Tại sao có nước mũi

Dịch mũi [nước mũi] có khi có màu trắng, có khi xanh hoặc vàng, có khi lẫn máu… vậy khi nào là nguy hiểm?

Dịch mũi biểu hiện “sức khỏe” của mũi

Mũi thế nào là khỏe mạnh? Bình thường cơ thể tiết ra khoảng 300ml dịch tiết mỗi 24 giờ để làm mềm và ẩm niêm mạc vùng mũi xoang, bảo vệ hệ thống niêm mạc. Dịch tiết này được tạo ra từ nước, protein, kháng thể và muối. Khi dịch tiết vận chuyển theo đường đi sinh lý để làm sạch hệ thống mũi xoang sẽ chảy xuống dạ dày và được hòa tan ở đây.

Khi mũi xoang bị viêm, tùy mức độ viêm mà lượng dịch tiết tăng trên 300ml. Các thành phần trong dịch tiết bị mất cân bằng, vì thế cơ thể không kịp hấp thu và sẽ bị chảy ra cửa mũi trước hoặc xuống họng. Lúc này, bên cạnh sự tăng tiết của dịch mũi [nước mũi], cơ thể cũng biểu hiện mệt mỏi kèm theo hiện tượng hắt hơi, ngứa mũi, ngạt tắc mũi, ho khan và quầng thâm dưới mắt đậm hơn.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ có thai ở tuần thứ 13 đến 21 cũng xuất hiện tình trạng này do sự thay đổi nội tiết gây tăng tiết hệ thống chất nhầy dưới biểu mô hô hấp và thường hết sau khi sinh 1 – 2 tuần.

Màu sắc của dịch chảy từ mũi cho ta biết điều gì?

Khi dịch mũi có màu trắng

Dịch mũi có màu trắng kèm theo hiện tượng sốt, đau nhức đầu và toàn thân, ngạt mũi, hắt hơi, ho, đau rát họng: đây thường là hiện tượng cảm cúm thông thường do nhiễm vi rút. Mỗi người lớn trung bình một năm gặp hiện tượng này 2-3 lần. Ở trẻ em gặp nhiều hơn, có thể tới 6-10 lần/năm.

Trong giai đoạn này, bệnh nhân có thể điều trị triệu chứng như: Sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol, thuốc kháng histamin H1 như loratadin, xịt mũi bằng các thuốc có tính kiềm nhẹ và giảm đau rát họng bằng các thuốc xịt họng, thuốc súc họng…

Các biểu hiện thường hết sau 7- 10 ngày. Nếu sau 10 ngày các triệu chứng không mất đi, bạn cần đến bác sĩ tai- mũi-họng để được thăm khám và điều trị.

Khi dịch mũi màu vàng

Dịch mũi có màu vàng biểu hiện đang bị nhiễm khuẩn. Nếu không được điều trị dịch mũi sẽ dậm dần, đôi khi sẽ chuyển màu vàng nâu, có thể lẫn dịch máu kèm theo các triệu chứng như ho, đau rát họng, đau tai, đau vùng mặt… thì lúc này có thể tình trạng nhiễm trùng của bạn đã nghiêm trọng hơn, bệnh lý của viêm mũi xoang cấp đang hình thành và có thể sẽ dẫn đến viêm phế quản khi bạn thấy tiếng ho sâu kèm theo nặng ngực. Bạn cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng để được khám và điều trị ngay.

Khi dịch mũi màu xanh

Dịch mũi màu xanh cũng là tình trạng nhiễm khuẩn nhưng do vi khuẩn tạo màu xanh. Dịch lúc đầu loãng sau đó đặc dần, kèm theo đau đầu, đau vùng mặt, đau tai… Bạn có thể đang bị nhiễm trùng xoang, tai.

Bạn cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị, tránh các trường hợp đến muộn, bệnh tiến triển nặng hơn và có biến chứng như viêm tai giữa, viêm phế quản phổi…

Khi dịch mũi lẫn máu

Dịch mũi lẫn máu thường thấy có màu hồng hoặc dây máu đỏ tươi.

Nguyên nhân thường gặp do bạn xì mũi nhiều, ngoáy mũi, mũi quá khô hay mũi đang bị viêm. Ở phụ nữ mang thai, cuốn mũi nề và mỏng hơn do thay đổi nội tiết tố cũng dễ chảy máu.

Để phòng ngừa, chúng ta có thể bôi vaseline hoặc thuốc mỡ vào mũi ba lần một ngày, hay sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi để bổ sung độ ẩm cho mũi. Nên cắt ngắn móng tay để ngăn thói quen ngoáy mũi và có thể bổ sung độ ẩm cho không khí bằng máy làm ẩm.

Trường hợp chảy dịch mũi có lẫn máu ở một bên, có mùi hôi ở người trên 40 tuổi, kèm theo các triệu chứng ở cùng bên như ngạt mũi, đau đầu, ù tai… một bên; có thể đây là biểu hiện sớm của khối u, ung thư.

Nếu bạn bị chảy máu mũi đỏ tươi, biểu hiện này thường do vỡ mạch. Có thể là vỡ mạch ở ngay vùng điểm mạch tại vách ngăn [thường do viêm hoặc chấn thương] hoặc chảy máu từ động mạch bướm khẩu cái [do tăng huyết áp], hoặc chảy máu từ các khối u mạch trong hốc mũi.

Bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân gây chảy dịch mũi lẫn máu hoặc chảy máu mũi để điều trị kịp thời.

Khi dịch mũi màu gỉ sắt

Dịch mũi màu gỉ sắt có thể là kết quả của máu khô đọng lại sau khi bạn bị chảy máu mũi hoặc do dịch mũi ứ đọng khi bạn bị viêm xoang và do một số vi khuẩn tạo ra màu này.

Khi bạn bị nhiễm nấm xoang, dịch mũi cũng có màu gỉ sắt, chủ yếu ở một bên kèm theo các triệu chứng đau đầu, sưng đau vùng mặt, có thể gặp rối loạn thị giác ở một bên [nhưng rất hiếm]..

Dù nguyên nhân là gì bạn vẫn cần tới gặp bác sĩ để được khám và điều trị chính xác nhé!

Khi dịch mũi màu đen

Dịch ở mũi màu đen kèm theo các triệu chứng: nhức đầu, đau vùng mặt, sưng vùng mặt, rối loạn thị giác…các triệu chứng xảy ra ở một bên có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng nấm nghiêm trọng. Mặc dù không phổ biến nhưng những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương có thể dễ mắc loại bệnh này.

Những người hút thuốc hoặc sử dụng ma túy cũng có thể bị chảy dịch mũi đen.

Bạn cần thiết phải đến gặp bác sĩ tai – mũi- họng để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể gặp phải nếu không điều trị kịp thời./.

[Nguồn: VOV]

//cdn.youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2020/05/33.mp3?_=1

Nước mũi, hay chất nhày mũi, là một sản phẩm có ích của cơ thể. Màu sắc của nước mũi thậm chí có thể hữu ích trong việc chẩn đoán một số bệnh. Nước mũi được sản xuất ra mỗi ngày, tuy nhiên một số bệnh lý làm cho lượng nước mũi tiết ra nhiều hơn khiến ta có ấn tượng không tốt với chất dịch này. Vậy hãy cùng YouMed tìm hiểu về màu sắc của nước mũi qua bài viết sau đây nhé! 

1. Tại sao nước mũi lại thay đổi màu sắc?

Nếu bạn đã từng bị chảy nước mũi hay hắt xì hơi thì bạn sẽ thấy quen thuộc với nước mũi của bạn. Bạn có thể nhận ra sự thay đổi về màu sắc và cấu tạo của nó theo thời gian. Dịch mũi có thể có màu trong, xanh, đen, và nhiều màu trung gian khác. 

Dịch nhày được sản xuất để bảo vệ mũi và các xoang khỏi các thứ như bụi bẩn, vi khuẩn, và các tác nhân nguy hiểm trong môi trường. Tại sao dịch nhày mũi lại thay đổi màu sắc? Điều này thường có liên quan đến những quá trình xảy ra bên trong hay bên ngoài cơ thể. Bạn có thể khỏe mạnh hay đang bị cảm, dị ứng, hay có một bệnh lý tiềm ẩn khác. 

Sau đây là một số gợi ý tham khảo về các tình trạng khác nhau có thể ảnh hưởng đến màu sắc nước mũi. 

>> Xem thêm: Nghẹt mũi: Nguyên nhân do đâu? Khi nào cần đi khám?

Tình trạng nghẹt mũi

2. Màu sắc nước mũi khác nhau có ý nghĩa gì?  

3. Nước mũi trong có ý nghĩa gì? 

Nước mũi trong thường được xem là “bình thường” hay khỏe mạnh. Cơ thể của bạn sản xuất ra khoảng 1,5 lít chất dịch này mỗi ngày nhưng thường là bạn sẽ nuốt xuống phần lớn lượng này mà không để ý. Loại dịch nhày này có thành phần bao gồm nước với protein, kháng thể, và muối. Khi chúng xuống dạ dày thì sẽ bị hòa tan đi. Cơ thể của bạn liên tục tạo ra dịch nhày để giúp bảo vệ mũi và xoang. 

Viêm mũi dị ứng cũng có thể gây ra chảy dịch mũi trong. Mặc dù bạn có thể cảm thấy không được khỏe nhưng dị ứng không phải là do vi-rút gây ra. Các triệu chứng là do đáp ứng cơ thể của bạn với các tác nhân kích thích như phấn hoa, lông chó mèo, và mạt bụi nhà. 

Các triệu chứng khác có thể bao gồm: 

  • Cảm giác nước mũi chảy ngược ra sau họng.
  • Ngứa mắt, chảy nước mắt.
  • Hắt hơi.
  • Ho.
  • Ngứa mũi, ngứa họng.

Một số phụ nữ bị chảy nước mũi trong thời gian thai kỳ gọi là viêm mũi không do dị ứng. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng tình trạng này là do sự thay đổi hóc-môn và có thể xảy ra trong bất kì thai kỳ nào. Tình trạng này thường xảy ra từ tuần 13 đến tuần 21. Trong vòng vài tuần sau sinh thì tình trạng này thường tự hết. 

4. Nước mũi màu trắng có ý nghĩa gì?

Khi bạn cảm thấy nghẹt mũi, đôi lúc bạn có thể thấy nước mũi có màu trắng. Bạn cũng có thể bị sưng và viêm trong mũi và dòng nước mũi bị chảy chậm lại. Tình trạng này làm cho dịch nhày ở mũi mất đi thành phần nước. Dịch mũi trở nên đặc quánh và thậm chí đục hơn. Các dấu hiệu này chỉ ra rằng bạn có thể đang bị cảm lạnh hay bị nhiễm trùng. 

Cảm lạnh có thể làm cho bạn cảm thấy không khỏe. Các triệu chứng thường sẽ xuất hiện từ một đến ba ngày sau khi phơi nhiễm với vi-rút. Trẻ em đặc biệt dễ bị mắc cảm lạnh. Trong khi đó, người lớn có thể bị cảm hai đến ba lần mỗi năm. 

Các triệu chứng khác bao gồm: 

  • Đau họng.
  • Nghẹt mũi.
  • Ho.
  • Hắt hơi.
  • Sốt nhẹ.
  • Đau nhức người.
  • Đau đầu. 
Nước mũi màu trắng

5. Nước mũi màu vàng có ý nghĩa gì? 

Nước mũi màu vàng là dấu hiệu có thể bạn đang nhiễm vi-rút hay vi khuẩn nào đó. Tin tốt là điều này cũng có nghĩa là cơ thể đang chống trả lại. Màu vàng tạo ra từ các tế bào bạch cầu, chính là các tế bào bảo vệ, truy lùng và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Khi các tế bào này hoàn thành nhiệm vụ thì chúng sẽ được thải loại ra theo nước mũi và làm cho nước mũi có màu vàng. 

Bệnh tình của bạn có thể kéo dài từ 10 đến 14 ngày và bạn cũng cần chú ý quan sát tính chất dịch mũi. 

Nước mũi màu vàng

6. Nước mũi màu xanh lá có ý nghĩa gì? 

Nếu hệ miễn dịch của bạn hoạt động ở công suất cao để chống lại nhiễm trùng thì nước mũi có thể chuyển thành màu xanh lá và trở nên rất đặc. Màu sắc này xuất hiện là do các tế bào bạch cầu chết và các sản phẩm thừa thải khác. 

Nếu bạn bị cảm lạnh hay nhiễm trùng kéo dài từ 12 ngày trở lên thì có thể bạn nên đi khám bác sĩ. Bạn có thể đang bị viêm xoang do vi khuẩn và cần sử dụng thuốc. Chú ý các dấu hiệu khác cho thấy bệnh không tiến triển tốt như sốt, nhức đầu, hay nôn ói. 

7. Nước mũi màu hồng hay đỏ có ý nghĩa gì? 

Máu trong nước mũi sẽ làm cho nước mũi có màu hồng hay đỏ. Bạn có thể bị chảy máu mũi nếu bạn xì mũi quá nhiều hoặc nếu bạn bị va đập ở mũi. 

Để phòng ngừa chảy máu mũi, bạn cần cân nhắc:

  • Sử dụng nước muối xịt mũi để tạo thêm độ ẩm cho mũi.
  • Cắt móng tay để phòng ngừa chảy máu khi móc mũi.
  • Tăng độ ẩm không khí bằng máy tạo độ ẩm. 
  • Xì mũi nhẹ nhàng.

Phụ nữ có thai cũng có thể có chảy máu mũi. Điều này có thể do tăng thể tích máu, hóc-môn, hay sưng nề hốc mũi. 

Nếu bé của bạn bị chảy máu mũi thì hãy gặp bác sĩ nhi khoa để tư vấn. Điều này đặc biệt quan trọng nếu trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. 

Nếu chảy máu mũi là do chấn thương đột ngột như tai nạn giao thông thì cần được chăm sóc y tế ngay để loại trừ các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu bạn có:

  • Khó thở.
  • Chảy máu mũi hơn 30 phút.
  • Chảy máu mũi lượng nhiều.

8. Nước mũi màu nâu hay cam có ý nghĩa gì? 

Nước mũi màu nâu có thể là do máu cũ còn đọng lại trong cơ thể. Hoặc cũng có thể bạn đã hít phải thứ gì đó có màu đỏ hay nâu và làm đổi màu dịch nhày, chẳng hạn như bụi bẩn, thuốc lá hít, hay ớt bột. 

Nước mũi màu nâu hay cam

9. Nước mũi màu đen có ý nghĩa gì? 

Dịch nhày mũi màu đen có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm nấm nghiêm trọng. Mặc dù ít gặp nhưng thường những người bị suy giảm miễn dịch sẽ dễ bị mắc loại bệnh này. 

Những người hút thuốc hay sử dụng các loại thuốc trái phép cũng có thể có nước mũi màu đen. 

Dù nguyên nhân có thể là gì thì tốt nhất là bạn nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra và có được chẩn đoán chính thức. 

Nước mũi màu đen

10. Nếu cấu tạo của nước mũi thay đổi thì sao? 

Cấu tạo thực sự của nước mũi có liên quan đến thành phần giữ ẩm của nó. Dịch nhày mũi có nhiều thành phần nước thì sẽ lưu thông dễ dàng hơn nước mũi đặc. Trong một số trường hợp, uống nhiều nước có thể giúp làm loãng dịch nhày. Thay đổi về cấu tạo có thể xảy ra trong suốt quá trình bệnh lý. 

Dịch mũi dạng nước trong cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của rò dịch não tủy. Sự rò rỉ này xảy ra khi có một vết rách trên lớp màng bao bọc não, thường là do chấn thương hay một số tình trạng bệnh lý, như não úng thủy. 

Các dấu hiệu khác của rò dịch não tủy bao gồm: 

  • Buồn nôn.
  • Nôn ói.
  • Cứng cổ.
  • Nhạy cảm với ánh sáng hay âm thanh. 
  • Đau đầu theo tư thế: ví dụ, bạn có thể thấy đau nhiều hơn khi ngồi thẳng so với khi nằm xuống.

Nếu bạn nghi ngờ bạn bị rò dịch não tủy thì cần phải đi khám bác sĩ ngay lập tức. 

Nước mũi được sản xuất ra từ mũi và xoang nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân từ bên ngoài. Các đặc điểm của nước mũi có thể nói lên nhiều điều về tình trạng sức khỏe của cơ thể bạn. Hi vọng sau khi đọc bài viết trên của YouMed, bạn đã có thêm nhiều kiến thức và hiểu hơn về cơ thể của mình. 

>> Xem thêm: Cách dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho trẻ

Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thanh Long 

Video liên quan

Chủ Đề