Tại sao phải lên kế hoạch

Kế hoạch là gì? Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch

Kế hoạch là gì? Tầm quan trọng của nó như thế nào? nhiều người nghĩ rằng, kế hoạch không quan trọng, quan trọng là chúng ta làm như thế nào, và kết quả ra sao? nhưng nếu không có một kế hoạch chi tiết, người làm sẽ không biết mình đã làm đến đâu, khi nào mình đã hoàn thành.

Kế hoạch là gì? Tầm quan trọng của kế hoạch

Kế hoạch là gì?

Kế hoạch là một nội dung và là chức năng quan trọng nhất của quản lý. Bởi lẽ, kế hoạch gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành các chương trình hoạt động trong tương lai của một tổ chức, của một doanh nghiệp. Kế hoạch cũng là việc lựa chọn phương pháp tiếp cận hợp lý các mục tiêu định trước. Kế hoạch là xác định mục tiêu và quyết định cách tốt nhất để đạt được mục tiêu.

Kế hoạch bao gồm việc lựa chọn một đường lối hành động mà một công ty hoặc cơ sở nào đó, và mọi bộ phận của nó sẽ tuân theo. Kế hoạch có nghĩa là xác định trước phải làm gì, làm như thế nào, vào khi nào và ai sẽ làm. Việc làm kế hoạch là bắc một nhịp cầu từ trạng thái hiện tại của ta tới chỗ mà chúng ta muốn có trong tương lai.

Tầm quan trọng của kế hoạch hóa bắt nguồn từ những căn cứ sau đây:

- Kế hoạch hóa là cần thiết để có thể ứng phó với những yếu tố bất định và những thay đổi của môi trường bên ngoài và bên trong của một tổ chức hoặc một doanh nghiệp.

- Kế hoạch hóa làm cho các sự việc có thể xảy ra theo dự kiến ban đầu và sẽ không xảy ra  khác đi. Mặc dù ít khi có thể dự đoán chính xác về tương lai và các sự kiện chưa biết trước có thể gây trở ngại cho việc thực hiện kế hoạch, nhưng nếu không có kế hoạch thì hành động của con người đi đến chỗ vô mục đích và phó thác may rùi, trong việc thiết lập môi trường cho việc thực hiện nhiệm vụ, không có gì quan trọng và cơ bản hơn việc tạo khả năng cho mọi người biết được mục đích và mục tiêu của họ, biết được những nhiệm vụ để thực hiện, và những đường lối chỉ dẫn để tuân theo trong khi thực hiện các công việc.

- Những yếu tố bất định và hay thay đổi khiến cho công tác kế hoạch hóa trở thành tất yếu. Chúng ta biết rằng tương lai thường ít khi chắc chắn, tương lai càng xa, tính bất định càng lớn. Ví dụ, trong tương lai khách hàng có thể hủy bỏ các đơn hàng đã ký kết, có những biến động lớn về tài chính và tiền tệ, giá cả thay đổi, thiên tai đến bất ngờ... Nếu không có kế hoạch cũng như dự tính trước các giải pháp giải quyết những tình huống bất ngờ, các nhà quản lý khó có thể ứng phó được với những tình huống ngẫu nhiên, bất định xảy ra và đơn vị sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngay cả khi tương lai có độ chắc chắn và tin cậy cao thì kế hoạch hóa vẫn là cần thiết, bởi lẽ kế hoạch hóa là tìm ra nhũng giải pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu đề ra.

- Kế hoạch hóa sẽ chú trọng vào việc thực hiện các mục tiêu, vì kế hoạch hóa bao gồm xác định công việc, phối hợp hoạt động của các bộ phận trong hệ thống nhằm thực hiện mục tiêu chung của toàn hệ thống. Nếu muốn nỗ lực của tập thể có hiệu quả, mọi người cần biết mình phải hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể nào.

- Kế hoạch hóa sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế cao, bởi vì kế hoạch hóa quan tâm đến mục tiêu chung đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Nếu không có kế hoạch hóa, các đơn vị bộ phận trong hệ thống sẽ hoạt động tự do, tự phát, trùng lặp, gây ra những rối loạn và tốn kém không cần thiết.

- Kế hoạch hóa có vai trò to lớn làm cơ sở quan trọng cho công tác kiểm tra và điều chỉnh toàn bộ hoạt động của cả hệ thống nói chung cũng như các bộ phận trong hệ thống nói riêng.

Nguồn tin: Internet

Lên kế hoạch cho bản thân trong tương lai chính là hành động thiết thực nhằm nâng cao kiến thức và xây dựng hình ảnh của bản thân, phát triển được khả năng và tài năng của chính mình, tích lũy tài sản và thăng tiến trong sự nghiệp, nâng cao được chất lượng của cuộc sống và góp lửa thêm cho những hoài bão, ước mơ.

Nếu bạn đang là học sinh cấp ba và sắp đến ngưỡng thi kì thi quốc gia thì kế hoạch tương lai của bạn là gì? Để trả lời cho câu hỏi này, bạn hãy xem sức học và mong muốn của bạn là thi vào trường đại học nào trước, sau đó mới lên kế hoạch để đạt được số điểm mình mong muốn.

Hãy phân ra 2 kế hoạch trong tương lai, một là cho tương lai gần và bạn phải thực hiện trước, hai là tương lai xa hơn và bạn sẽ có kế hoạch gì trong việc học đại học như: làm thế nào để ra trường đúng hạn mà không rớt môn, hay học lực khá giỏi trở lên. Để đạt được mục tiêu đề ra, bạn cần có phương pháp học và cách quản lý thời gian đúng cách. Việc xác định kế hoạch tương lại rất quan trọng mặc dù sẽ có những sự cố phát sinh trong quá trình nhưng nếu đã có mục tiêu trong tay thì nhất định bạn sẽ thành công.

Theo đó, nếu bạn lên kế hoạch cho bản thân từ trước thì có thể hình dung ra được mục tiêu của bạn như thế nào, làm thế nào để có thể đạt được mục tiêu. Hơn nữa, bạn cũng cần làm mọi thứ theo một trình tự nhất định, vì thế điều cần thiết ở đây là bạn nên biết bản thân mình nên bắt đầu từ đâu.

Tuy nhiên, nếu như bạn không chắc chắn về sở thích, điểm mạnh và yếu, kỹ năng của bản thân thì bước làm đầu tiên bạn nên tìm hiểu kỹ chính mình. Kiểm tra những thông tin, hoạt động có thể giúp bạn khám phá ra những giá trị, khả năng, sở thích, kỹ năng cũng như đặc điểm của bạn. Lựa chọn nghề nghiệp thích hợp, tìm hiểu các bước cần phải thực hiện đối với chúng. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu về sự nghiệp trong tương lai, chọn công việc như thế nào, làm thế nào để sở hữu được những kỹ năng cần thiết.

Bên cạnh đó, một kế hoạch tương lai để phát triển bản thân sẽ giúp bạn hệ thống lại suy nghĩ của mình. Nếu bạn chỉ suy nghĩ trong đầu, có thể sẽ bỏ lỡ những chi tiết cần thiết và quan trọng, từ đó sẽ không thực hiện được chiến lược thực tế để hoàn thành mục tiêu đó. Thế nên, bạn phải ghi ra giấy khi lên kế hoạch cho bản thân tránh bỏ sót những điều quan trọng.

Dưới đây có một số tình huống để bạn xem xét bản thân có cần thiết phải lên kế hoạch cho tương lại không, cùng theo dõi và nhận xét nhé!

  • Tình huống 1: Bạn đang thực hiện một việc mới mẻ và chưa bao giờ thử qua và câu hỏi đặt ra là: Làm sao để thực hiện được việc đó? Chắc chắn hành động của bạn sẽ là tìm hiểu thông tin về việc mới mẻ đó. Sau khi thu thập xong, bạn sẽ tìm các cách để hoàn thành tốt nhất => Quá trình này gọi là lên kế hoạch.

  • Tình huống 2: Bạn muốn lấy vợ hay muốn tặng món quà giá trị cho người thân yêu. Câu hỏi đặt ra là: Làm sao để kiếm được tiền? Thời hạn là bao lâu? Làm sao để đạt được? Đến lúc này bạn sẽ tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi và muốn thực hiện được, bạn phải lên kế hoạch để biết cách đạt được mục tiêu đã đề ra.

Vì vậy, việc lên kế hoạch tương lai là cần thiết để bạn có được cách thức và hướng đi tốt nhất cùng với những biện pháp dự phòng rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.

Theo đó, bạn cần phải lên kế hoạch cho bản thân nếu như bạn đang tự hỏi phải làm gì sau khi mình tốt nghiệp đại học, bạn biết và thích hướng bạn đang thực hiện nhưng bạn cần sự trợ giúp để hoàn thành công việc đó, bạn không chắc là bản thân muốn làm những gì.

Lập kế hoạch sẽ đem đến nhiều lợi ích khác nhau, đặc biệt là trên con đường sự nghiệp của bạn. Từ bây giờ bạn nên dành nhiều thời gian để suy nghĩ điều bạn muốn đạt được và cần nên làm gì để thực hiện được mục tiêu nhé.

Mong rằng bài viết giúp bạn nhận ra được việc lên kế hoạch cho bản thân cần thiết như thế nào, từ đó bạn có thể xây dựng và hệ thống các mục tiêu khoa học hơn để đạt được thành công. Ngoài ra, bạn cũng nên tạo một kế hoạch mới ở mỗi năm và nên làm điều này vào tháng 1 hàng năm nhé. Chúc bạn thành công trong cuộc sống.

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Lên kế hoạch là việc giúp bạn định hướng những biện pháp để đạt được mục tiêu đề ra. Trong qua trình thực hiện kế hoạch, bạn có thể linh hoạt để chỉnh sửa cho phù hợp với những tình huống phát sinh bất ngờ bằng kế hoạch dự phòng rủi ro. Việc này giúp bạn tự tin hơn khi chạm đến mục tiêu của bản thân.

Nếu bạn có mong muốn và mục tiêu thì việc lên kế hoạch cho tương lai là điều cần thiết. Tất nhiên, việc bạn lên kế hoạch thì xác suất thành công sẽ cao hơn nếu như chưa có định hướng gì mà thực hiện theo kiểu "tới đâu hay tới đó".

Khi lập kế hoạch, bạn sẽ dễ nhận ra những thiếu sót và khó khăn khi muốn thực hiện mục tiêu, từ đó, bạn sẽ biết được vị trí hiện tại và khoảng cách để đạt mục tiêu đó. Ngoài ra, lập kế hoạch sẽ giúp bạn có thêm nhiều kĩ năng và nhận ra được cách lập kế hoạch để đạt được mục tiêu tốt nhất.

Lên kế hoạch cho tương lai là điều cần thiết, bởi vì bạn sẽ định hướng được mỗi bước đi của mình trên con đường mà bạn đã vạch ra sẵn, sẽ có những rủi ro, những kế hoạch B, C nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn là kết quả mà bạn mong đợi. Lên kế hoạch sẽ giúp tỉ lệ thành công đạt được mục đích nhanh hơn

Xuất bản lần đầu 18 tháng 6 năm 2021

Video liên quan

Chủ Đề