Tại sao da mặt lại bị vàng

Triệu chứng bên ngoài của bệnh da như phát ban, mẩn đỏ hay làn da bỗng nhiên chuyển màu sang trắng, đỏ hoặc vàng có thể là biểu hiện của một bệnh lý phức tạp. Việc khám bệnh sớm giúp phát hiện một số bệnh lý tiềm tàng và nếu không can thiệp kịp thời có thể gây tác hại nặng nề cho cơ thể.

Bác sĩ da liễu Tabi Leslie ở Anh cho biết: "Khuôn mặt sẽ tiết lộ lối sống của mọi người, bao gồm cả những gì mà họ thích ăn, mức độ hút thuốc và uống rượu". Trong khi đó Y học cổ truyền Trung Quốc từ thời cổ đại đã biết kiểm tra tình trạng sức khỏe thông qua màu da trên khuôn mặt.

Zhang Jiabei [Trương Gia Bội], giám đốc phòng khám Y học cổ truyền Trung Quốc cho biết: "Những người yêu thích thể thao ngoài trời thường có làn da tối màu, nhưng họ luôn tràn đầy sức sống. Tuy nhiên, trên khuôn mặt của những bệnh nhân chạy thận nhân tạo lúc nào cũng sẫm màu".

Da mặt đỏ

Trong hầu hết các trường hợp, đỏ bừng mặt xảy ra như là một phản ứng bình thường của cơ thể với hoàn cảnh như tập thể dục, nhiệt độ nóng, hoặc do uống rượu bia hay các thức ăn cay, trạng thái cảm xúc, tiền mãn kinh… nhưng đôi khi nó cũng có thể là một triệu chứng báo hiệu một bệnh lý có thể nguy hiểm đến tính mạng. Thực tế đó là dấu hiệu của hàm lượng hồng cầu cao trong máu hoặc có các vấn đề về bệnh tim, bệnh gan, bệnh đường ruột, nóng trong.

Đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng miễn dịch của cơ thể không tốt. Cùng với đau khớp và mệt mỏi, điều này gây phát ban trên má và mũi. Bệnh hẹp van tim cũng có thể gây mẩn đỏ, tím trên khuôn mặt, do huyết áp tăng, và lượng oxy trong máu giảm.

Thời kỳ mãn kinh, hormone thay đổi ảnh hưởng đến hypothalmus - khu vực trong não điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Kết quả khi nhiệt độ cơ thể quá cao và cần phải hạ xuống, não chỉ đạo làm giãn các mạch máu dưới da, gây mẩn đỏ với cảm giác nóng rát. Với tình trạng này nếu kéo dài hoặc cảm thấy bất ổn, hãy tiến hành đi gặp bác sĩ.

Khi gặp hiện tượng này, bạn có thể bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, giảm thịt và tinh bột. Đồng thời uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước có tác dụng thanh nhiệt giải độc như nước bột sắn, rau má, mã đề, râu ngô…

Da mặt vàng vọt

Có nhiều nguyên nhân gây ra vàng da. Có nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có khi vàng da là triệu chứng của một căn bệnh nghiêm trọng.

Vàng da, hay còn gọi là hoàng đản, là biểu hiện của tình trạng tăng chất bilirubin [sắc tố mật] trong máu [>20mg/lít]. Vàng da có thể do tăng quá nhiều sắc tố mật trực tiếp [như tan máu] hoặc do bệnh lý ở gan hoặc do tắc nghẽn đường dẫn mật... Vì thế, muốn biết chính xác là vàng da do nguyên nhân nào thì cần phải thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như ung thư túi mật, hạch di căn chèn vào đường mật, ung thư gan nguyên phát hoặc thứ phát, bệnh lao gan, bệnh sán lá gan...

Vàng da còn có thể là do ăn nhiều trong thời gian dài thực phẩm có chất caroten như cà rốt, đu đủ, cà chua. Những trường hợp vàng da này không liên quan tới tình trạng tăng chất bilirubin. Chỉ cần không ăn các thực phẩm nói trên chứng vàng da sẽ hết.

Da mặt nhợt nhạt

Sự đổi màu da không phải là một vấn đề hiếm gặp. Nhiều người khi thấy da nhợt nhạt có thể nghĩ ngay đến tình trạng thiếu máu. Tuy nhiên, vấn đề này có thể cần được chú ý nhiều hơn một chút.

Màu da được xác định bởi một số yếu tố, bao gồm: Lượng máu chảy vào da, độ dày của da, lượng melanin trong da... Nếu da xanh xao và có biểu hiện đau thì có thể do sự giảm lưu lượng máu, lượng oxy trong cơ thể thấp hoặc giảm số lượng hồng cầu, điều này đồng nghĩa số lượng tế bào máu là rất thấp. Sự đau nhức cũng có thể do các yếu tố môi trường gây ra như thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tê cóng hoặc huyết áp rất thấp.

Đi kèm với triệu chứng về da mặt nếu những người này thường ho rất nhiều, khó thở... có nghĩa là phổi không tốt, hệ hô hấp yếu, thiếu máu.

Da mặt xanh xao

Da của những người bị bệnh ganthường vàng hoặc tái xanh tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh. Khi gan không thể thải các độc tố ra ngoài cơ thể, độc tố sẽ bám và tích tụ lại dưới da khiến làn da có màu sắc bất thường. Nếu ứ mật nội tạng, tắc nghẽn đường mật trong gan hoặc ngoài cơ thể, da sẽ xuất hiện dấu hiệu làn da chuyển sang màu vàng-xanh, thậm chí là xanh nâu Bên cạnh đó, mắt của người bị bệnh gan luôn có màu trắng đục và nước tiểu có màu vàng đậm đặc trưng. Khi da chuyển màu, bạn phải ngay lập tức cảnh giác với bệnh gan.

Những thực phẩm tốt cho gan: bưởi, bông cải xanh, táo, củ dền, trà xanh, tỏi, cà rốt,…

Da mặt sẫm màu [đen]

Xuất hiện quầng thâm dưới mắt: Các quầng thâm quanh mắt thường là biểu hiện của thiếu ngủ. Tuy nhiên, nếu các quầng thâm này không biến mất khi bạn tăng thời gian ngủ lên thì có thể là dấu hiệu của thiếu vitamin.

Vitamin C cần thiết để hình thành collagen và nếu thiếu vitamin C có thể gây ra bệnh scurvy - bệnh do thiếu hụt vitamin C, biểu hiện dưới những triệu chứng như: chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, các vết thâm tím rộng trên da. Có thể khắc phục bất ổn này bằng bổ sung vitamin C qua đường uống.

Xuất hiện nám, tàn nhang: Nám, tàn nhang, và đốm nâu được hình thành bởi rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân phổ biến nhất là do đi nắng mà không bảo vệ kỹ. Do nội tiết tố thay đổi như trong thời kỳ mang thai, hoặc sử dụng thuốc tránh thai. Do bị stress, lão hoá, di truyền, hoặc do các vết thâm mụn để lại.

Đây là tình trạng rất phổ biến sau tuổi 25, những dấu hiệu này có thể điều trị hoặc phòng ngừa bằng cách sử dụng các sản phẩm điều trị chuyên sâu và đừng quên sử dụng kem chống nắng hằng ngày.

Nếu không phải do tác động của ánh mặt trời, các loại mỹ phẩm, da mặt bỗng chuyển sang màu đen là dấu hiệu báo trước các chứng bệnh mãn tính về thận, nếu kèm theo đó là các biểu hiện như đầu gối bủn rủn, khả năng sinh lý suy yếu, bài tiết nước tiểu thất thường…

* Tổng hợp

5 đặc điểm lạ xuất hiện trên bàn tay có thể là tín hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh xơ gan

Người trưởng thành bị da vàng không chỉ biểu hiện da có màu vàng, mà còn vàng cả niêm mạc, kết mạc mắt. Người bị vàng da không nên chủ quan vì đây là triệu chứng cảnh báo các bệnh gan mật và các bệnh lý liên quan khác.

Tắc nghẽn đường dẫn mật

U đường mật ngoài gan, ung thư bóng Vanter, ung thư đường mật là những bệnh dẫn đến tắc nghẽn đường mật. Dấu hiệu tắc mật tăng dần bởi các cơn đau quặn gan không điển hình kèm sốt cao.

Ung thư đầu tụy

Đối tượng nguy cơ cao bị ung thư đầu tụy là nam giới trên 60 tuổi, tiền sử viêm tụy mạn hoặc bị đái tháo đường, triệu chứng cơ thể mệt mỏi, thể trạng suy giảm, tình trạng tắc mật tăng dần và vàng da đậm.

Ung thư đường mật trong gan

Khi bị ung thư đường mật trong gan, triệu chứng da vàng sẽ biểu hiện từ từ và kết hợp với một bất thường bẩm sinh trong đường mật như nang ống mật chủ, viêm xơ đường mật nguyên phát.

Sỏi đường mật

Các triệu chứng điển hình của sỏi đường mật là đau, sốt, vàng da của tam chứng Charcot. Khi đi khám có gan to, túi mật to và đau.

Sỏi túi mật gây tắc nghẽn đường mật dẫn đến vàng da

Tổn thương tế bào gan

Tế bào gan bị tổn thương khi mắc phải các bệnh: viêm gan cấp do virus, viêm gan cấp do rượu, viêm gan do thuốc, lúc này vàng da biểu hiện khá rõ, phân bạc màu, gan to không đau, men transamilase tăng cao, bilirubin tăng và kèm theo các biểu hiện như ngứa, nổi mề đay và sốt.

Tan máu

Da vàng do thiếu máu, tan máu bẩm sinh hoặc nguyên nhân tại hồng cầu, ngoài hồng cầu. Màng tế bào hồng cầu bị phá hủy trực tiếp như trong bệnh sốt rét, do biến dạng hồng cầu như trong bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm hoặc do giảm sức bền hồng cầu thứ phát.

Bệnh liên quan đến hồng cầu

Bilirubin được sản xuất quá mức bình thường khi lưu hành trong máu sẽ khiến các tế bào gan không kịp chuyển hóa lượng lớn bilirubin này, dẫn tới sự tồn đọng bilirubin trong máu gây vàng da.

Đồng thời còn dẫn đến các bệnh lý phá hủy hồng cầu gồm có: Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh thiếu men glucose 6-phosphate dehydrogenase, hội chứng tăng ure máu tán huyết, sốt rét hoặc tụ máu ở mô.

Bệnh liên quan đến tế bào gan

Tế bào gan bị ảnh hưởng và không thu nhận được bilirubin, bị đào thải và cuối cùng là ứ đọng trong máu sẽ dẫn đến vàng da ở người trưởng thành. Ngoài ra, nồng độ bilirubin trong máu tăng còn do các tế bào gan bị hủy hoại hoặc giảm số lượng.

Cụ thể, nhóm bệnh liên quan đến tế bào gan bao gồm:

  • Viêm gan cấp: virus, vi khuẩn hoặc rượu, thuốc, bệnh tự miễn gây viêm gan, khiến cho tế bào gan bị hủy hoại;
  • Xơ gan: mô sẹo thay thế các tổ chức của gan từ đó ảnh hưởng đến chức năng gan, bệnh xơ gan khó phát hiện cho đến khi chức năng gan tệ hơn. Nguyên nhân chính gây xơ gan có thể do viêm gan B mạn tính, viêm gan C mạn tính, tổn thương gan do rượu hoặc viêm gan tự miễn;
  • Ung thư di căn tại gan
  • Các hội chứng di truyền hiếm gặp sau sinh có thể gây ra vàng da như hội chứng Crigler-Najjar, hội chứng Dubin-Johnson và Rotor.

Vàng da là dấu hiệu của các bệnh về gan

Bệnh liên quan đến ống mật chủ

  • Thông thường dịch mật chứa bilirubin sẽ theo ống dẫn mật nhỏ trong gan chảy về ống mật chủ, nếu ống mật chủ bị hẹp hoặc nghẽn sẽ khiến dịch mật tràn vào máu gây vàng da.
  • Khi mật ở dạng dịch sẽ tạo sỏi, khi sỏi hình thành ở túi mật không gây ảnh hưởng gì, nhưng trường hợp sỏi mật thoát ra khỏi túi mật và kẹt ở ống mật chủ sẽ làm dịch mật không thể vào ruột và thẩm thấu vào máu gây ra vàng da
  • Tắc dòng chảy của dịch mật có thể do ung thư đầu tụy
  • Viêm tụy cấp dẫn đến hiện tượng phù nề khiến dòng chảy của dịch mật bị tắc cũng sẽ gây vàng da
  • Khi bị viêm gan sẽ gây hẹp tắc đường dẫn mật dẫn tới vàng da
  • Ung thư túi mật phát triển gây tắc ống mật chủ
  • Các bệnh lý xơ gan tiên phát gây viêm đường mật và một số thuốc làm giảm dòng chảy của dịch mật, đào thải bilirubin gây vàng da.

Bệnh vàng da do thuốc

Vàng da có thể bắt nguồn từ việc sử dụng thuốc gây viêm đường dẫn mật, thuốc gây trở ngại trong quá trình chuyển hóa trong tế bào gan và đường mật của quá trình tạo, bài tiết mật qua đường ruột cũng gây nên triệu chứng vàng da do các thành phần của mật có bilirubin bị ứ lại trong cơ thể.

Tiền sử

Bác sĩ dựa vào tiền sử của bệnh nhân có thể chẩn đoán ban đầu nguyên nhân gây vàng da.

  • Bệnh nhân uống nhiều rượu dẫn đến bệnh gan do rượu
  • Bệnh nhân nghiện ma túy có thể dẫn đến viêm gan virus
  • Bệnh nhân dùng thuốc sẽ bị vàng da do thuốc
  • Khi bệnh nhân đau bụng từng cơn có thể do tắc đường sỏi mật

Khám thực thể

Khi có bất kì dấu hiệu nào của bệnh, người bệnh cũng nên đến trực tiếp các cơ sở y tế để được bác sĩ khám trực tiếp. Khi khám thực thể sẽ khám toàn diện, đặc biệt là khám bụng.

Cận lâm sàng

Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh vàng da sẽ được thực hiện bao gồm:

  • Xét nghiệm định lượng bilirubin các định nguyên nhân vàng da bilirubin tăng sẽ gây ra tan máu, men gan tăng sẽ gây viêm gan
  • Xét nghiệm alka phosphate chẩn đoán bệnh lý tắc đường mật
  • Siêu âm bụng: thăm dò các cơ quan trong ổ bụng để phát hiện khối u trong gan hoặc sỏi mật
  • CT Scanner phát hiện u gan, tụy và giãn ống mật.

Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể, cần đến khám và theo dõi ở các cơ sở y tế. Khi xác định được nguyên nhân của vàng da sẽ có phương pháp điều trị đặc hiệu theo phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa như loại bỏ sỏi.

Các xét nghiệm máu, siêu âm, chụp CT hoặc thậm chí làm sinh thiết gan sẽ được thực hiện để tìm ra nguyên nhân gây vàng da.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email:

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

//www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Video liên quan

Chủ Đề