều năm tuổi [trên 20 năm tuổi]. Vì cây Vải nhiều năm tuổi sinh trưởng, phát triển yếu, các đợt lộc ra không đều, thường xuyên xảy ra mất mùa; hoặc tỷ lệ ra hoa, đậu quả ít, ra quả từng vế, ra quả cách năm, quả nhỏ, lá nhiều, ít quả trên chùm, mẫu mã quả xấu, khó chăm sóc, giá trị sản phẩm không cao, năng suất thấp…

Cắt tỉa: Đây là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng, thường thực hiện làm 2 đợt chính.

Cắt, tỉa cành cho cây Vải

Đợt 1:

 Ngay sau khi thu hoạch Vải Thiều xong, tiến hành cắt tỉa cành tạo tán. Đối với cây Vải năm đầu tiên áp dụng cho ra quả trên thân thì tiến hành cắt thưa loại bỏ cành hư, cành vô hiệu; cắt đầu nhánh đã cho thu hoạch quả, tạo thông thoáng có ánh nắng chiếu vào mầm lộc trên thân để tán lá trong thân quang hợp, không nên đốn sâu ngay năm đầu.

Cắt, tỉa cành cho cây Vải

 Đối với các cây đã áp dụng ra quả trên thân từ năm trước thì tiến hành cắt tỉa thưa bớt các cành đã cho thu hoạch, tạo sự thoáng đãng cho cây và cho các mầm lộc mới sinh trưởng đều trên thân.

Đợt 2: Sau khi cây ra đủ 2 lần lộc, cây khỏe có thể 3 lần lộc vào tháng 10, 11. Thời điểm này tiến hành cắt tỉa những cành tăm, nhỏ và kém phát triển ở thân cây để lại những chồi lộc mập, tạo điều kiện cho việc phân hóa ra hoa trên thân và khả năng đậu quả đạt kết quả cao.

Khoanh cành: là biện pháp kỹ thuật không cho vải ra lộc vào vụ Đông, khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như mưa, nhiệt độ ấm áp…khi khoanh cần lưu ý khoanh đều hết phần vỏ cây đến phần gỗ trắng của thân cây thì thôi, khoanh tạo thành hình tròn quanh thân.

Khoanh Cành Cho Vải

Về thời gian tiến hành khoanh: Từ 25/11 đến 10/12 và khi khoanh phải quan sát lá và sự sinh trưởng, phát triển của từng cây để tiến hành khoanh cho phù hợp.

Cần chú ý đến thời gian khoanh Vải cho thật hiệu quả

Khi khoanh cành Vải, người ta thường để lại một số cành không khoanh [cành thở] để cây duy trì sinh trưởng. 

Khoanh cành mẹ khi đang mang hoa theo đường xoắn bằng dao sắc vừa đứt vỏ, độ rộng đường khoanh là vết cắt của lưỡi dao cách cuống chùm hoa từ 25 - 30cm. Với đường cắt nhỏ này dòng nhựa luyện sẽ được giữ lại ở cành làm cho tỷ lệ C/N của cành tăng lên trong thời kỳ hoa nở có tác dụng thúc đẩy quá trình thụ tinh thụ phấn của hoa trên cành tốt hơn làm tăng được tỷ lệ đậu quả ban đầu.

Chúc các bạn thành công!

THỨ NĂM, 10/01/2019 18:21:15


Nông dân xã Thanh Thủy [Thanh Hà] xử lý lộc đông cho cây vải để cây có thể phân hóa mầm hoa thuận lợi  

Chủ động Có kinh nghiệm trồng vải gần 30 năm nên bà Nguyễn Thị Quý ở xã Thanh Thủy [Thanh Hà] lường trước được những khó khăn của vụ vải tới. Theo bà Quý, vài năm gần đây, cây vải mang lại thu nhập khá cho người dân nên thay vì bỏ bê như các năm trước, nông dân đã quan tâm hơn tới việc chăm sóc để vải cho năng suất cao. Thế nhưng, mọi cố gắng của người trồng vải đang bị cản trở bởi vụ đông xuân ấm. Khác với vải sớm, quá trình sinh trưởng của vải thiều phụ thuộc chặt chẽ vào thời tiết. Vải thiều chỉ có thể phân hóa mầm hoa trong điều kiện lạnh khô. Vì vậy, khi trời nóng ẩm kéo dài, cây sẽ bật lộc chứ không nhú hoa. “Vì biết nếu năm trước vải được mùa thì năm sau sẽ kém quả nên ngay khi thu hoạch xong, chúng tôi đã khẩn trương đốn tỉa cành, tập trung chăm bón để cây nhanh phục hồi. Đồng thời theo sát đặc tính của từng cây vải để có phương pháp chăm sóc phù hợp. Nhưng do mùa đông năm nay có nhiều ngày ấm nóng, vải vẫn ra lộc nhiều”, bà Quý nói.  Mặc dù chủ động từ đầu vụ song do thời tiết không ủng hộ nên nhiều cây vải thay vì ủ mầm hoa đã phát lộc đông. Để thúc đẩy cây ra hoa, người dân đang tích cực diệt lộc bằng nhiều biện pháp. Ngay từ cuối tháng 11, chị Trần Thị Phượng ở xã Thanh Xá [Thanh Hà] đã theo dõi, nắm bắt tình hình sinh trưởng của từng gốc vải, phán đoán khả năng phát triển của cây trong thời gian tới nhằm lựa chọn kỹ thuật khống chế lộc hiệu quả nhất. Với những cây vải khỏe, đã thành thục lộc thu, có thể tiếp tục ra lộc đông, chị Phượng hạn chế cây ra lộc bằng cách khoanh cành, cuốc rãnh quanh gốc để xiết nước. Những cây có lộc đang chuyển từ màu đỏ tím sang xanh nhạt, chị phun phân bón lá, kích thích lộc phát triển nhanh, sớm chuyển sang giai đoạn ủ mầm hoa. Còn các cây mới nhú lộc, chị ngắt bỏ lộc và phun hóa chất. “Tuy thời tiết vụ đông năm nay không phù hợp cho cây vải phát triển nhưng tôi mong rằng với việc chăm sóc kịp thời, vải sẽ ra hoa thuận lợi”, chị Phượng nói.

Nín thở chờ thời tiết

Theo chu kỳ sinh trưởng thì cây vải sẽ ra hoa vào dịp trước và sau tiết lập xuân. Thời gian phân hóa mầm hoa của cây sẽ cách tiết lập xuân từ 30-45 ngày. Do vậy, các yếu tố như thời tiết, kỹ thuật canh tác trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phân hóa mầm hoa. Trong đó, nhiệt độ đóng vai trò quyết định. Bởi mầm vải là mầm hỗn hợp, chứa cả hoa và lá nên khi nền nhiệt cao sẽ kích thích mầm phát triển lá, ức chế sự hình thành hoa và ngược lại. Chính vì vậy, dù đã sớm can thiệp vào quá trình phát triển của cây bằng các giải pháp kỹ thuật nhằm kích thích vải ra hoa thì người trồng vải vẫn phải trông chờ vào thời tiết. Hơn 200 gốc vải của gia đình đã được xử lý lộc đông cẩn thận nhưng ông Phạm Gia Mừng ở xã Hoàng Hoa Thám [Chí Linh] vẫn thấp thỏm không yên. Ông Mừng cho biết: “Vụ đông năm nay ấm song từ đầu vụ tới nay có 2 đợt lạnh sâu nên tôi cũng bớt lo hơn. Mặc dù vậy, hiện vải vẫn trong giai đoạn ủ mầm, vì thế vẫn chưa thể chắc ăn. Nếu những ngày tới trời tiếp tục lạnh, cây sẽ nhú giò hoa, còn không sẽ ra lộc. Khi cây bật lộc ở thời điểm này, sẽ không còn cách khắc phục”.

Theo ông Nguyễn Phú Thụy, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, thời gian qua trước những bất lợi của thời tiết, người trồng vải đã tích cực thực hiện các kỹ thuật chăm sóc để hạn chế cây ra lộc. Đến nay, tình trạng vải ra lộc đông đã được khắc phục phần nào. Dựa vào sức sinh trưởng ở thời điểm hiện tại có thể biết được khả năng ra hoa của từng cây. Những cây có bộ lá đã thành thục [lá bánh tẻ], tỷ lệ ra hoa sẽ cao. Những cây vẫn còn lộc đỏ tía sẽ không kịp phân hóa mầm hoa. Còn các cây mới nhú lộc, nông dân cần tích cực trừ lộc giúp cây nhanh chuyển về thời kỳ ủ mầm. Tuy nhiên, người dân không nên sử dụng thuốc diệt cỏ để diệt lộc vì sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển sau này của cây. Mặc dù vậy, cây có ra hoa và sai hoa hay không vẫn do diễn biến thời tiết giai đoạn tới quyết định. 

                                                                             PV

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, vụ đông xuân năm 2018-2019 tương đối ấm với nền nhiệt cao hơn và lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm. Trong đó, đầu mùa ít mưa và có nhiều ngày hanh khô. Nhiệt độ trung bình các tháng 10, 11, 12 của năm 2018 cao hơn trung bình nhiều năm từ 1,2-1,8 độ C. Nền nhiệt các tháng đầu năm 2019 được dự báo sẽ cao hơn trung bình nhiều năm từ 1-2 độ C. Để vải thiều có thể phân hóa mầm hoa thuận lợi thì cây phải trải qua thời kỳ ủ mầm trong điều kiện nhiệt độ từ 11-14 độ C.

  • TAG
  • THANH HÀ
  • NÔNG DÂN
  • VẢI RA HOA
  • LỘC ĐÔNG
  • NGUYỄN MƠ

Video liên quan

Chủ Đề