Thị trường tiền tệ việt nam thực trạng và giải pháp

Thị trường tiền tệ Việt Nam đã được hình thành và từng bước hoàn thiện gắn liền với tiến trình đổi mới và phát triển nền kinh tế đất nước. Cho đến nay, mặc dù thị trường tiền tệ Việt Nam chưa thực sự phát triển, nhưng nó đã đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết cung cầu về nguồn vốn ngắn hạn nhằm hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các chủ thể trong nền kinh tế. Đặc biệt, thị trường đã thực hiện chức năng cân đối, điều hòa nguồn vốn giữa các ngân hàng, góp phần hỗ trợ cho các ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán, hoạt động an toàn và hiệu quả. Thông qua các hoạt động trên thị trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thực hiện điều tiết tiền tệ nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Có thể khẳng định rằng, thị trường tiền tệ Việt Nam đã góp phần nhất định trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, nhất là quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, so với lịch sử phát triển thị trường tiền tệ các nước trên thế giới, thị trường tiền tệ Việt Nam vẫn còn non trẻ và nhiều bất cập, cần đẩy nhanh hoàn thiện để phát triển. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X xác định phát triển thị trường tài chính có vai trò quan trọng trong việc phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường. Do đó việc đánh giá đúng thực trạng các kết quả đạt được, các hạn chế của thị trường tiền tệ Việt Nam trong thời gian qua và đề ra mục tiêu, định hướng, giải pháp phát triển thị trường trong những năm tới có ý nghĩa rất lớn để tiếp tục hoàn thiện thị trường tiền tệ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xuất phát từ những lý do trên, nhóm học viên cao học lớp ngày 3 – khóa 17, chọn đề tài: “Thị trường tiền tệ Việt Nam – thực trạng và giải pháp” làm chủ đề nghiên cứu của nhóm. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: - Đánh giá thực trạng những kết quả đạt được và những hạn chế trong quá trình hình thành và phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam trong 15 năm qua (7/1993 -5/2008); - Xác định nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém của thị trường tiền tệ Việt Nam hiện nay; - Đưa ra mục tiêu, định hướng và giải pháp thực hiện phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2015. Phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu: Nhóm sử dụng phương pháp phân tích định tính dựa trên cơ sở nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ tài liệu tạp chí chuyên ngành và báo cáo thống kê chuyên ngành ngân hàng. Cấu trúc bài viết: ngoài phần mở đầu và phần kết luận bài viết gồm 3 phần: Phần 1: Cơ sở lý thuyết: Phần này nêu và phân tích một số khái niệm cơ bản về thị trường tiền tệ; Phần 2: Thực trạng thị trường tiền tệ Việt Nam: Phần này tập trung đánh giá những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế trong quá trình hình thành và phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam giai đoạn 7/1993 – 5/2008. Trong đó, tập trung vào các ngiệp vụ thị trường chủ yếu: thị trường liên ngân hàng, thị trường mở, thị trường đấu thầu trái phiếu chính phủ. Phần 3: Mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2015: Phần này đưa ra các mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam cần hoàn thiện đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2015.

(Chinhphu.vn) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng sức chống chịu của nền kinh tế trước những biến động của kinh tế, tiền tệ thế giới.

Bạn đang xem: Thực trạng thị trường tiền tệ việt nam hiện nay


Thị trường tiền tệ việt nam thực trạng và giải pháp

Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng tham luận tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 27/1, tại phiên thảo luận về các văn kiện trình Đại hội XIII, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trình bày tham luận về “Đổi mới, nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”.Giai đoạn 2016-2020 là giai đoạn tình hìnhkinh tế-xã hội thế giớibiến động phức tạpvàkhó lường, xung đột chính trị, căng thẳng thương mại giữa các nước lớn gia tăng. Đặc biệt năm 2020, thế giới chứng kiến đại dịch COVID-19 bùng phát, lan rộng vàtác độngnghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết chưa bao giờ, Chính phủ, các cơ quan quản lývà ngân hàng trung ương các nước lạiđưa ra nhiều giải pháp, với quy mô lớn hàng nghìn tỷ USDđểứng phó trước tác động của đại dịch, hỗ trợ kinh tế vượt qua suy thoái.

Với đặc điểm là một nền kinh tế cóđộ mở cao vàđang trong tiến trình hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu,nhữngbiến động, rủi ro của thị trường thế giới đã đặt ra nhiềuthách thức đốivớiđiều hành chính sách tiền tệ vàcông tác quản lý Nhà nước về tiền tệ vàhoạt động ngân hàng.

Bám sát mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát cho giai đoạn 2016-2020 màĐại hội XII của Đảng đề ra là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế nhanh và bền vững; tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và các nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến hoạt động ngân hàng,Ban Cán sự đảng, Ban lãnh đạo NHNN đã lãnh đạo, chỉ đạoquyết liệt, chủ độngthựchiện nhiều giải pháp, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Nhìn lại cả giai đoạn 2016-2020, công tác điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

Thứ nhất,NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả nhờ sự kiên định, chủ động, thận trọng và linh hoạt, từ đó góp phần kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4% theo đúng mục tiêu của Quốc hội đề ra, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.

Trong cả giai đoạn, lạm phát bìnhquân luônđược kiểm soátở mức dưới4%, theođúng chỉtiêu Quốc hội đề ra và thấp hơn nhiều so với mức bình quân của giai đoạn trước.Mặtbằng lãi suất tương đối ổn định, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên giảm 2,5%/nămkể từ năm 2017 đến nay.Tính chung, mặt bằng lãi suất cho vay trong 5 năm qua giảm 3,7% so với giai đoạn 2011-2015, thị trường tiền tệ, ngoại hối, thị trường vàng cơ bản ổn định, dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng cao; tình trạngđô lahóa giảm dần, niềm tin vào đồng Việt Nam ngày càng được nâng lên.

Chủ trương chống đô la hóa trong nền kinh tếđược thực hiện hiệu quả,thu hẹp dầnđối tượng cho vay ngoại tệ theo lộ trình kết hợp với các biện pháp điều hành nhằm tăng vị thế của đồng Việt Nam,nguồn vốn bằng ngoại tệ và vàng được chuyển hóa thành tiền phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Đây là những yếu tố củng cố niềm tin của nhà đầu tư, góp phần nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

Thứ hai,điều hành tín dụng theo phương châm mở rộng đi đôi với an toàn, hiệu quả, phù hợp với chủ trương từng bước giảm dần tỷ lệ vốn đầu tư từ tín dụng ngân hàng, hỗ trợ đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Các giải pháp, chính sách tín dụng của NHNN đãđi đúng hướng, vừa bảođảm an toàn, cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, vừa phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Bình quân tín dụng tăng 15%/năm, riêng năm 2020 tăng 12,13%, đây là mức tăng phù hợp trong bối cảnh cầu tín dụng của nền kinh tế còn yếu do tác động của đại dịch COVID-19.

Đáng chú ý là điều hành tíndụngđã gắn với việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế và phù hợp với chủ trương từng bước giảm tỷ lệ cung cấp cho đầu tư phát triển từ kênh tín dụng ngân hàng(năm 2018, 2019, tín dụng tăng dưới 14% nhưng GDP vẫn tăng caoở mức7,08% và 7,02%).

Thứ ba,hoạt động thanh toán có những bước tiến vượt bậc cả về chất và lượng với nhiều sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới, tiện ích và hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin; công nghệ thanh toán đã có bước phát triển mang tính đột phá; thanh toán không dùng tiền mặt được đẩy mạnh,các hoạt động chuyển đổi số, sản phẩm dịch vụ ngân hàng số phát triển mạnh mẽ.

Thứ tư,công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu được thực hiện nghiêm túc, từng bước hiệu quả, bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, tăng cường công tác thanh tra, giám sát, phòng chống rửa tiền để nâng cao tính minh bạch trong nền kinh tế.

Thứ năm,công tác cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020 được quan tâm chỉ đạo triển khai quyết liệt, đạt được kết quả tích cực trên tất cả các mặt. NHNN5 năm liên tục đứng đầu các bộ ngành Trung ương trong Bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính Par-Index do Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ đánhgiá.

Thứ sáu,hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Theo Thống đốc NHNN Việt Nam,nhiệm kỳ 2021-2025và những năm tiếp theo, tình hình thế giớidự kiếnsẽ tiếp tục diễn biến phức tạp,nhiều bất trắc,khó lường,dịch bệnh có khả năng kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế-xã hội của hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong điều kiện Việt Nam đã hội nhập quốc tế sâu rộng và có độ mở kinh tế lớn, với tác động tiêu cực vàchưa có hồi kếtcủa đại dịch COVID-19,hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân tiếp tục khó khăn, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống ngân hàng,nhất là quá trình tái cơ cấuvàxử lý nợ xấu.

Xem thêm: 6+ Cách Kiểm Tra Số Tài Khoản Ngân Hàng Vietcombank Cho Mọi Chủ Khoản

Trongbối cảnh thương mại giữa các nước lớn vẫn gia tăng, các đối tác thương mại lớnquan tâmsâu hơnvề điều hành kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệvàgia tăng giám sát thương mại đối với Việt Nam, đặt ra nhiều thách thức đối với NHNN Việt Namtrong điều hành chính sách tiền tệ.

Thống đốc NHNN Việt Nam nhấn mạnh, bối cảnh trênđòi hỏi quyết tâm caocủatoàn hệ thống ngân hàng, tiếp tục phát huy cácthành quả quan trọng đã đạt được và nhận thức rõ những thách thức đặt ra, tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ngành ngân hàngvàNghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Trong nhiệm kỳ tới,NHNN Việt Namsẽ tiếp tục kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Cải thiện chất lượng đầu vào cho hoạch định chính sách (nâng cao chất lượng thống kê, phân tích, dự báo), chủ động, thận trọng và linh hoạt điều hành các giải pháp và công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác, nhất là chính sách tài khóa đểứngphó linh hoạt, tăng sức chống chịu của nền kinh tế trước những biến động của kinh tế, tiền tệ thế giới.

Tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước khi điều kiện thị trường thuận lợi,tạo dự trữ đệm để chống đỡ khi có các cú sốc xảy ra, góp phần tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Thực hiện đồng bộ các biện pháp chuyển quan hệ huy động vốn và cho vay ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng với khách hàng vay sang quan hệ mua bán ngoại tệ để tiếp tục giảm tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế; triển khai lộ trình từng bước tự do hóa giao dịch vốn của Việt Nam một cách thận trọng, phù hợp. Tiếp tục triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng theo Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ.

Tiếp tục thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau đại dịch COVID-19, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững; mở rộng tín dụngtheo hướng tập trung vốn cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, bảođảm an toàn hoạt động.

Tích cực triển khai các chương trình tín dụng theo chỉđạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, khuyến khích tổ chức tín dụng phát triển các sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân, đặc biệt là các đối tượng thu nhập thấp, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.

Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của tổ chức tín dụng, đặc biệt là đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.Theo dõi, nắm bắt kịp thời các diễn biến bất thường có nguy cơ rủi ro để kiến nghị, khuyến nghị, cảnh báo tổ chức tín dụng xử lý kịp thời nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng công nghệ phục vụ cho việc chia sẻ, cung ứng các sản phẩm số và tăng cường tích hợp, kết nối với các bộ, ngành, lĩnh vực còn lại để mở rộng hệ sinh thái; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong hoạt động thanh toán; nghiên cứu, áp dụng các công nghệ, phương thức thanh toán hiện đại; triển khai các mô hình thanh toán tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa gắn với triển khai Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia; thúc đẩy thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ công.

Thực hiện tốt chương trình cải cách thủ tục hành chính,triển khai hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử; xây dựng văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp, đổi mới phương thức, lề lối làm việc, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân; đẩy mạnh hoạt độngthông tin tín dụng để nâng cao độ phủ và duy trì điểm chiều sâu thông tin tín dụng.

Chủđộng, tích cực hợp tác và hội nhập quốc tế, thúc đẩy hợp tác song phương vàđa phương trong lĩnh vực ngân hàng.Triển khai công tác truyền thông theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, nâng cao sự minh bạch hóa thông tin, đáp ứng yêu cầu hoạt động thông tin của NHNN và thực hiện các cam kết quốc tế.

Xem thêm: Cách Xác Định Chi Phí Vốn Chủ Sở Hữu, Chi Phí Vốn Chủ Sở Hữu

Tiếp tục triển khai/giám sát Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các chương trình/kế hoạch hành động, đề án, kế hoạch phát triển ngành đã ban hành.