Thị trường khoa học và công nghệ bao gồm những yếu tố nào

Hiện nay, cuộc sống con người phụ thuộc khá nhiều vào khoa học công nghệ không những trong hoạt động chuyên ngành mà còn trong cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên, bạn có hiểu rõ khoa học công nghệ là gì?, vai trò của khoa học công nghệ trong đời sống hiện nay được thể hiện như thế nào? không,……Vì vậy, chúng tôi xin cung cấp cho Quý vị những thông tin thú vị về lĩnh vực này thông qua bài viết dưới đây.

Khoa học công nghệ là cách gọi tắt của cụm từ “khoa học và công nghệ”, trong đó Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy, Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

Luật Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2013 cũng đưa ra định nghĩa về hoạt động khoa học và công nghệ như sau: “Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.”

Khoa học công nghệ bao gồm những hoạt động nào?

Để giúp Quý vị nhận diện hoạt động khoa học công nghệ trên thực tế, ngoài việc giải đáp khoa học công nghệ là gì? Chúng tôi sẽ làm liệt kê một số hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ.

Những hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ được quy định tại Điều 3 Luật Khoa học công nghệ 2013 gồm:

– Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.

+ Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.

+ Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận dụng kết quả nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi mới công nghệ phục vụ lợi ích của con người và xã hội.

VD: Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu đánh giá độ bền và độ bền mỏi kết cấu bộ phận chạy đầu máy, toa xe sử dụng trong ngành đường sắt Việt Nam”- Đề tài NCKH cấp Bộ, mã số B2012-04-07.

– Phát triển công nghệ là hoạt động sử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, thông qua việc triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ hiện có, tạo ra công nghệ mới.

VD: Phát triển công nghệ sản xuất tàu, thuyền dựa trên định luật Ác-si-mét. Theo đó, Các nhà thiết kế đã áp dụng lực đẩy acsimet như sau: Họ sẽ tạo ra các khoảng trống lớn để giúp tăng thể tích cho tàu, qua đó sẽ khiến tàu thuyền di chuyển dễ dàng trên bề mặt nước

– Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm công nghệ mới ở dạng mẫu.

VD: Sau khi nghiên cứu thành công vắc xin chống Covid 19,các nhà khoa học Nga đã tiến hành thử nghiệm vắc xin trên chuột bạch và người.

– Sản xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản xuất thử nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống.

VD: Khi có kết quả thử nghiệm trên chuột và người, nhận thấy tỉ lệ thành công cao, nước Nga đã tiến hành sản xuất vắc xin chống Covid 19 trên thực tiễn.

– Dịch vụ khoa học và công nghệ là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội.

Khoa học công nghệ có vai trò như thế nào trong cuộc sống hiện nay?

Không thể phủ nhận, khoa học công nghệ đang giữ vai trò quan trọng trong đời sống con người hiện nay.

– KHCN giúp tạo ra các công cụ sản xuất, phương pháp sản xuất mới, từ đó nâng cao năng suất lao động của con người, mở rộng sản xuất, thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.

– KHCN thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

– KHCN làm tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa và thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường.

– KHCN là công cụ mạnh trong việc phát triển con người.

VD:

+ Trong lĩnh vực y tế, các loại thuốc, vắc xin, thiết bị y tế,… ngày càng được cải tiến với chất lượng tốt hơn giúp nâng cao sức khỏe của con người.

+Trong lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ đã trang bị cho con người những tri thức, kinh nghiệm quan trọng, giúp con người nhanh chóng thích nghi, tìm tòi và khám phá những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho độc giả các thông tin cần thiết về khoa học công nghệ là gì? Và vai trò của nó trong đời sống hiện nay. Khi có nội dung thắc mắc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số 1900 6557.

Thị trường khoa học và công nghệ bao gồm những yếu tố nào

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Phát triển thị trường khoa học và công nghệ tại Việt Nam

ThS. Nguyễn Thị Mai - Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội

01:00 18/06/2017

Trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới, khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng xuất lao động, hiệu quả sản xuất. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, lĩnh vực này cũng chịu những ảnh hưởng không nhỏ, nhất là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác định khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu trong chính sách phát triển quốc gia. Tuy nhiên, để thị trường này phát triển theo đúng lộ trình và xu thế của thế giới, cần nhận diện rõ những thách thức của toàn cầu hóa đối với lĩnh vực này, để có giải pháp ứng phó kịp thời.

Quy định mới về hỗ trợ kinh phí cho hoạt động báo chí và văn học nghệ thuật

Đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập gắn với tự chủ tài chính

Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ

Thực trạng và giải pháp chuyển giao công nghệ ở Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đối với các nước đang phát triển có năng lực khoa học và công nghệ (KH&CN) thấp, nền kinh tế chưa phát triển như Việt Nam, nội dung phát triển thị trường KH&CN không chỉ dừng lại ở việc gia tăng số lượng và thương mại hóa các sản phẩm KH&CN; gia tăng các giao dịch và chủ thể tham gia thị trường KH&CN mà còn phải nâng cao chất lượng phát triển thị trường. Do đó, việc xác định được mô hình và nội dung phát triển thị trường KH&CN phù hợp là vấn đề quan trọng đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Thực trạng phát triển thị trường khoa học và công nghệ tại Việt Nam

Đến nay, Việt Nam đã hội nhập và tham gia khá đầy đủ các hiệp định, điều ước quốc tế có liên quan đến thị trường KH&CN như: Tham gia Hiệp định về những khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu tài sản trí tuệ (Hiệp định TRIPS) của WTO tháng 1/2007; Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; Công ước Ro-ma bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm chống lại sự sao chép trái phép… Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế đã phần nào tác động tích cực đến việc gìn giữ thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp, hạn chế tình trạng bắt chước, làm giả nhãn hiệu hàng hoá và kiểu dáng công nghiệp; Nâng cao năng lực và khả năng đổi mới của các tổ chức KH&CN Việt Nam.

Để có thể tận dụng hiệu quả các cơ hội cũng như ứng phó với những thách thức mà việc hội nhập đem lại, trong 10 năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước đã đặc biệt chú trọng sửa đổi, bổ sung và kiện toàn cơ sở pháp lý hỗ trợ KH&CN và thị trường KH&CN phát triển.

Điển hình như ngày 1/6/2013, Quốc hội đã thông qua Luật KH&CN số 29/2013/QH13 thay thế cho Luật KH&CN số 21/2000/QH10. Tiếp theo đó, ngày ngày 9/11/2013, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 2075/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển thị trường KH&CN đến năm 2020.

Trong đó, nêu rõ: Thị trường KH&CN là một bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có vai trò then chốt trong việc tạo môi trường thúc đẩy hoạt động sáng tạo, đổi mới công nghệ; nâng cao năng lực KH&CN quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước… Nhờ đó, thị trường KH&CN Việt Nam đến nay đã gia tăng cả về quy mô lẫn tốc độ phát triển. Loại hình hàng hóa trên thị trường KH&CN ngày càng đa dạng và phong phú.

Các hình thức giao dịch trên thị trường KH&CN theo đó cũng đa dạng hơn, gồm có các hình thức như: Giao dịch mua, bản quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, giao dịch chuyển giao công nghệ là các thiết bị, máy móc, công nghệ thuần tuý giữa các chủ thể tham gia thị trường.

Nhìn chung, thị trường KH&CN ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, bởi đã tận dụng khá nhiều các cơ hội của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Điều này được thể hiện cụ thể trong quy mô và tốc độ phát triển của thị trường KH&CN nước ta trong vài năm trở lại đây:

Thứ nhất, số lượng sản phẩm KH&CN (bao gồm: Số lượng văn bằng bảo hộ được cấp; Cơ cấu các văn bằng bảo hộ được cấp; Nguồn gốc các văn bằng bảo hộ được cấp; Các loại hình giao dịch văn bằng bảo hộ) có chiều hướng gia tăng; Nhận thức về sản phẩm KH&CN của các thành phần kinh tế cũng đã phát triển theo hướng thị trường.

Thứ hai, loại hình giao dịch văn bằng bảo hộ được xem xét trên hai nội dung cơ bản, đó là giao dịch quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp và giao dịch quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp.

Trong khi lượng hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ tăng không đều qua các năm, thì các loại hình chuyển giao có sự thay đổi rõ nét giữa giai đoạn trước năm 2005 và sau 2005.

Đối với loại hình chuyển giao giữa Việt Nam - Nước ngoài: Trong giai đoạn 2000-2009 số lượng hợp đồng thay đổi không nhiều qua các năm. Tuy nhiên, từ sau năm 2009 đã có sự chuyển biến lớn về số lượng giao dịch so với các năm trước đó.

Điều này cho thấy, từ năm 2009 đến nay tác động cùa tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đến lượng hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp từ các chủ thể nước ngoài sang các chủ thể Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể.

Thứ ba, thị trường trong nước đã hình thành nhiều loại dịch vụ KH&CN (điển hình như: kiểm định mẫu nguyên liệu và sản phẩm, giám định các sản phẩm KH&CN, pháp lý về sở hữu công nghệ và chuyển giao công nghệ, dịch vụ tài chính), bước đầu đáp ứng nhu cầu mua bán các sản phẩm KH&CN trên thị truờng KH&CN.

Thứ tư, số lượng các DN KH&CN cũng đã có những chuyển biến về cả chất lẫn lượng. Năm 2008 chỉ có 150 DN đăng ký là DN KH&CN, nhưng đến năm 2015 con số này đã tăng lên 220 DN.

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, quá trình phát triển thị trường KH&CN của nước ta còn tồn tại một số hạn chế nhất định sau:

Một là, so với nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, giá trị và lượng hàng hóa KH&CN được giao dịch ở nước ta hiện nay chưa nhiều.

Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế chưa thực sự tạo ra những động lực lớn, để hình thành nên các tổ chức KH&CN ở khu vực DN và khu vực tư nhân, trong khi sức ép cạnh tranh quốc tế ngày lại càng tăng.

Ba là, mặc dù chất lượng phát triển thị trường KH&CN đã tăng lên nhưng so với yêu cầu đặt ra thì vẫn còn nhiều bất cập.

Bốn là, thị trường KH&CN ở nước ta vẫn ở trình độ thấp, các yếu tố cấu thành thị trường chưa phát triển đồng bộ; Năng lực của nhiều chủ thể trên thị trường KH&CN còn thấp, chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Năm là, trong giai đoạn từ 2005 đến nay, số lượng các tổ chức nghiên cứu và phát triển ở nước ta đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên tốc độ tăng không đồng đều. Cụ thể như: Tổng số tổ chức nghiên cứu và phát triển tăng từ 1.320 tổ chức năm 2005 lên 1.830 vào năm 2015.

Trong đó, số lượng các tổ chức thuộc khu vực nhà nước tăng từ lên 694 tổ chức (năm 2005) lên 935 vào năm 2015; Khu vực tập thể tăng từ 556 tổ chức (năm 2005) lên 790 vào năm 2015; Khu vực tư nhân tăng từ 70 tổ chức (năm 2005) lên 105 tổ chức vào năm 2015.

Các tổ chức nghiên cứu và phát triển khu vực nhà nước thuộc bộ ngành chiếm tỷ lệ lớn (gần 70%), trong khi đó, tỷ lệ các tổ chức thuộc trường đại học, học viện và DN nhà nước lại chiếm tỷ lệ nhỏ (hon 30%). Điều này phản ánh hệ thống các tổ chức nghiên cứu và phát triển ở nước ta vẫn mang tính độc lập, sự liên kết, đan xen với khối đại học và khối DN chưa nhiều…

Đề xuất, khuyến nghị

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nếu biết tận dụng các cơ hội thì thị trường KH&CN ở Việt Nam sẽ phát triển, tuy nhiên để tranh thủ được các cơ hội đến từ hội nhập, đòi hỏi sự nỗ lực của Nhà nước và các chủ thể trên thị trường KH&CN. Xuất phát từ thực tế trên, bài viết đề xuất một vài khuyến nghị, giúp phát triển thị trường KH&CN tại Việt Nam hiệu quả. Cụ thể như:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống chính sách về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và cạnh tranh: Rà soát lại hệ thống văn bàn pháp luật, chính sách về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và cạnh tranh nhằm khắc phục ngay những quy định không thống nhất trong các văn bản; Xoá bỏ những bất cập và tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách này, đặc biệt là các văn bản quy định chi tiết như: nghị định, thông tư về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và cạnh tranh nhằm thúc đầy sự phát triển của thị trường KH&CN và phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong các định chế quốc tế và khu vực (WTO, APEC, ASEAN...).

Thứ hai, hoàn thiện chính sách đầu tư từ NSNN cho phát triển thị trường KH&CN: Tăng cường đầu tư từ NSNN cho phát triển thị trường KH&CN trọng tâm là hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng; Phát triển các tổ chức trung gian và thúc đẩy nhu cầu đổi mới công nghệ của DN. Nâng tỷ lệ chi cho KH&CN ở từ NSNN hàng năm trong những năm tới lên mức 5 - 7 % tổng chi ngân sách ứng với 3% GDP.

Thứ ba, thực hiện chính sách ưu đãi thuế linh hoạt để thúc đẩy sự phát của thị trường KH&CN. Cụ thể như: Miễn giảm thuế để khuyến khích các DN đầu tư vào các hoạt động đổi mới công nghệ (như: Sản xuất thử nghiệm, sản xuất sản phẩm mới, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ); Miễn thuế cho các hoạt động trung gian, môi giới trên thị trường KH&CN (như: triển lãm, giới thiệu sản ,hẳm mới.

Hội chợ công nghệ, thiết bị); Miễn giảm tiền thuê đất để làm nơi nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới cho các DN và tổ chức KH&CN; Cho phép để lại phần lãi thu nhập trước thuế của DN để đầu tư vào các dự án phát triển công nghệ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ tư, đảm bảo và tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia thị trường KH&CN tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng với lãi suất thấp. Nguồn vốn này hướng vào việc phục vụ các chủ thể đi tiên phong trong nghiên cứu và phát triển công nghệ, với các tiêu chí như lượng vốn và thời gian vay hợp lý, lãi suất ưu đãi và thủ tục vay linh hoạt.

Thứ năm, hoàn thiện chính sách nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam: Nhằm khuyến khích chuyển giao các công nghệ tiên tiến và hạn chế những công nghệ cũ, lạc hậu từ nước ngoài vào Việt Nam, Nhà nước cần ban hành quy định về thẩm định các công nghệ được chuyển giao vào Việt Nam.

Mục đích nhằm tăng cường công tác kiểm tra chất lượng công nghệ thông qua các nội dung như: Xác định rõ các tiêu chuẩn; Những giới hạn nhất định đối với các công nghệ được chuyển giao; Thực hiện sự giám định và kiểm tra đối với các công nghệ được chuyển giao tổ chức; Nắm bắt thông tin về năng lực công nghệ, trình độ công nghệ của các quốc gia, tập đoàn quốc tế...

Tóm lại, thị trường KH&CN ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Căn cứ vào bối cảnh và điều kiện thực tiễn, thị trường KH&CN ở Việt Nam phải có những nhận thức đầy đủ về quan điểm phát triển thị trường, đó là: Phát triển nhanh và rút ngắn trên cơ sở tận dụng những cơ hội của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; Chú trọng toàn diện cả về số lượng, chất lượng và sự đồng bộ của các yếu tố cấu thành; Phải có lộ trình và mô hình phù hợp với điều kiện thực tiễn nước ta; Phải đảm bảo hài hoà các loại lợi ích của các chủ thể trên thị trưòng KH&CN; Phải đặt trong tổng thể phát triển chung của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội nghĩa ở Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

1. Luật Khoa học và công nghệ năm 2014;

2. Công nghệ và phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam; Sách của Viện Chiến lược và chính sách KH&CN; NXB Khoa học và kỹ thuật – 2003;

3. TS. Đinh Văn Ân – ThS. Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Phát triển thị trường KH&CN ở Hà Nội: Thực trạng và giải pháp – Hà Nội tháng 8/2004;

4. Kỷ yếu hội thảo: “Thị trường công nghệ và vấn đề đầu tư đổi mới công nghệ ở Việt Nam”, Hà Nội ngày 15/05/2003 – Do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương tổ chức;

5. Nguyễn Đình Hương (2006). Phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB Lý luận chính trị;

6. Hoàng Xuân Long, Kinh nghiệm của Trung Quốc về vấn đề thương mại hóa các hoạt động KH&CN, Tạp chí Thông tin Khoa học và Xã hội, số 12/2000;

7. Nguyễn Khắc Minh (2005), Ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng kinh tế, NXB Khoa học và kỹ thuật.

In bài viết

thị trường giao dịch nhập khẩu lao động Tổ chức Thương mại Thế giới lãi suất tập đoàn thuế

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Thị trường khoa học và công nghệ bao gồm những yếu tố nào

    Xu hướng phát triển của lĩnh vực kế toán và cơ hội với Việt Nam

  • Thị trường khoa học và công nghệ bao gồm những yếu tố nào

    05 tác động cơ bản của EVFTA đến kinh tế Việt Nam

  • Thị trường khoa học và công nghệ bao gồm những yếu tố nào

    Cơ hội vàng với Việt Nam sau Covid-19?

Tin nổi bật

Thị trường khoa học và công nghệ bao gồm những yếu tố nào

Nền tảng số trong phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch

Thị trường khoa học và công nghệ bao gồm những yếu tố nào

Đảng ủy Bộ Tài chính tổ chức hội nghị sơ kết công tác xây dựng Đảng quý I/2022

Thị trường khoa học và công nghệ bao gồm những yếu tố nào

Triển khai thành công hóa đơn điện tử giai đoạn 1 theo lộ trình

Thị trường khoa học và công nghệ bao gồm những yếu tố nào

Ngành Thuế sẵn sàng "phủ sóng"hóa đơn điện tử trên toàn quốc

Thị trường khoa học và công nghệ bao gồm những yếu tố nào

Quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính gắn với tái cơ cấu kinh tế, phát triển bền vững