Tại sao phải xả e

Máy phát điện cung cấp lượng điện dự phòng vào những ngày mất điện, giúp các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người được duy trì. Trong quá trình sử dụng máy phát điện, người dùng cũng cần nắm được những kiến thức, cách khắc phục khi có sự cố. Trong bài viết này, Điện máy Yên Phát sẽ chia sẻ cách xả e máy phát điện phòng những trường hợp cần thiết, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Xả e máy phát điện khi dầu trong bình chứa có lẫn khí bọt, hơi nước

Xả e máy phát điện là gì?

Xả xe máy phát điện hay xả air/ xả khí là hiện tượng trong dầu có lẫn bọt khí, hơi nước, làm giảm hiệu suất truyền lực trong hệ thống và nhanh hỏng dầu. Theo đó, việc xả e chỉ nên thực hiện khi phải tháo rời các chi tiết, thay dầu mới hay gặp sự cố máy phát điện không hoạt động.

Dầu máy giúp bôi trơn các linh kiện, giảm ma sát, chống mài mòn các chi tiết của động cơ máy. Góp phần bảo vệ các bề mặt tiếp xúc chịu tải cao khi dầu bị “quét” ra khỏi kim loại. Nhiên liệu này đóng vai trò đặc biệt quan trọng, giúp làm sạch, chống đóng cặn trong máy phát điện ở các bộ phận bên trong thiết bị.

Các loại máy phát điện chính hãng có công suất lớn thường đi kèm với bình chứa dầu với dung tích lớn. Dầu nhớt có độ nhớt tạo thành chất làm kín giữa các pít-tông, xéc măng, và thành xi-lanh, giúp duy trì áp suất trong buồng đốt, giảm thiểu các chất khí cháy, mạt lọt xuống các-te gây tổn hại cho động cơ của máy phát điện. 

Bình chứa dầu bôi trơn sẽ là nơi chứa các chất cặn và tạp chất, các khí sẽ được giữ lơ lửng trong đó để tránh tạo thành các cặn bã với kích thước lớn có thể làm nghẹt lọc nhớt. Chính vì vậy chúng ta cần xả e định kỳ để loại bỏ bụi bẩn, không khí, nước bên trong máy phát điện và thêm dầu mới cho thiết bị.

Xả e thường được thực hiện đối với các dòng máy phát điện chạy dầu

Thời điểm thích hợp để xả e máy phát điện

Xả e, xả gió và nước thường xảy ra với máy phát điện chạy dầu diesel. Sau một thời gian sử dụng, chúng ta thường không để ý tới tình trạng của dầu máy, bạn có đổ nhiều dầu rồi nhưng khi đề, nổ cũng thiết bị không hoạt động. Nếu gặp phải hiện tượng này thì bạn cần phải thực hiện việc xả dầu vì có thể trong ống dẫn dầu đã chứa không khí khiến buồng đốt của động cơ không cháy được. Chính vì vậy cần phải xả hết, loại bỏ không khí, nước từ bình chứa dầu ra bên ngoài. Công việc này nên được thực hiện vào lần đầu tiên sử dụng hay khi sử dụng mà máy phát điện đã chạy hết dầu.

Hướng dẫn xả gió, xả e và nước cho máy phát điện

Cách xả e máy phát điện gia đình sẽ phụ thuộc vào từng loại máy nổ khác nhau. Nhìn chung, quy trình các bước xả e cho máy gồm các bước sau đây:

Bước 1: Đẩy không khí ra khỏi ống cấp nhiên liệu [hiện tượng e] khi phải khởi động lại động cơ do nhiên liệu cấp bị thiếu.

Bước 2: Tiến hành tháo ống chứa nhiên liệu để khử không khí, sau đó đấu lại.

Bước 3: Khử không khí bằng cách dùng bơm cấp nhiên liệu trên bầu lọc nhiên liệu. Ấn bơm cấp nhiên liệu để đẩy không khí ra bên ngoài. 

Bước 4: Kiểm tra lại đệm lò xo của bầu lọc nhiên liệu.

Bước 5: Sử dụng chìa vặn của bầu lọc lò xo để tháo đệm lò xo ra.

Bước 6: Rửa sạch bộ lọc, bôi một lớp dầu mỏng lên bề mặt bộ lọc và lắp lại. Chú ý không siết quá chặt. 

Bước 7: Sau khi thay đệm lò xo người thực hiện cần phải đẩy không khí ra khỏi ống cấp nhiên liệu.

Xả dầu máy ra ngoài trước để xả air

Hướng dẫn bảo trì & bảo dưỡng máy phát điện

Như đã nói ở trên thì việc xả e máy phát điện không nên thực hiện thường xuyên. Và để giúp máy phát điện luôn vận hành ổn định, hạn chế tối đa các sự cố hỏng hóc phát sinh, tăng tuổi thọ, người sử dụng nên chú ý tới thời gian hoạt động để tiện theo dõi và tiến hành bảo dưỡng máy định kỳ.

Làm sạch lọc gió

Luôn giữ lõi lọc gió sạch sẽ, nếu lõi lọc gió bẩn sẽ khiến hiệu suất hoạt động của động cơ bị giảm sút. Người dùng nên chú ý không để máy chạy nếu như thiếu lọc gió. Trường hợp máy phát điện hoạt động trong môi trường nhiều bụi cần phải vệ sinh và làm sạch bộ lọc gió thường xuyên hơn.

Thay dầu bôi trơn

Trước khi tiến hành thay dầu bôi trơn cho máy, người dùng cần để máy chạy không tải đến khi đủ ấm, sau đó tắt máy và bắt đầu quy trình thay như sau:

 - Mở thước thăm dầu.

- Dùng khay chứa đặt dưới chỗ xả dầu, mở ốc để xả dầu. 

- Sau khi xả xong thì vặn ốc lại theo đúng lực siết quy định.

- Đổ dầu từ từ, tránh bị chảy loang lổ ra ngoài, dùng thước thăm dầu để kiểm tra mức dầu [mức dầu bám đến vạch cao nhất là tốt].

Chú ý: cần phải thay lọc dầu theo định kỳ, hoặc theo cách nhớ “2 lần thay dầu là 1 lần thay lọc”.

Thay nước làm mát

Sau một khoảng thời gian làm việc, người dùng cần chú ý thay nước định kỳ cho máy phát điện. Nếu két nước bị bụi bám vào bề mặt thì phải tiến hành vệ sinh.  

- Nước làm mát cho máy phát điện là hỗn hợp bao gồm nước và dung dịch LCC

- Tỉ lệ thích hợp của hỗn hợp 30% LCC và 50% nước. Nếu tỉ lệ thấp dưới 30% thì hiệu quả chống gỉ của hỗn hợp sẽ giảm đi đáng kể. 

- Khi bổ sung LCC, người dùng chú ý sử dụng loại cùng nhãn mác và cùng nồng độ.

Bảo dưỡng máy phát điện định kỳ để giúp máy luôn vận hành ổn định

Với bài viết cung cấp trên, hy vọng các bạn biết được thời điểm và cách xả e máy phát điện đúng chuẩn. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc này thì có thể sử dụng các dịch vụ bảo hành hoặc nhờ các kĩ thuật viên có chuyên môn để được hỗ trợ.

Bên cạnh việc thay nhớt, công việc bảo trì phanh là một trong những công việc phổ biến khác của thợ máy cũng như những DIYer tự làm tại nhà. Tuy nhiên, có một số khía cạnh nhất định khi làm việc trên hệ thống phanh, đòi hỏi phải hút không khí ra khỏi hệ thống hay còn gọi là xả e [xả air]. Xả e phanh có cần thiết không? Câu trả lời là rất cần thiết và nó thường cần sự trợ giúp của một người bạn để đạp vào bàn đạp phanh trong khi bạn nới lỏng và siết chặt con vít xả

Nhưng nếu bạn không có người trợ giúp vào lúc đó thì sao? Đây là cách mà bạn có thể tự làm.

Xả e phanh bằng trọng lượng – Lực hấp dẫn

Nếu bạn đang có nhiều thời gian. Rất đơn giản, phương pháp này sử dụng trọng lượng và lực hút Trái đất để xả e phanh. Phương pháp này hoạt động với hầu hết tất cả các loại ô tô hiện đại và bất kỳ thứ gì miễn là xilanh tổng phanh nằm trên khu vực tường lửa [đây là vách ngăn giữa cabin xe với khoang động cơ], cao hơn mức của bánh xe.

Bạn bắt đầu từ đâu khi xả e phanh? Tất cả những gì bạn phải làm với phương pháp này là đổ đầy chất lỏng mới vào bình chứa xi của lanh chính. Sau đó, bắt đầu từ bánh xe xa nhất [thường là bánh sau bên phải], nới lỏng vít xả trên càng phanh/xi lanh đó. Và sau đó là chỉ cần ngồi chơi, nhưng trong ít nhất một giờ. Đóng vít xả và đổ đầy dầu vào xi lanh chính.

Lặp lại với phanh sau khác, lần này là nghỉ trưa. Tiếp tục đổ đầy dầu phanh. Sau đó, thực hiện phanh phía trước bên hành khách, sau đó phanh phía trước bên người lái, đợi ít nhất một giờ để chất lỏng chảy ra và đổ dầu đầy xi lanh chính mỗi lần thực hiện. Bây giờ, với tất cả các phanh bánh xe đã xả xong, hãy bơm bàn đạp phanh và nó sẽ tốt và chắc chắn.

Xả air phanh bằng chai [lọ]

Gần như đơn giản như bằng cách sử dụng lực hấp dẫn, nhưng nhanh hơn nhiều, là chai xả air. Bạn có thể tự làm dụng cụ đơn giản này từ bất kỳ lọ hoặc chai sạch nào có nắp đậy mà bạn có. Bạn cũng sẽ cần một ống mềm có chiều dài phù hợp với núm vú xả phanh.

Để tự làm, hãy khoan một lỗ trên nắp lọ, vừa đủ lớn để vòi có thể luồn qua và giữ chặt mà không bị rơi ra ngoài. Khoan một lỗ khí nhỏ thứ hai trên nắp. Đổ vừa đủ chất lỏng vào bình để ngập đầu của vòi – theo cách này, không khí không thể lọt vào. Bây giờ, chỉ cần móc vòi vào bộ xả và mở nó ra. Đổ đầy dầu vào xi lanh chính [bình chứa dầu], sau đó bơm bàn đạp phanh một vài lần. Nếu bạn kiểm tra ống, nó phải chứa đầy chất lỏng và không có bọt. Đóng vít xả và lặp lại ở mỗi bánh xe, đảm bảo mỗi lần phải đổ dầu vào xi lanh chính.

Cách xả air phanh bằng bơm chân không

Cách nhanh nhất để xả air phanh mà không có đồng đội, và cũng là cách tốn kém nhất, là sử dụng máy bơm chân không. Máy bơm cầm tay này trông tương tự như súng phun nước của trẻ em và thực sự được chế tạo rất giống nhau. Thay vì phun nước khi bạn bóp cò, nó sẽ hút không khí hoặc chất lỏng vào. Các máy bơm này thường có giá vài trăm nghìn và có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ ô tô khác nhau, chẳng hạn như kiểm tra van EGR.

Phương pháp hút chân không nhanh chóng và dễ dàng hoạt động giống như hai phương pháp kia. Thay vì ép không khí và chất lỏng ra khỏi xilanh bánh xe bằng bàn đạp phanh, bạn hút khí và chất lỏng ra ngoài bằng máy bơm chân không được nối với bình xả. Đổ đầy dầu vào xi lanh chính, hút hết chất lỏng cũ và bất kỳ không khí nào, và đóng vít xả. Sau đó chuyển sang bánh xe tiếp theo.

Video liên quan

Chủ Đề