Thằng cu nghĩa là gì

Trong bài Con cặc, Nguyễn Hưng Quốc đã trình bày bộ phận sinh dục của con người là một biểu tượng văn hoá.

Bạn đang xem: Hĩm là gì

Để minh chứng sự khác biệt của hai biểu tượng văn hoá nam và nữ, ông đã đưa thí dụ về các câu chửi tục hay văng tục của người Việt Nam. Ông có nhận xét về cách nhìn bộ phận sinh dục của hai phái nam và nữ.Trong phần chú thích ở cuối bài ông ghi chú, chỉ ghi nhận sự kiện chứ không có mục đích đào sâu sự khác biệt nam nữ. Tuy nhiên, khi đọc xong bài này, tôi cảm thấy sự khác biệt nam nữ mà ông Quốc cố tránh càng lộ rõ. Từ đầu đến cuối bài viết, ý chính của "con cặc" vẫn là biểu tượng của văn hoá, biểu tượng của quyền lực. Quyền lực lúc nào cũng tượng trưng cho sức mạnh. Nó là tiếng nói của kẻ thống trị, tượng trưng cho chức quyền, tiếng quát của bạo lực và uy võ. Nó áp bức kẻ yếu, sai khiến người dưới tay, đặt để luật lệ và điều khiển mọi guồng máy hoạt động.Khi so sánh sự khác nhau trong cách nhìn nam nữ về bộ phận sinh dục của mình, nam biểu tượng cho quyền lực, nữ dấu hiệu của mặc cảm xấu xa, nhơ nhuốc, ông Quốc vô tình đã đào sâu và vạch rõ cách biệt của hai phái. Nam vị thế của kẻ trên cao, nữ thân phận của người dưới thấp. Dù tác giả không cố ý nhưng trong toàn bài viết tiếng nói quyền lực của "con cặc", tức người đàn ông, toát ra hung mãnh và đậm đặc. Khi quyền lực gầm lên tiếng rống của con sư tử đực, nó muốn mọi vật khiếp sợ dưới oai phong của nó. Nó muốn con cái thuần phục và nghe lời. Sự dương oai diễu võ của quyền lực thường là mầm mống của nổi loạn và cách mạng. Xưa nay người phụ nữ VN vẫn luôn luôn bị áp chế dưới quyền lực. Trong gia đình cũng như ngoài xã hội, thân phận người phụ nữ bé nhỏ, hèn kém và bị xem thường. Ở các xã hội tân tiến Tây phương, người phụ nữ dần dà có được một phần nào quyền tự do, sự bình đẳng và tiếng nói riêng của mình. Nhưng phần lớn các nước Á châu và nhiều nơi trên thế giới phụ nữ vẫn còn bị đối xử tàn tệ, hà hiếp, áp chế và phi nhân bản. Ngay ở Việt Nam bây giờ, vai trò người phụ nữ ngày một rõ rệt, thiết yếu và quan trọng hơn ngày xưa nhưng tiếng nói của họ vẫn là tiếng nói yếu kém trong gia đình và xã hội. Nhân phẩm của họ nếu được đánh giá xem ra còn rất thấp so với xã hội các nước Âu Tây.Trên phương diện văn hoá, ngôn ngữ và cách ăn nói cũng vậy. Tôi tự hỏi tại sao phái nam có thể văng tục, chửi thề, nói năng tục tĩu, ngay cả việc đem các bộ phận sinh dục vào văn, thơ, hội hoạ, âm nhạc mà người phụ nữ không thể. Ông Nguyễn Hưng Quốc có thể phân tích, bênh vực và lý luận cho một hành động văng tục như một nhu cầu tâm lý của phái nam nhưng thử hỏi phái nữ chúng tôi văng tục như thế sẽ có bao nhiêu người phản đối [kể cả nam lẫn nữ] chửi bới, lên án và phỉ nhổ cho rằng đó là thứ đàn bà vô giáo dục. Chửi thề và văng tục gần như một đặc quyền của phái nam.

Bạn đang xem: Hĩm là gì

Xem thêm: Cộng Đồng Olymp Trade Là Gì? Olymp Trade Có Bị Cấm Ở Việt Nam

Xem thêm: Thuật Toán Đào Bitcoin Thông Dụng Nhất, Năm 2021 Cách Đào Bitcoin Như Thế Nào

Phụ nữ cũng có người chửi tục nhưng rất ít người chửi thề. Chửi thề và chửi tục là hai hành động khác nhau. Chửi thề là hành động dùng từ ngữ tục theo thói quen, chửi mà không có đối phương. Chửi thề đôi khi không để biểu lộ sự giận dữ, nó có thể chỉ sự vui vẻ quá mức [sướng quá ta chửi một phát], hay diễn tả sự gần gũi thân mật giữa một số người hay thậm chí một thói quen, tùy người, tùy hoàn cảnh. Nói chung tùy theo nội dung của sự việc mà mình hiểu cái chửi thề như thế nào. Có người bạn gái còn nói với tôi rằng có những người đàn ông chửi thề do mặc cảm bị các bà ở nhà hà hiếp, không có cơ hội dương oai. Họ ra đường chửi thề văng tục để hả tức, để giải tỏa uẩn ức bị áp chế do việc bị phục vụ các bà ở nhà. Cho nên họ có cảm giác rất "đã" khi chửi thề, văng tục vì cái mặc cảm này.Còn chửi tục là hành động dùng từ ngữ tục ra để hạ nhục, phỉ báng đối phương. Người phụ nữ có giáo dục theo truyền thống là người phụ nữ không được chửi thề, văng tục, đó như điều cấm kỵ. Ý của tôi trong bài này không có nghĩa đòi quyền nói tục cho phụ nữ mà chỉ thắc mắc một điều, sao có những việc phái nam làm được mà phái nữ thì không.Trên phương diện tâm lý học, chúng ta có thể xem chửi thề, văng tục như một nhu cầu huyễn ngã. Theo nhà tâm lý học Albraham Maslow, con người có những nhu cầu cần thoả mãn khác nhau được xếp hạng theo thang bậc từ thấp đến cao như: Nhu cầu sinh lý [physiological need], là nhu cầu căn bản cần thiết của con người để tồn tại như ăn, uống, ngủ, nghỉ ngơi, v.v.Nhu cầu an toàn [safety needs], là nhu cầu cần thiết để không cảm thấy bất trắc, lo lắng cho hiện tại hay tương lai.Nhu cầu xã hội [social needs], là nhu cầu cần thiết để được những người chung quanh chấp nhận, yêu mến như tình yêu, gia đình, bạn hữu. Gia đình là môi trưòng gần nhất mà người ta thường sốngNhu cầu huyễn ngã [esteem needs], là nhu cầu cần thiết để cảm thấy tự tin, hãnh diện và được trọng vọng.Nhu cầu chân thiện mỹ [self-actualization needs], là nhu cầu mở mang tất cả các khả năng của cá nhân như kiến thức, nghệ thuật, tôn giáo, lý tưởng và tinh thần vị tha.Phần lớn các hành động của một con người đều do nhu cầu thúc đẩy. Tuy nhiên một hành động có thể làm thoả mãn nhiều nhu cầu khác nhau như làm tình có thể vừa cho nhu cầu sinh lý, vừa cho nhu cầu xã hội. Thể thao vừa cho sức khoẻ, vừa là giải trí và giao tiếp. Tôn giáo vừa thoả mãn nhu cầu vĩnh cửu, vừa thoả mãn nhu cầu chân thiện mỹ và thỏa mãn nhu cầu xã hội qua giáo đoàn. Nếu người ta công nhận hạnh phúc là cứu cánh của con người và nhu cầu là động lực cuả họ thì là hạnh phúc chắc hẳn phải là kết quả cuả việc thoả mãn nhu cầu. Cái cảm giác gọi nôm na là "đã", chính là hạnh phúc khi người ta được thoả mãn nhu cầu.Như vậy theo tôi phái nam có một nhu cầu gọi là huyễn ngã. Họ chửi thề và chửi tục vì muốn chiến thắng đối phương, muốn dương oai và phô trương quyền lực của mình. Họ sợ bị hạ kể cả bằng tâm lý hay sinh lý. Cái hiên ngang và khí thế của "con cặc" mà ông Quốc nhắc đến không ngoài động lực cần phải biểu dương sự cường mạnh của mình. Đây cũng là nguyên nhân đưa đến chiến tranh của nhân loại vì tranh chấp quyền lực, quyền lợi cùng nhiều lý do khác nhau.Khi đưa thí dụ của cái nhìn của nam và nữ về bộ phận sinh dục của mình, ông Quốc nhận xét:

Lâu ngày gặp nhau hỏi đời sống thế nào, thì bạn bảo cũng tàm tạm. Tạm là chẳng khá mà cũng chẳng kém, nhưng dường như thế là thỏa mãn, người nghe chỉ hiểu được tí thông tin mờ mờ sương khói.

Hỏi về kết quả công việc gì đấy thì được trả lời “cũng tương đối”. Ai mà hiểu tương đối là gì.

Hiện đại hơn, về kết quả công việc có người lại trả lời là cũng “xêm xêm”. Ngôn ngữ dù có tí chất phố phường, có mới một tí nhưng tràn đầy tinh thần đại khái. Nếu là văn chương thì đi một nhẽ, đằng này đó là những cái cần khẳng định cụ thể thì sao lại “xêm xêm”? Những danh từ, tính từ trên chẳng thông tin được gì nhiều.

Đại khái là chẳng nắm chắc cái gì. Làm cán bộ mà đại khái trong công việc thì còn thua cả cách gọi thằng cu, cái hĩm của thôn quê.

Đáng tiếc cái đại khái đã bền vững đi vào cả công việc nhà nước.

“Kết quả năm nay đã tiến được một bước” là thói quen dai dẳng trong các báo cáo của cơ quan công quyền. Chẳng biết cái bước ấy là ngắn hay dài. Khi bị hỏi ráo riết thì “sẽ cho kiểm tra lại”. Nghĩa là cứ ngây ngây như say thuốc lào.

Có những cuộc phỏng vấn, câu hỏi chỉ cần trả lời có hay không. Vậy mà người trả lời lại thả ra một bè rau muống rộng mênh mông. Té ra cái cần nắm chắc với họ lại chính là cái đại khái!

Không ngờ đến thời đại tin học rồi mà cái tính đại khái vẫn còn nằm tròn vo trong cả không ít vị lãnh đạo.

Đỗ Đức

Video liên quan

Chủ Đề