Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ

  • 04:00 01/04/2022
  • Xếp hạng 4.98/5 với 20353 phiếu bầu

Nhiều bé hay vặn mình khi ngủ khiến trẻ ngủ không được sâu giấc. Đây là nỗi lo lắng của nhiều bà mẹ khi chăm sóc trẻ. Trẻ sơ sinh hay vặn mình thường là yếu tố sinh lý bình thường, tuy nhiên cũng có rất nhiều nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng vặn mình ở trẻ sơ sinh.

1.1 Nguyên nhân sinh lý

Hầu hết trẻ sau sinh đến vài tuần tuổi đều có biểu hiện vặn mình khi ngủ, nguyên nhân chủ yếu trẻ sơ vặn mình là do yếu tố sinh lý, không cần điều trị gì. Bởi trẻ sơ sinh bình thường vỏ não chưa phát triển đầy đủ, bé thường có những phản xạ như nút, giật mình, quơ tay chân hay phản xạ co tay co chân nhất là ở trẻ đủ tháng là bình thường.

Ngoài ra lúc này trẻ sơ sinh gần như không thể vận động được các động tác khác như lật, bò... nên trẻ vận động cơ thể bằng cách vặn mình.

Có một số yếu tố có thể làm trẻ giật mình, vặn mình khi ngủ như:


  • Nơi ngủ của trẻ không được thoải mái. Có quá nhiều ánh sáng, tiếng ồn lớn xung quanh làm trẻ bị giật mình, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Do trẻ đói: Trẻ sơ sinh khả năng dự trữ năng lượng thấp, hơn nữa dạ dày nhỏ nên trẻ ăn được rất ít mỗi lần. Vì vậy khi ngủ trẻ cũng có thể bị đói làm trẻ khó chịu, vặn mình, quấy khóc. Tuy nhiên không nên cho bé bú quá no vì sẽ khiến trẻ sơ sinh ọc sữa sau mỗi lần bú hoặc mỗi khi vặn mình.
  • Khi trẻ rặn tiểu hoặc đại tiện: Khi tiểu hoặc đại tiện trẻ sơ sinh hay vặn mình, đỏ mặt, thậm chí quấy khóc. Do ở trẻ sơ sinh, cơ vòng hậu môn và cơ vòng bàng quang chưa phát triển hoàn thiện.

Khi đi vệ sinh trẻ hay vặn mình thậm chí quấy khóc

  • Do môi trường xung quanh làm cho trẻ không thoải mái cũng làm trẻ vặn mình: tã bị ướt, trẻ bị quấn quá chặt, do trẻ thường có những vận động co tay co chân hay quơ tay nhưng nếu bị quấn chặt quá cũng làm cho bé cảm thấy khó chịu nên vặn mình..

Các nguyên nhân và yếu tố làm bé hay bị vặn mình này đều do yếu tố sinh lý, không cần quá lo lắng. Nên nếu trẻ vẫn bình thường, không có khó chịu, ăn uống bình thường và vẫn lên cân tốt thì khi đến giai đoạn trẻ phát triển hoàn thiện sẽ bớt vặn mình hơn.

1.2 Nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh những dấu hiệu vặn mình do sinh lý, thì có những bé hay vặn mình quấy khóc, khóc thét về đêm, gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, ăn uống... làm ảnh hướng tới khả năng tăng trưởng của bé thì cần chú ý các nguyên nhân bệnh lý gây ra.

Các nguyên nhân bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ bao gồm:

  • Trẻ bị thiếu canxi: Thường gặp ở những trẻ sinh non, chế độ dinh dưỡng của mẹ kém, không tiếp xúc thường xuyên với nắng mặt trời nhưng lại không bổ sung vitamin D đường uống. Khi bé bị hạ canxi xuất hiện các triệu chứng như bé hay vặn mình ngủ không sâu giấc, dễ bị kích động, thường quấy khóc về đêm, bị đổ mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn, hay nôn trớ, nấc, chán ăn, chậm lớn, chậm phát triển vận động...Trẻ có những biểu hiện của bệnh còi xương.
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản: Do đặc điểm của trẻ sơ sinh cơ thắt dưới thực quản chưa phát triển hoàn chỉnh, nên dễ gây hiện tượng trào ngược thức ăn từ dạ dày lên, biểu hiện bằng trớ sữa hay nôn trớ, khi bé vặn mình dễ làm sữa trào lên, bé có thể ọc sữa...Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, làm trẻ khó chịu cũng dẫn tới vặn mình. Trào ngược thực quản có thể gây ra những biến chứng như hít sặc sữa, viêm phổi, chậm tăng cân...
  • Các bệnh lý khác: Trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ có thể do bị các bệnh ngoài da gây ra ngứa ngáy, côn trùng chui vào tai làm trẻ khó chịu nên vặn mình.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ vặn mình quấy khóc khi ngủ

  • Kiểm tra các yếu tố tác động từ bên ngoài có thể làm trẻ bị vặn mình khi ngủ như tã ướt, nhiệt độ phòng, đói, các vùng trên cơ thể có khó chịu hay bất thường gì không...
  • Tạo môi trường ngủ cho trẻ thuận lợi như: Không nên ngủ nơi có tiếng ồn quá lớn, nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, thay tã khi tã gây ướt át khó chịu, vệ sinh môi trường sống của trẻ để tránh gây ngứa ngáy.
  • Vỗ về, an ủi bé khi bị vặn mình khó ngủ. Khi làm vậy trẻ sẽ cảm giác bớt lo lắng, bất an và căng thẳng khi ngủ.
  • Tắm nắng cho trẻ thường xuyên: Việc tắm nắng giúp tổng hợp vitamin D cần thiết cho quá trình hấp thu canxi, để tránh thiếu canxi, còi xương. Nên tắm nắng cho trẻ từ 15-20 phút mỗi ngày.
  • Cho trẻ dưới 6 tháng bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ cần bổ sung canxi đủ, nhu cầu canxi cho mẹ sau sinh khoảng 1300 mg canxi mỗi ngày. Các thức ăn cung cấp đủ canxi như các loại cá, thịt, trứng sữa...
  • Nhu cầu vitamin cho trẻ theo khuyến cáo là 400UI mỗi ngày, với những trẻ bú mẹ cần bổ sung đầy đủ 400UI hàng ngày, bởi sữa mẹ có hàm lượng vitamin D rất thấp không đủ nhu cầu cho bé. Có thể bổ sung bằng cách tắm nắng mỗi ngày tuy nhiên là việc tắm nắng nhiều khi không thể cân đong đo đếm được lượng vitamin D đã bổ sung, nên có thể bổ sung cho trẻ qua đường uống vitamin D.
  • Hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản bằng cách cho bé nằm đầu cao khi bú và sau khi bú, không để trẻ bú quá no và chia nhỏ bữa.
  • Không nên tự ý sử dụng các phương pháp dân gian hay mẹo có ảnh hưởng tới sức khỏe bé để chữa vặn mình.
  • Nếu thấy tình trạng của bé không cải thiện, hay quấy khóc, không phát triển tốt có thể cho bé tới cơ sở y tế để khám để tìm nguyên nhân gây ra tính trạng của bé.

Bố mẹ có thể đưa trẻ đi đến cơ sở y tế khám để tìm ra nguyên nhân

Với trẻ sơ sinh việc vặn mình khi ngủ là biểu hiện sinh lý thường gặp. Chỉ có số ít là do các nguyên nhân bệnh lý. Nếu không phải do bệnh lý thì đến khi bé lớn hơn thì tình trạng bé hay vặn mình khi ngủ sẽ giảm đi.

Khi trẻ sơ sinh gặp các vấn đề về giấc ngủ, bạn có thể đến khám và điều trị tại Phòng khám Tâm lý - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Đây là cơ sở uy tín hàng đầu cả nước trong trong điều trị các bệnh lý có liên quan đến tâm lý, sức khỏe tâm thần.

Với trang thiết bị y tế hiện đại cùng với đội ngũ các chuyên gia đầu ngành có khả năng triển khai các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu phục vụ công tác khám chữa bệnh.

Với tâm huyết và lòng yêu nghề, đội ngũ y, bác sĩ công tác tại phòng khám sẽ mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất với chất lượng phục vụ cao nhất.

Phòng khám Tâm lý hiện đang hợp tác với các giáo sư, chuyên gia hàng đầu của trường Đại học Y Hà Nội, các bệnh viện tuyến đầu trong cả nước và trên quốc tế để chẩn đoán và điều trị nhằm đem đến hiệu quả khám chữa bệnh tốt nhất cho bệnh nhân.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Video đề xuất:

Dấu hiệu cảnh báo trẻ sơ sinh bị đau


Trẻ sơ sinh vặn mình trong lúc ngủ [Nguồn: Sưu Tầm]

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình

Hầu hết tất cả các trẻ từ sau khi sinh đến khi được vài tuần tuổi đều có biểu hiện vặn mình không ít thì nhiều. Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình? Trẻ sơ sinh hay vặn mình vì lúc này trẻ chưa quen với cuộc sống hoàn toàn mới bên ngoài tử cung của mẹ. Khi bé ra đời, các tế bào thần kinh chưa biệt hoá, vỏ não và thể vân chưa phát triển nên hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế. Trẻ sẽ có biểu hiện múa vờn, vận động tay chân thường xuyên, phản ứng của vỏ não có xu hướng lan tỏa khi bị kích thích.

Biểu hiện sinh lý bình thường khi trẻ sơ sinh hay vặn mình

  • Do môi trường ngủ: Những tác động từ môi trường cho dù là nhỏ nhất hay việc chăm sóc nuôi dưỡng bé có thể ảnh hưởng đến trẻ. Chẳng hạn, nơi ngủ không được thoải mái, ấp áp, có quá nhiều ánh sáng hoặc tiếng ồn lớn xung quanh. Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu làm cho trẻ sơ sinh hay vặn mình, vì vậy mẹ cần ưu tiên kiểm tra những điều này trước khi xem xét đến các lý do khác.
  • Do trẻ đói: Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh : 30 - 35ml; trẻ 3 tháng : 100ml; đến khi bé 1 tuổi : 250ml; nên mỗi lần bú, bé chỉ bú được một lượng sữa ít. Nghĩa là bé sẽ đòi bú liên tục do đó mẹ cần cho bé bú thường xuyên hơn, thông thường từ 2-3 giờ bú một lần, vì thời gian sữa mẹ ở dạ dày là 2 - 2h30, sữa công thức là 3 - 4 giờ. Tuy nhiên, nhu cầu của trẻ có thể thay đổi và trẻ đòi bú bất cứ lúc nào cần. Khi đói bé sẽ bắt đầu cựa quậy, vặn mình, uốn người…nếu vẫn chưa được đáp ứng bé sẽ rên rỉ, khóc. Khi thấy bé hay vặn mình, mẹ nên lưu ý điều này khi chăm bé mẹ nhé!
  • Do trẻ phản ứng khi rặn đại tiện hay tiểu tiện: Khi đi tiểu hay đại tiện, có khả năng trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình, đỏ mặt, như bé đang muốn làm hết sức để tống cái gì đó ra, do ở trẻ sơ sinh, phản xạ rặn để điều chỉnh cơ vòng hậu môn và cơ vòng bàng quang chưa phát triển hoàn thiện.
  • Các tác nhân khác:
  • - Tã bị ướt: Số lượng đi ngoài của bé, đặc biệt là bé dưới 1 tuổi sẽ rất nhiều, từ 16 - 20 lần/ngày. Với các bé trên 1 tuổi, bé sẽ đi ngoài hơn 12 lần/ngày. Chính tình trạng tè dầm hay đại tiện làm ẩm ướt tã khiến bé khó chịu nên trẻ hay vặn mình…

    - Mẹ quấn khăn bé bị chật. Khi ngủ, con có thể có những vận động tay chân vô thức, việc mẹ quấn khăn quá chật, sẽ làm con dễ phản ứng như gồng mình, vặn mình trong giấc ngủ.

    Có nhiều nguyên nhân gây vặn mình ở trẻ [Nguồn: Sưu Tầm]

    Biểu hiện bệnh lý khi trẻ sơ sinh hay vặn mình

    Thường các biểu hiện kéo dài có thể đi kèm các dấu hiệu khác làm ảnh hưởng giấc ngủ, vấn đề ăn uống hay gây ra biểu hiện các thương tổn trên da, tóc,…ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng về thể chất của bé.

  • Tình trạng hạ Canxi máu: luôn có các triệu chứng báo động, các biểu hiện tăng kích thích thần kinh cơ: trẻ dễ bị kích thích, ngủ không yên giấc, hay giật mình, trẻ hay vặn mình, gồng mình khi ngủ. Ngoài ra, có thêm các biểu hiện khác như: đổ mồ hôi trộm, rụng tóc, hay nôn ói, hay nấc, hay quấy khóc và chậm lên cân... muộn hơn có thể xuất hiện các dấu hiệu còi xương ở trẻ.
  • Một số bệnh lý khác như: da bé bị thương tổn như bị ngứa, nóng rát làm bé khó ngủ yên giấc hay do côn trùng chui vào tai bé, gây phản ứng vặn mình, gồng mình.
  • Mách mẹ một số mẹo để trẻ sơ sinh hết vặn mình

    Phần lớn các biểu hiện vặn mình, gồng mình ở trẻ sẽ tự hết, tuy nhiên nếu hay tái đi tái lại và xu hướng ngày càng tăng lên, mẹ cũng nên kiểm tra:

  • Các yếu tố liên quan đến môi trường ngủ của bé: nhiệt độ phòng, thời tiết, quần áo, tình trạng tã,...
  • Vệ sinh quần áo, chăn cũi, ga giường thường xuyên để da bé không bị kích ứng, ngứa ngáy, khó chịu.
  • Massage, ôm ấp, vỗ về hoặc mẹ cũng có thể hát ru hoặc trò chuyện cùng bé để giảm bớt cảm giác bất an, lo lắng của con, mẹ nhé.
  • Đưa bé đi tắm nắng 15 - 20 phút mỗi ngày: Việc này giúp bổ sung canxi và vitamin D cho bé, giúp bé dễ dàng tổng hợp lượng canxi còn thiếu, đặc biệt quan trọng với các bé sinh non, sinh thiếu tháng.
  • Quan tâm cảm xúc của bé: Tuy hiện tượng vặn mình, gồng mình là những biểu hiện bình thường ở bé sơ sinh, nhưng nó cũng đồng thời thể hiện "cảm xúc của bé" lúc này rằng bé đang khó chịu do tã ướt, do bé đang đói,... Vì vậy, mẹ cần để tâm đến bé nhiều hơn, mẹ nhé.
  • Kiểm tra các vị trí trên da bé: Mẹ nên kiểm tra các vị trí vùng nếp gấp, da bé có bị sưng đỏ, viêm loét hoặc các lỗ tự nhiên [hậu môn, vùng kín] có gì bất thường hay không.
  • Chú ý đến thời gian các cơn vặn mình, gồng mình của bé: bao gồm xu hướng tăng dần hay giảm dần, cường độ như thế nào,...
  • Cho bé bú mẹ hoàn toàn: Nhiều mẹ mong muốn mau chóng lấy lại vóc dáng sau sinh nên ngay lập tức vào chế độ ăn uống kiêng khem. Nhưng điều này không thực sự tốt với các bé bú sữa mẹ vì hàm lượng canxi trong sữa bị giảm đi. Để hạn chế tình trạng này, mẹ có thể sử dụng những thực phẩm giàu canxi như: thịt, cá, trứng, sữa,...
  • Kê đầu cao cho bé khi bú và sau khi bú để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Tránh tự ý áp dụng các mẹo dân gian có thể gây ảnh hưởng sức khỏe của trẻ khi chữa vặn mình. Lập tức đưa bé đến bác sĩ nếu tình trạng của bé không cải thiện, không phát triển và hay quấy khóc.
  • Nếu vẫn chưa yên tâm, nên cho bé đi khám bác sĩ nhi khoa để kiểm tra thêm cho bé, sau khi bác sĩ tìm nguyên nhân sẽ có cách khắc phục hay điều chỉnh giúp mẹ nhé.
  • Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, khi trẻ vặn mình, mẹ nên:

    1. Đừng để bé bú quá no, bạn có thể cho bé bú lượng ít lại nhưng bú nhiều lần

    2. Sau bú cho bé ợ sữa tốt

    3. Luôn luôn cho bé nằm đầu cao, hãy kề vai và đầu lên khoảng 30 độ.

    Các biện pháp trên đa số sẽ giúp bé bớt ọc, giảm đờm mà không cần dùng thuốc. Bạn nên cho trẻ cực phơi nắng sớm hoặc cho bé uống vitamin D3 [ Aquadetrim 1-2 giọt/ngày] giúp tăng cường hấp thu Vitamin D làm xương cứng cáp, cũng giảm tình trạng vặn mình, ngủ không ngon.

    Một số câu hỏi thường gặp khi trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn

    Trẻ sơ sinh vặn mình có nguy hiểm hay không?

    Vặn mình, gồng mình, đỏ mặt là hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh. Biểu hiện thường kéo dài trong vài phút là tự hết. Khi trẻ vặn mình, đỏ mặt nhưng vẫn bú tốt, không nôn ói, không khóc, khó chịu, lên cân tốt thì ba mẹ không cần quá lo lắng.

    Khi trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình kèm theo các biểu hiện như: ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, quấy khóc… có thể là biểu hiện của việc trẻ bị thiếu canxi, thường gặp ở những bé sinh non, dinh dưỡng kém. Nói tóm lại, nếu trẻ vẫn khỏe, lên cân tốt thì triệu chứng vặn mình là bình thường.

    Trường hợp trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt có kèm theo các triệu chứng như ăn kém, ngủ không được, bỏ bú, sụt cân, tiêu chảy,... thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để thăm khám chính xác.


    Trường hợp trẻ sơ sinh vặn mình, gồng mình sau vài phút sẽ tự hết [Nguồn: Sưu tầm]

    Tẩy "lông đẹn" có giúp trẻ sơ sinh nhanh hết hiện tượng vặn mình

    Thời gian gần đây, nhiều người truyền tay nhau về việc phương pháp điều trị trẻ sơ sinh vặn mình bằng cách tẩy “lông đẹn”, nhờ đó trẻ ngủ ngon và không quấy khóc. Sử dụng lòng trắng trứng gà trộn với nước cốt chanh để tẩy lông. Rất nhiều bà mẹ đã hào hứng áp dụng cách này cho con nhưng cách này có thật sự đúng hay không?

    Theo chia sẻ của GS.TS Phạm Nhật An - Giảng viên Bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Tẩy lông đẹn cho trẻ là cách truyền miệng dân gian, không có cơ sở thực tiễn về mặt khoa học. Lông đẹn là lớp lông bảo vệ làn da non nớt của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Khi trẻ lớn lên theo thời gian, lớp lông này sẽ tự động rụng dần. Vậy nên mẹ không nhất thiết phải tẩy lông đẹn cho trẻ sơ sinh.

    Với phương pháp sử dụng lòng trắng trứng gà trộn nước cốt chanh để tẩy lông đẹn, làn da của bé sẽ phải chịu những tác động nguy hiểm. Trẻ sơ sinh có làn da còn non nớt, nước cốt chanh có nhiều axit dễ gây mẩn trên da. Bên cạnh đó, hỗn hợp này không hợp vệ sinh, khi thoa lên da bé, chúng có thể làm nhiễm khuẩn, đặc biệt, trứng gà sống còn mang mầm bệnh cúm gia cầm.

    Các chuyên gia y tế cũng nhấn mạnh rằng: Hiện tượng vặn mình, gồng mình đến đỏ mặt ở trẻ sơ sinh là hết sức bình thường. Giống như người lớn, khi mệt mỏi thì cần vươn vai thì trẻ nhỏ cũng vậy, chúng sẽ vận động bằng việc vặn mình, rướn mình. Ba mẹ đừng vội thấy trẻ hay vặn mình, nghĩ rằng đó là bệnh rồi làm dụng phương pháp điều trị không khoa học.

    Trên đây là những thông tin chi tiết về hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường thường gặp, ba mẹ không cần quá lắng. Để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về chăm sóc trẻ, ba mẹ có thể tham khảo tại mục Chăm sóc bé của Huggies hoặc đặt câu hỏi tại Góc Chuyên gia để được giải đáp kịp thời.

    >> Bài viết cùng chủ đề:

  • Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay bị giật mình
  • Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ và cách khắc phục
  • Tại sao trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ?
  • Chăm sóc bé 12/12/2018

    Dưới đây là một vài lời khuyên cần ghi nhớ khi tắm bé, không quan trọng bé bao nhiêu tuổi:

    Chăm sóc bé 19/03/2019

    Tập ngồi là một bước phát triển quan trọng của bé sơ sinh. Có rất nhiều cách hỗ trợ để tập ngồi cho bé. Tuy nhiên, mẹ nên hết sức cẩn thận. Vì tập ngồi sai cách, sai lúc có thể dẫn đến thương tổn cột sống. Vậy, mẹ đã biết cách tập ngồi cho bé đúng?

    Mang thai 10/12/2018

    Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

    Bổ sung canxi có phải cách trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh hiệu quả? Mẹ tham khảo ngay bài viết sau để biết cách chữa mỗ hôi trộm cho bé nhé!

    Từ 6 tháng tuổi, bé bắt đầu nhú chiếc răng đầu tiên và hoàn thiện quá trình này vào khoảng 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bé chậm mọc răng hơn các “nhóc tỳ” cùng tuổi. Vì sao lại vậy? Mẹ tham khảo ngay những nguyên nhân sau đây nhé!

    Giữa 4 đến 6 tháng tuổi, nhất là lúc gần 6 tháng là thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn dặm, và sau đây là những lời khuyên khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn này .

    Tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ rất khó xác định do các bé không thể tự nói về cảm giác của mình. Do vậy, việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phụ thuộc nhiều vào kiến thức, kinh nghiệm và cảm nhận của cha mẹ. Một số dấu hiệu bạn cần phải gọi bác sĩ trong quá trình theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho con.

    Ngay sau khi chào đời khoảng 1-2 tháng, mặc dù chưa hiểu những điều người lớn nói, trẻ cũng sớm biết tự tạo âm thanh bằng lưỡi của mình. Để tạo nền tảng tốt cho kỹ năng ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của con, bố mẹ cần nắm được những cách chơi với trẻ sơ sinh thật đơn giản để thu hút bé vào các "cuộc nói chuyện" đầu đời.

    Trẻ sơ sinh nhỏ bé và yếu đuối, rất cần sự chăm sóc kỹ lưỡng và tình yêu của cha mẹ.

    Video liên quan

    Chủ Đề