Tại sao lại có máu kinh


1. Rối loạn kinh nguyệt là gì? Kinh nguyệt là hiện tượng bong lớp niêm mạc tử cung có chu kỳ do sự thay đổi nội tiết, làm chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo. Kinh nguyệt lần đầu tiên xuất hiện ở bé gái từ 12-16 tuổi, chu kỳ trung bình là 28 ngày, tuy nhiên có một số trường hợp ngắn hơn khoảng 25 ngày hoặc dài hơn 30 - 35 ngày, tùy từng người và thời gian thường kéo dài từ 3-5 ngày. Lượng máu mất đi sau mỗi kỳ hành kinh khoảng 80 ml. Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, số ngày có kinh và số lượng máu kinh so với những chu kỳ thông thường trước đó. Đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó, có thể do nội tiết, có thể tổn thương thực thể cơ quan sinh dục nữ, đôi khi chỉ đơn thuần là do thay đổi điều kiện sống môi trường sống. Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra cho phụ nữ ở nhiều độ tuổi, mức độ và biểu hiện khác nhau như ở lứa tuổi dậy thì, sinh con, mãn kinh... gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của chị em phụ nữ nếu không được chữa trị kịp thời.  

2. Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt

Những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên bạn vẫn nên chú ý khi gặp phải một số biểu hiện bất thường sau của rối loạn kinh nguyệt

Bất thường về chu kỳ kinh: Là khi vòng kinh của bạn dài trên 35 ngày [kinh thưa] hay ngắn dưới 22 ngày [kinh mau], thậm chí là không có kinh từ 6 tháng trở lên [vô kinh].


Bất thường về máu kinh: Là những bất thường về số lượng và ngày có kinh.
  • Cường kinh: còn gọi là băng kinh, lượng máu kinh > 80ml/kỳ.
  • Thiểu kinh: số ngày có kinh < 2 ngày và lượng kinh< 80ml/kỳ.
  • Rong kinh: số ngày có kinh > 7 ngày.
Máu kinh: Thường là máu đỏ thẫm, có mùi hơi tanh, không đông, nếu máu kinh có lẫn máu cục hoặc máu đỏ tươi hay hồng nhạt là bất thường.
Bất thường về triệu chứng khác kèm theo khi đến chu kỳ kinh nguyệt: Trong đó các bất thường về kinh nguyệt, thống kinh là hiện tượng phổ biến nhất, thường có triệu chứng đau bụng dưới khi hành kinh. Nếu đau, cơn đau có thể xuyên ra cột sống, lan xuống đùi và lan ra toàn bụng. Ngoài ra có thể thấy đau lưng kèm theo tức ngực, căng vú, buồn nôn, dễ xúc động, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động.  

3. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt

Tình trạng kinh nguyệt thất thường xảy ra ở nhiều người, nhưng không phải ai cũng biết được nguyên nhân, hay không phải lúc nào cũng do một nguyên nhân duy nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt thường gặp

Ảnh hưởng của nội tiết tố

  • Mỗi giai đoạn của người phụ nữ đều ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố bao gồm tuổi dậy thì, mãn kinh, mang thai, sinh con, và cho con bú sẽ làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
  • Trong tuổi dậy thì, cơ thể trải qua những thay đổi lớn. Có thể mất vài năm để estrogen và progesterone đạt được sự cân bằng và thời gian bất thường của chu kỳ kinh nguyệt phổ biến tại thời điểm này.
  • Giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng suy giảm, các nội tiết tố nữ thay đổi làm chu kỳ và lượng máu kinh thay đổi.
  • Thời kỳ mãn kinh tính từ 12 tháng kể từ thời kỳ kinh nguyệt cuối cùng của người phụ nữ. Sau thời kỳ mãn kinh, chị em phụ nữ sẽ không còn những chu kỳ kinh.
  • Trong thời gian mang thai, kinh nguyệt chấm dứt.
  • Hầu hết phụ nữ không có kinh trong khi cho con bú.
Nguyên nhân thực thể:
  • Thai nghén bất thường: Chửa ngoài tử cung, dọa sảy thai…
  • Tổn thương thực thể của cổ tử cung - polyp cổ tử cung - Polyp buồng tử cung - u xơ tử cung, quá sản nội mạc tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, buồng trứng đa nang...
  • U tuyến yên, bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường.
  • Nhiễm khuẩn: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm niêm mạc tử cung.
Thay đổi điều kiện sống, thói quen sinh hoạt: Kinh nguyệt do cơ chế nội tiết - thần kinh điều chỉnh nên khi thay đổi môi trường sống như chuyển vùng, thay đổi công việc, bị áp lực học, gia đình hoặc công việc làm cho người phụ nữ chán nản hay buồn rầu cũng làm rối loạn kinh nguyệt.

Chế độ dinh dưỡng: Thay đổi chế độ ăn uống, tăng cân hoặc giảm cân quá mức cũng làm rối loạn kinh nguyệt.


Vận động quá mức: cũng làm tăng lượng kinh và kéo dài ngày thấy kinh.
Một số thuốc gây rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt là thuốc tránh thai, thuốc điều trị tiểu đường, cao huyết áp. Một số thuốc gây rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt là thuốc tránh thai, thuốc điều trị tiểu đường, cao huyết áp  

4. Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Câu trả lời là có!

  • Thiếu máu: lượng kinh ra nhiều và kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, tim loạn nhịp, thở gấp...trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí tính mạng của bạn.
  • Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa: Chu kỳ kinh kéo dài không chỉ gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày mà còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng phát triển gây những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” [viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng...]
  • Nguy cơ vô sinh: Bạn có thể khó mang thai hơn nếu bạn có chu kỳ bất thường vì thời điểm rụng trứng không thường xuyên, hoặc do viêm nhiễm gây tắc vòi tử cung
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục: Các nghiên cứu khoa học cho thấy quan hệ tình dục vào những ngày “đèn đỏ” có thể làm tăng nguy cơ gây nên các bệnh phụ khoa. Do đó rối loạn kinh nguyệt phần nào đó khiến những cuộc “yêu” của bạn cũng trở nên thất thường hơn.
  • Ảnh hưởng đến nhan sắc phụ nữ: Estrogen và Progesteron chính là 2 hocmon đóng vai trò cội nguồn sắc đẹp của phái nữ. Do đó, việc rối loạn các hormone này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc, sự tươi trẻ của phái đẹp, làm khí huyết lưu thông kém khiến da kém mịn màng, khiến chị em dễ cáu gắt, nóng tính... Không chỉ vậy, rối loạn kinh nguyệt còn khiến nhiều chị em lo lắng, căng thẳng, mất tự tin, khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm đáng kể.
  • Bệnh lý khác: một số trường hợp rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện của chửa ngoài tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ... sẽ rất nguy hiểm nếu bạn đi khám muộn
Lượng kinh ra nhiều và kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao  

5. Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt


Rối loạn kinh nguyệt là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ. Tuy nhiên, bạn hãy đến gặp bạn sĩ nếu có rối loạn kinh nguyệt để có chẩn đoán xác định, loại trừ bệnh lý thực thể phải điều trị tại bệnh viện. Còn những rối loạn kinh nguyệt cơ năng, các bác sĩ sẽ tư vấn bạn điều trị và theo dõi tại nhà.
  • Cải thiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc phù hợp.
Các chị em phải điều chỉnh chế độ ăn uống của mình cho hợp giờ giấc và bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tích cực tập thể dục thể thao thường xuyên, dù là một vài động tác vận động nhỏ mỗi sáng 15-30 phút cũng giúp đẩy lùi chứng rối loạn kinh nguyệt.
  • Giữ tâm lý thật thoải mái
Cố gắng làm việc và sinh hoạt trong môi trường sạch sẽ, trong lành và ít căng thẳng nhất có thể. Bạn có thể tập nghĩ đến những điều vui vẻ, tích cực, có thể nghe nhạc hoặc trò chuyện với bạn bè nhiều hơn để thư giãn đầu óc.
  • Sử dụng thuốc tránh thai theo chỉ định của Bác sĩ
Lời khuyên cho bạn là không nên lạm dụng thuốc quá nhiều. Thuốc tránh thai là loại thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, các chị em nên tư vấn bác sĩ nếu muốn sử dụng thuốc tránh thai và có nhiều phương pháp tránh thai khác để bạn có thể lựa chọn.
Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác
Việc sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá không những ảnh hưởng đến nội tiết, gây rối loạn kinh nguyệt mà còn ảnh hưởng đến làn da của bạn nữa. Vì vậy, hãy hạn chế đến mức thấp nhất có thể để có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn nhé!
  • Điều trị bệnh lý khác nếu có: Tuyến giáp, tiểu đường....
Ngoài ra, nếu các triệu chứng vẫn không được cải thiện, hãy đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và điều trị để phục hồi sức khỏe! -----------------------------

Theo bác sĩ Phan Thị Thu Tâm – Sản Phụ Khoa


Bệnh viện Columbia Asia Gia Định
 

Follow us for latest Health Tips:

Theo dõi chúng tôi để biết các Mẹo Sức khỏe mới nhất:

Mọi người có thể lo lắng nếu họ nhận thấy cục máu đông trong máu kinh nguyệt. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn bình thường và hiếm khi gây lo ngại. Các cục máu đông bao gồm máu, các sản phẩm phụ của máu, mô bong tróc bị tống ra khỏi tử cung trong kỳ kinh và chất nhầy. Chúng thường có màu đỏ sẫm. Hỗn hợp này sau đó được tống ra khỏi tử cung qua cổ tử cung và ra khỏi âm đạo.

1. Các cục máu đông bình thường và bất thường

Các cục máu kinh là hỗn hợp của các tế bào máu, mô từ niêm mạc tử cung và protein trong máu. Đây là chức năng đông máu bình thường xảy ra tương tự ở các bộ phận khác trong cơ thể khi chấn thương mô, chẳng hạn như vết cắt hoặc vết rách.

Khi hành kinh xảy ra, cơ thể sẽ giải phóng các protein đông máu khiến máu trong tử cung bị đông lại. Sự đông máu này ngăn chặn các mạch máu trong niêm mạc tử cung tiếp tục chảy máu. Khi lượng máu là đáng kể, các protein đông máu có thể bắt đầu kết tụ lại với nhau, dẫn đến máu kinh vón cục.

Nếu các cục máu đông nhỏ, chỉ thỉnh thoảng xuất hiện, thường đầu chu kì kinh, chúng thường không có gì phải lo lắng. Nếu như thường xuyên xuất hiện thì có thể báo hiệu một tình trạng y khoa cần được thăm khám. Ngoài ra, một số bệnh lý cũng có thể gây ra cục máu đông lớn kèm với đau bụng nhiều.

Cục máu đông lớn

Gặp bác sĩ nếu bạn bị chảy máu kinh nhiều hoặc có cục máu đông lớn. Chảy máu kinh được coi là nhiều nếu bạn phải thay băng vệ sinh mỗi hai giờ hoặc ít hơn.

Bạn cũng nên thăm khám bác sĩ ngay lập tức nếu xuất hiện các cục máu đông lớn khi mang thai. Đó có thể là dấu hiệu của sẩy thai.

2. Điều gì gây ra cục máu đông trong chu kì kinh nguyệt?

Hầu hết phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ bong tróc niêm mạc tử cung. Lớp niêm mạc tử cung này còn được gọi là nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung phát triển và dày lên trong suốt tháng để đáp ứng với estrogen, một nội tiết tố nữ. Mục đích của nó là giúp hỗ trợ trứng được thụ tinh. Nếu quá trình thụ thai không xảy ra, các thay đổi nội tiết tố sẽ báo hiệu lớp nội mạc bị bong ra và hành kinh sẽ xảy ra.

Khi niêm mạc tử cung bong ra, nó nằm dưới cổ tử cung, chờ cổ tử cung co bóp và trục xuất nó. Để hỗ trợ sự phân hủy của máu và mô dày này, cơ thể sẽ giải phóng các chất chống đông máu để làm loãng máu.Từ đó, cho phép nó đi qua tự do hơn. Tuy nhiên, khi dòng máu vượt quá khả năng sản xuất các chất chống đông máu của cơ thể, các cục máu đông được hình thành.

Sự hình thành cục máu đông phổ biến nhất trong những ngày lượng máu nhiều. Đối với nhiều phụ nữ có chu kì kinh bình thường, ngày chảy máu nhiều thường xảy ra vào đầu giai đoạn hành kinh. Thời gian hành kinh được coi là bình thường nếu chảy máu kéo dài 4 đến 5 ngày. 

>> Xem thêm bài viết về chu kì kinh nguyệt để nhận biết những dấu hiệu bất thường ảnh hưởng đến sức khoẻ.

3. Nguyên nhân cơ bản hình thành cục máu đông là gì?

Các yếu tố vật lý và nội tiết tố có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn và tạo ra lượng máu kinh nhiều. Chảy máu nhiều làm tăng cơ hội phát triển cục máu đông.

3.1 Tắc nghẽn tử cung

Các yếu tố cản trở tử cung có thể gây thêm áp lực lên thành tử cung. Điều đó có thể làm tăng chảy máu kinh và hình thành cục máu đông.

Chúng cũng có thể cản trở khả năng co bóp tử cung. Khi tử cung co bóp không đúng cách, máu chảy ra và đông lại bên trong khoang tử cung. Từ đó, hình thành các cục máu đông.

Tắc nghẽn tử cung có thể được gây ra bởi:

U xơ thường là khối u không ung thư, phát triển trong thành tử cung. Bên cạnh chảy máu kinh nặng, nó cũng có thể gây ra: chảy máu kinh không đều, đau lưng dưới, bụng nhô to ra, vấn đề sinh sản,…

>> Xem thêm bài viết về u xơ tử cung để hiểu rõ hơn về tình trạng u xơ cơ tử cung và chủ động phòng tránh những biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản

U xơ tử cung gây tắc nghẽn tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, ở các vị trí khác của đường sinh sản và ngoài đường sinh sản. Trong khoảng thời gian của kỳ kinh, nó có thể tạo ra: đau đớn, buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy, khó chịu khi quan hệ, đau vùng xương chậu, chảy máu bất thường,…

Adenomyosis xảy ra khi niêm mạc tử cung phát triển thành tử cung. Điều đó khiến tử cung to ra và dày lên. Ngoài chảy máu kéo dài, tình trạng này có thể khiến tử cung phát triển gấp hai đến ba lần kích thước bình thường.

Mặc dù hiếm gặp, khối u ung thư ở tử cung và cổ tử cung có thể dẫn đến chảy máu kinh nặng.

3.2 Mất cân bằng hormon

Để phát triển và dày lên đúng cách, niêm mạc tử cung phải dựa vào sự cân bằng các nội tiết tố estrogen và progesterone. Nếu có quá nhiều hoặc quá ít một trong hai chất, bạn có thể bị chảy máu kinh nặng.

Nguyên nhân có thể gây mất cân bằng nội tiết tố là:

  • Tiền mãn kinh
  • Mãn kinh
  • Tăng hoặc giảm cân đáng kể
Tăng hoặc giảm cân cũng có thể gây mất cân bằng nội tiết tố

Triệu chứng chính của sự mất cân bằng nội tiết tố là kinh nguyệt không đều. Ví dụ: thời gian hành kinh của bạn có thể muộn hơn hoặc lâu hơn bình thường hoặc bỏ lỡ chúng hoàn toàn.

3.3 Sẩy thai

Có đến một nửa số trường hợp bị sảy thai trong quá trình mang thai. Thậm chí, nhiều trường hợp mất thai xảy ra trước khi người phụ nữ biết mình có thai. Khi sẩy thai sớm, có thể dẫn đến chảy máu nặng, đau bụng và xuất hiện cục máu đông.

3.4 Bệnh Von Willebrand

Chảy máu kinh nhiều cũng có thể được gây ra bởi bệnh Von Willebrand [VWD]. VWD là bệnh hiếm, khoảng 5 – 24% phụ nữ bị chảy máu kinh nguyệt nặng mãn tính bị ảnh hưởng.

VWD có thể là nguyên nhân của chu kỳ kinh nhiều nếu nó xảy ra thường xuyên. Bạn dễ bị chảy máu sau một vết cắt nhỏ hoặc nướu dễ bị chảy máu. Gặp bác sĩ nếu bạn nghi ngờ đây là nguyên nhân gây chảy máu nặng.

4. Biến chứng

Gặp bác sĩ nếu bạn thường xuyên có cục máu đông lớn trong máu kinh. Một trong những biến chứng chính của chảy máu kinh nhiều là thiếu máu thiếu sắt. Đây là tình trạng trong máu không đủ lượng sắt để tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Các triệu chứng bao gồm: mệt mỏi, xanh xao, đau ngực,…

5. Làm thế nào để xác định nguyên nhân của cục máu đông?

Để xác định nguyên nhân cơ bản của cục máu đông trong máu kinh, bác sĩ có thể hỏi bạn về những điều ảnh hưởng đến chu kì kinh. Ví dụ, bạn có phải đã phẫu thuật vùng chậu, sử dụng biện pháp tránh thai hoặc đã từng có thai. Họ cũng sẽ kiểm tra tử cung của bạn.

Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm máu để tìm sự mất cân bằng nội tiết tố. Các xét nghiệm hình ảnh, như MRI hoặc siêu âm, có thể được sử dụng để kiểm tra u xơ, lạc nội mạc tử cung hoặc các vật cản quá trình co bóp tử cung khác.

6. Các cục máu đông được điều trị như thế nào?

Kiểm soát chảy máu kinh nặng là cách tốt nhất để kiểm soát cục máu đông xuất hiện trong chu kì kinh. 

Các biện pháp tránh thai nội tiết tố có thể ức chế sự phát triển của niêm mạc tử cung. Các biện pháp này cũng có thể có lợi trong việc làm chậm sự phát triển của u xơ trong tử cung.

Ngoài ra, nếu như không muốn sử dụng nội tiết tố, một lựa chọn phổ biến khác là thuốc Tranexamic Acid, ảnh hưởng đến quá trình đông máu.

Sử dụng thuốc tránh thai thay nội tiết tố có thể giúp kiểm soát cục máu đông

Đôi khi các thủ thuật có thể được dùng để xác định nguyên nhân gây chảy máu kinh nặng.

Đối với những phụ nữ có khối u tăng trưởng trong tử cung như u xơ tử cung, phẫu thuật để loại bỏ sự tăng trưởng có thể là cần thiết. Loại phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào kích thước và vị trí của u xơ. Nếu u xơ phát triển lớn, bạn có thể cần phẫu thuật cắt bỏ chúng. Nếu u xơ tăng trưởng nhỏ, phẫu thuật nội soi thường được sử dụng. Ngoài ra, một số phụ nữ có thể lựa chọn cắt bỏ tử cung của họ.

Tóm lại, bạn có thể ngạc nhiên khi thấy một khối máu kinh vón cục. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, cục máu đông là một phần tự nhiên của máu kinh. Máu kinh vón cục đi kèm với chu kỳ kinh nhiều có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Điều đó thường không là vấn đề, nhưng đôi khi nó có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe. Khi đó bạn cần được thăm khám và điều trị phù hợp.

Video liên quan

Chủ Đề