Thai sinh hoá nghĩa là gì

Chào bác sĩ, ngày 12 vừa rồi em chậm kinh 3 ngày xét nghiệm beta kết quả 308 chưa thấy túi thai, ngày 14 e bị ra máu âm đạo màu đỏ tươi, đi xét nghiệm beta còn 296, bác sĩ bảo về nhà theo dõi thai sinh hoá, ngày 16 này e xét nghiệm beta còn 163. Vậy chắc chắn là thai sinh hoá phải không bác sĩ( e sợ thai ngoài tử cung). T/h của e mấy ngày mới ra kinh vậy bsi? E ko thấy đau bụng, chỉ thấy dịch nâu.

Thai sinh hóa (hay còn gọi là mang thai hóa học) là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong hỗ trợ sinh sản. Thuật ngữ thai sinh hóa thường dùng để chỉ tình trạng sảy thai ở thời điểm sớm nhất trong thai kỳ, nghĩa là siêu âm đầu dò âm đạo không nhìn thấy có túi phôi trong buồng tử cung.

Sảy thai sinh hóa có sự khác biệt với sảy thai thông thường. Sảy thai thông thường có thể xảy ra trong thời gian mang thai và phổ biến nhất là khi thai kỳ bước vào tuần thứ 20. Tuy nhiên, với sảy thai sinh hóa, nó thường xảy ra ngay sau khi trứng đã thụ tinh thành công, do đó phụ nữ có thể sẽ không phát hiện ra việc mình đã mang thai và tưởng rằng đây chỉ là một kỳ kinh nguyệt bất thường.

Những nguyên nhân thai sinh hóa

Cho đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây sảy thai sinh hóa vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng những bất thường ở thai nhi và tử cung người mẹ có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này, cụ thể:

  • Phôi thai cấu tạo bất thường, hoặc do sự phối hợp giữa các gen không đúng, thiếu hoặc thừa một số gen khiến phôi thai không thể phát triển, bị thoái hóa và tự hủy.
  • Tử cung người mẹ không bình thường, niêm mạc tử cung quá mỏng khiến phôi thai không thể bám vào và tự tuột ra. Ngoài ra, nếu phôi bám vào nhân sơ hoặc sẹo cũng cũng có thể khiến thai bị sảy.

Thai sinh hoá nghĩa là gì

Thai sinh hóa xảy ra rất sớm ở thời gian đầu mang thai (Nguồn: Internet)

  • Thiếu hormone cũng là nguyên nhân dễ bị sảy thai.
  • Nếu mẹ bầu bị hội chứng antiphospholipid dẫn đến tình trạng rối loạn đông máu cũng có thể gây ra thai sinh hóa.
  • Phụ nữ mang thai khi lớn tuổi sẽ làm tăng nguy cơ bị thai sinh hóa.
  • Ngoài ra, một số bệnh lý như HIV, viêm gan B, C, giang mai, Chlamydia, Rubella.,.... là những bệnh lý có thể lây truyền từ mẹ sang con, đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai sinh hóa.

Dấu hiệu thai sinh hóa

Vì sảy thai sinh hóa thường diễn ra rất sớm ở giai đoạn đầu của thai kỳ nên nhiều người thường không phát hiện. Một số chị em có thể lầm tưởng hiện tượng thai sinh hóa là kỳ kinh nguyệt bất thường bởi dấu hiệu có thể là co thắt dạ dày và chảy máu âm đạo. Tình trạng mang thai này thường không kéo dài đủ lâu để gây ra các dấu hiệu có thai khác như mệt mỏi hay buồn nôn.

Mặc dù rất khó nhận biết được hiện tượng thai sinh hóa, tuy nhiên, nếu bạn thấy mình có hiện tượng trễ kinh, bị đau bụng và chảy máu âm đạo bất thường thì đi khám bác sĩ, để có thể xác định được nguyên nhân một cách chính xác.

>>> Xem thêm: 6 lý do cơ bản khiến bạn bị sảy thai liên tục

Cách xử lý thai sinh hóa

Hầu hết các trường hợp sảy thai sinh hóa sẽ không thể can thiệp bằng bất kỳ cách nào. Việc bạn có thể làm chính là thường xuyên kiểm tra để theo dõi nồng độ beta hCG đảm bảo đi xuống, khi hormone này giảm cũng đồng nghĩa với việc thai nhi không còn tồn tại.

Thai sinh hoá nghĩa là gì

Sảy thai sinh hóa thường theo dõi thông qua nồng độ hormone beta hCG (Nguồn: Internet)

Và mặc dù sảy thai sinh hóa thường không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ, nhưng lại ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý chị em, nhất là những người đang mong muốn có con. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng bởi sảy thai sinh hóa thường không để lại di chứng và cũng sẽ không ảnh hưởng đến những lần mang thai tiếp theo.

Cách phòng ngừa thai sinh hóa

Vì không thể xác định được nguyên nhân một cách chính xác nên các biện pháp phòng ngừa cũng không đảm bảo phụ nữ sẽ không bị thai sinh hóa lần sau. Tuy nhiên, chị em vẫn cần phải chủ động trong việc hạn chế hiện tượng sảy thai sinh bằng cách:

  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đúng cách trong thai kỳ.
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tránh và hạn chế tối đa những va chạm ở bộ phận dưới. Tốt nhất là không nên “quan hệ vợ chồng” sau khi vừa sảy thai xong.
  • Trước khi lên kế hoạch mang thai lần 2 hãy thực hiện khám tiền sản để kiểm tra sức khỏe toàn diện, kỹ càng nhằm phát hiện những bệnh lý nền, những bất thường để điều trị kịp thời.
  • Nếu có những bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa hay các bệnh lý u xơ buồng trứng, u xơ tử cung... thì cần điều trị triệt để trước khi mang thai.
  • Khi phát hiện dấu hiệu có thai như trễ kinh, que thử thai 2 vạch thì cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nhìn chung, thai sinh hóa là một hiện tượng đương đối hiếm gặp, mặc dù không gây nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng nó lại ảnh hưởng đến tâm lý phụ nữ. Vì thế, nếu có triệu chứng thai sinh hóa, chị em cần đến bệnh viện để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị thích hợp, giúp làm giảm nguy cơ thai sinh hóa ở lần mang thai tiếp theo.