Tại sao đồ chơi của trẻ phải đảm bảo tính an toàn

Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn.Chúng ta đã biết, đồ chơi, trò chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Nếu đứa trẻ thỏa mãn với nhu cầu tìm hiểu và khám phá ra những đồ dùng, đồ chơi, trò chơi thì trẻ sẽ biết cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi đó một cách phù hợp, sáng tạo.

 

Tại sao đồ chơi của trẻ phải đảm bảo tính an toàn

Vai trò đồ chơi, trò chơi đối với trẻ

Đồ chơi:

Đồ chơi trẻ em được hiểu là sản phẩm hoặc vật liệu bất kỳ dược thiết kế và sản xuất để trẻ em từ sơ sinh đến dưới 16 tuổi sử dụng khi chơi. Đồ chơi có thể chia làm ba nhóm chính sau: Đồ chơi phát triển trí tuệ; Đồ chơi phát triển thể lực; Đồ chơi phát triển kỹ năng; và bao gồm nhiều dạng: đồ chơi trong lớp học, trong khu vực sân chơi, ngoài trời, trong phạm vi khuôn viên của nhà trường, trong mỗi gia đình…

Tiêu chí để lựa chọn đúng các loại đồ chơi cần dựa trên các tiêu chí cơ bản sau:

– Đồ chơi thiết kế phải phù hợp với lứa tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ của trẻ

– Tác dụng của đồ chơi đối với trẻ (phát triển trí tuệ, phát triển thể lực hay rèn luyện kỹ năng…)

– Cách sử dụng và cách chơi cho từng loại đồ chơi.

– Đảm bảo được qui chuẩn về an toàn đồ chơi và an toàn cho trẻ khi sử dụng đó là hạn chế đến mức tối đa các mối nguy hiểm tiềm tàng có khả năng xảy ra trong quá trình sử dụng và đảm bảo về sức khỏe, vệ sinh cho trẻ em. đươc

– Đồ chơi thể hiện được tính giáo dục, tức là đồ chơi phải phán ánh các nội dung: không được trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam; không khuyến khích các tư tưởng bạo lực và có nội dung không phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi trẻ mầm non.

– Kiểu dáng và màu sắc của đồ chơi phải rực rỡ, đẹp mắt gây được sự hứng thú giúp trẻ phát triển về độ nhạy cảm màu sắc sau này.

Tại sao đồ chơi của trẻ phải đảm bảo tính an toàn

Trò chơi:

Trò chơi ở trẻ em không phải là một hoạt động theo bản năng, cũng không phải vì thừa năng lượng nên mới chơi mà vì do mâu thuẫn giữa nguyện vọng của trẻ em muốn được trực tiếp tham gia vào cuộc sống của người lớn với khả năng của chúng chưa được chuẩn bị đầy đủ nên đã nảy sinh trò chơi.

Vậy trò chơi là một hình thức đặc thù độc đáo của trẻ em để thực hiện tác động tương hỗ giữa chủ thể với môi trường xung quanh (trẻ em nhận thức thế giới thông qua trò chơi). Trong trò chơi trẻ mô phỏng lại cuộc sống của người lớn mà chủ yếu là chúng tái tạo các hành động, các quan hệ qua lại của họ một cách độc đáo bằng hành động và hình tượng, đồng thời khi tái tạo các quan hệ của người lớn, trẻ bộc lộ được thái độ, cảm xúc của mình. Khi chơi, trẻ sống một cuộc sống thực đầu tiên chính trong hoạt động chơi chứ không phải hoạt động nào khác, trẻ thực sự là một chủ thể tích cực hoạt động, giao tiếp và chủ động vận dụng các ấn tượng, các kinh nghiệm đã có để củng cố, khái quát thành kiến thức và để hình thành nhân cách. Chính vì vậy trò chơi là thực tiễn tự lực của trẻ em, là một hoạt động phản ánh tự lực và sáng tạo của trẻ cần được người lớn tổ chức hướng dẫn.

Ý nghĩa:

Giáo dục đạo đức cho trẻ: Trong khi chơi, trẻ nắm được các tiêu chuẩn đạo đức, các quy tắc chơi một cách thực tiễn. Nhờ những mối quan hệ đa dạng trong trò chơi mà đứa trẻ tham gia đã hình thành được các phẩm chất đạo đức quý giá như: Lòng nhân ái, vị tha, đoàn kết, gắn bó biết giúp đỡ lẫn nhau, được giao lưu với nhau một cách tự nhiên và thoải mái luyện được ý chí và ý thức, tính kỷ luật.

 Giáo dục trí tuệ: Trò chơi là một hình thức của hoạt động nhận thức. Nó giúp trẻ phát triển các giác quan, phát triển ngôn ngữ, tư duy hành động trực quan, tư duy trực quan hình tượng, phát triển óc tưởng tượng của trẻ. Qua trò chơi, nhu cầu nhận thức của trẻ em sẽ được phát triển

 Giáo dục thể lực: Tạo cho trẻ trạng thái vui vẻ, lanh lợi, hoạt bát, tác động tốt đến sự tuần hoàn, trao đổi chất, giúp cơ thể phát triển nhanh, khỏe. Luyện cho trẻ được các giác quan với những trò chơi phản ứng nhanh, đòi hỏi ghi nhớ, nhanh mắt, quan sát, tập trung…

Lựa chọn đồ chơi mầm non, thiết bị mầm non phù hợp giúp con phát triển trí tuệ

Bất cứ loại đồ chơi nào bạn mua về cho các bé phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Sau đây là một số mẹo nhỏ cho các chủ đầu tư trong việc lựa chọn đồ chơi an toàn cho bé:

  • Cha mẹ cần đọc kỹ thông tin trước khi mua để đảm bảo chúng thích hợp với lứa tuổi của con
  • Nên kiểm tra các cạnh sắc và những bộ phận rời, vì những bộ phận này có thể gây thương tích cho bé
  • Cẩn thận với những đồ chơi có nguy cơ gây nghẹt thở. Đó có thể là những đồ chơi có nhiều chi tiết nhỏ dễ mắc kẹt trong khí quản của bé
  • Đảm bảo âm thanh của các món đồ chơi điện tử không to quá. Những món đồ chơi có cường độ âm thanh quá lớn có thể gây hại đến thính giác của bé.

Sự hiểu biết về đồ chơi mầm non, thiết bị mầm non sẽ giúp cho cha mẹ lựa chọn đúng các loại đồ chơi mầm non, thiết bị mầm non phù hợp cho sự phát triển của các học sinh mình. Hơn nữa, cha mẹ có thể định hướng và đưa ra những trò chơi hấp dẫn, bổ ích với bé. Có thể nói đồ chơi, trò chơi là những yếu tố quan trọng trong quá trình vui chơi của trẻ, lựa chọn đồ chơi, trò chơi thông minh sẽ giúp sẽ không ngừng phát triển trí tuệ, tư duy, óc sáng tạo khi vận dụng vào trong cuộc sống. Để trẻ được vui chơi thoải mái, thích thú hưởng ứng, tham gia nhiệt tình, phát triển các kỹ năng cần thiết cho trẻ chúng ta cần sáng tạo ra những đồ chơi, trò chơi phù hợp với nhu cầu của trẻ và tạo được môi trường bổ ích cho trẻ hoạt động, giúp cho các chủ nhân tương lai của đất nước có niềm vui, niềm hạnh phúc trong cuộc sống

Nguồn:Sưu tầm 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
--------------------------------------------------------------------------------------
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Đoạt- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Địa chỉ: 
Số 867, đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 02153 824 980 - 02153 831 439
Email: 

- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 sau đây gọi là Luật Giáo dục năm 2019.

- Thông tư số số 47/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Theo Điều 26 của Luật Giáo dục năm 2019 thì cơ sở giáo dục mầm non bao gồm những nhóm sau:

- Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 03 tuổi;

- Trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi;

- Trường mầm non, lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.

Nhưng dù là nhà trẻ, trường mẫu giáo hay trường mầm non thì chương trình giáo dục mầm non phải bảo đảm các yêu cầu sau đây căn cứ vào Điều 25 của Luật Giáo dục năm 2019:

Điều 25. Chương trình giáo dục mầm non

1. Chương trình giáo dục mầm non phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non;

b) Quy định yêu cầu cần đạt ở mỗi độ tuổi, các hoạt động giáo dục, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, môi trường giáo dục, đánh giá sự phát triển của trẻ em;

c) Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục mầm non.

2. Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập để thẩm định chương trình giáo dục mầm non. Hội đồng gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở giáo dục mầm non. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.

3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục mầm non sau khi được thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục mầm non; quy định tiêu chuẩn và việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non.”

Căn cứ vào Thông tư số 47/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại Điều 3 quy định nguyên tắc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non như sau:

- Đồ chơi có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thực hiện theo các quy định hiện hành.

- Đồ chơi không có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và học liệu được lựa chọn theo các nguyên tắc sau:

+ Đồ chơi, học liệu bảo đảm các yêu cầu đối với đồ chơi được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non quy định tại Thông tư này.

+ Lựa chọn đồ chơi, học liệu căn cứ vào nhu cầu thực tế thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; phát triển Chương trình giáo dục mầm non; kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; kế hoạch thực hiện chuyên đề hàng năm.

- Lựa chọn đồ chơi, học liệu căn cứ vào điều kiện thực tế: về vật chất (địa điểm, không gian xếp đặt); về nguồn lực (khả năng khai thác, sử dụng, ứng dụng đồ chơi của cán bộ quản lý và giáo viên).

- Bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

Các yêu cầu đối với đồ chơi được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non theo quy định của Thông tư số 47/2020/TT-BGDĐT như sau:

- Đồ chơi bảo đảm an toàn theo các quy định hiện hành của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ về an toàn đồ chơi trẻ em.

- Đồ chơi bảo đảm các quy định hiện hành về tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đồ chơi ghi rõ các thông tin về bản quyền (tem, nhãn mác, nơi nhập khẩu, nơi sản xuất, hạn sử dụng, cách lắp đặt, bảo quản); có giấy chứng nhận hợp quy còn thời hạn hiệu lực; gắn dấu hợp quy theo quy định.

- Đối với đồ chơi tự làm: các nguyên liệu, vật liệu bảo đảm vệ sinh, an toàn, không gây độc hại cho người sử dụng; hạn chế sử dụng đồ chơi làm từ nhựa tái chế và sản phẩm nhựa dùng một lần.

- Bảo đảm tính thẩm mỹ, màu sắc hài hòa, sinh động.

- Bố cục hợp lý, hình dạng bề ngoài sinh động, hấp dẫn, kích thích hứng thú trẻ.

- Bảo đảm kích cỡ, trọng lượng phù hợp với thể chất và khả năng sử dụng của trẻ (dễ chơi, dễ di chuyển).

- Dễ dàng kết nối, lắp ghép, lồng, xếp các chi tiết.

- Phù hợp với nội dung Chương trình giáo dục mầm non và các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non; giúp trẻ em phát triển các lĩnh vực thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội.

- Đáp ứng yêu cầu phát triển Chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với xu thế hội nhập và yêu cầu đổi mới phương pháp.

- Đồ chơi không chứa đựng nội dung bạo lực, thông tin xuyên tạc, kì thị về chính trị, tôn giáo, sắc tộc, giới tính.

- Đồ chơi được thiết kế có tính năng kích thích phát triển thể chất, tư duy, sáng tạo; phù hợp với nhu cầu và phát triển của từng độ tuổi.

- Hỗ trợ trẻ em có nhu cầu đặc biệt bao gồm các nhu cầu về thể chất, giác quan và học tập.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục

Luật Hoàng Anh