Thời điểm đóng sổ lệnh là gì

Mục tiêu mà Quỹ đầu tư DCDS nhắm đến là xây dựng được một danh mục đầu tư cân đối và đa dạng nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa các rủi ro cho nguồn vốn đầu tư của quỹ. Phần lớn các thương vụ đầu tư sẽ được tập trung vào các loại chứng khoán đang và sẽ niêm yết trên TTCK Việt Nam. Chứng khoán này bao gồm chứng khoán của các công ty đang niêm yết trên thị trường, các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu của các công ty cổ phần. Ngoài ra, mục tiêu của quỹ còn nhắm đến trong quá trình đầu tư là giúp các đơn vị tái cơ cấu về mặt tài chính, phát triển hệ thống quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh… nhằm làm gia tăng giá trị của chính các công ty này và vì thế gia tăng về mặt giá trị các khoản đầu tư của Quỹ đầu tư DCDS.

Ngày hỏi:08/04/2017

Thời điểm đóng sổ lệnh giao dịch chứng chỉ quỹ mở là khi nào? Chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn. Tôi tên là Hòa Bình, hiện đang sống tại Ninh Bình, cho tôi hỏi, pháp luật hiện hành quy định về thời điểm đóng sổ lệnh giao dịch chứng chỉ quỹ mở như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn! Email: hoabinh0271***@gmail.com

Nội dung này được Ban biên tập LawNet tư vấn như sau:

  • Hồ sơ đăng ký làm đại lý phân phối chứng chỉ quỹ đối với ngân hàng thương mại
  • /
  • Hoạt động của đại lý phân phối chứng chỉ quỹ
  • /
  • Đại lý phân phối không được phân phối chứng chỉ quỹ ở nơi nào?

Thời điểm đóng sổ lệnh giao dịch chứng chỉ quỹ mở được quy định tại Khoản 25 Điều 2 Thông tư 183/2011/TT-BTC hướng dẫn việc thành lập và quản lý Quỹ mở do Bộ Tài chính ban hành như sau:

Thời điểm đóng sổ lệnh giao dịch chứng chỉ quỹ mở là thời điểm cuối cùng mà đại lý phân phối nhận lệnh giao dịch từ nhà đầu tư để thực hiện trong ngày giao dịch chứng chỉ quỹ. Thời điểm đóng sổ lệnh được quy định tại điều lệ quỹ, công bố công khai tại bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt và không được muộn quá 10h30 tại ngày gần nhất trước ngày giao dịch chứng chỉ quỹ.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thời điểm đóng sổ lệnh giao dịch chứng chỉ quỹ mở. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 183/2011/TT-BTC để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .


1. Thời gian giao dịch

Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền

Phiên

Thời gian

Phương thức giao dịch

Phiên sáng

9h00 - 9h25

Khớp lệnh định kỳ mở cửa

9h25 - 11h30

Khớp lệnh liên tục

Nghỉ trưa

  11h30 - 13h00

Phiên chiều

13h00 - 14h30

Khớp lệnh liên tục

14h30 - 14h45

Khớp lệnh định kỳ đóng cửa

Giao dịch thỏa thuận: Từ 9h00 đến 15h00 (trừ thời gian nghỉ trưa)

Trái phiếu

Giao dịch thỏa thuận: Từ 9h00 đến 15h00 (trừ thời gian nghỉ trưa)

- Lệnh có giá trị trong suốt thời gian giao dịch. Các lệnh đặt trong buổi sáng chưa khớp, hoặc khớp một phần và chưa được hủy thì sẽ tiếp tục có hiệu lực trong các đợt khớp lệnh buổi chiều.

2. Phương thức khớp lệnh

Khớp lệnh định kỳ: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định. Nguyên tắc xác định giá thực hiện như sau:

  • Là mức giá thực hiện đạt khối lượng giao dịch lớn nhất.
  • Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện ở trên thì mức giá trùng hoặc gần nhất với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn.

Khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.

3. Nguyên tắc khớp lệnh

a. Ưu tiên về giá

- Lệnh mua với mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.

- Lệnh bán với mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.

b. Ưu tiên về thời gian

- Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước được ưu tiên thực hiện trước.

4. Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá

a. Đơn vị giao dịch

- Đơn vị giao dịch khớp lệnh lô chẵn: 100 cố phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền.

- Mỗi lệnh giao dịch lô chẵn không được vượt quá khối lượng tối đa là 500.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền.

- Khối lượng giao dịch thỏa thuận: từ 20.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền trở lên.

- Không quy định đơn vị giao dịch đối với giao dịch thỏa thuận, giao dịch trái phiếu.

- Giao dịch cổ phiếu có khối lượng từ 01 đến 99 cổ phiếu (lô lẻ) được thực hiện trực tiếp giữa nhà đầu tư với công ty chứng khoán.

b. Đơn vị yết giá

- Đối với phương thức khớp lệnh:  

 Mức giá

Đơn vị yết giá

 <10.000 đồng

 10 đồng

 10.000 - 49.950 đồng

 50 đồng

 ≥ 50.000 đồng

 100 đồng

- Đối với chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền: Áp dụng đơn vị yết giá 10 đồng cho tất cả các mức giá.

- Không qui định đơn vị yết giá đối với giao dịch thỏa thuận trái phiếu.

5. Biên độ dao động giá

- Biên độ dao động giá quy định trong ngày đối với giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ là ± 7%.

- Không áp dụng biên độ dao động giá đối với giao dịch trái phiếu.

a. Giá trần/sàn trong ngày giao dịch của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF được xác định như sau:

  • Giá trần = Giá tham chiếu + ( Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá trần)
  • Giá sàn = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá sàn).

Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF có mức giá trần/ sàn sau khi điều chỉnh biên độ dao động ± 7% nhưng giá trần/ sàn vẫn bằng mức giá tham chiếu sẽ điều chỉnh như sau:

  • Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + một đơn vị yết giá.
  • Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu - một đơn vị yết giá

Trường hợp giá trần và sàn của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF sau khi điều chỉnh theo cách trên bằng không (0), giá trần và sàn sẽ được điều chỉnh như sau:

  • Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + một đơn vị yết giá.
  • Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu.

- Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF mới niêm yết, trong ngày giao dịch đầu tiên, giá giao dịch được biến động trong +/-20% giá giao dịch dự kiến. Tổ chức niêm yết và tổ chức tư vấn niêm yết (nếu có) phải đưa ra mức giá giao dịch dự kiến để tính giá tham chiếu cho cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trong ngày giao dịch đầu tiên. Nếu trong 03 ngày giao dịch đầu tiên, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mới niêm yết vẫn chưa có giá đóng cửa, tổ chức niêm yết phải xác định lại giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên.

- Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF được giao dịch trở lại sau khi tạm dừng giao dịch trên 25 ngày, biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên là +/- 20% so với giá tham chiếu trong ngày đầu tiên được giao dịch trả lại.

- Giá đóng cửa trong ngày giao dịch đầu tiên sau khi được giao dịch trở lại sẽ là giá tham chiếu cho ngày giao dịch kế tiếp (trừ trường hợp cổ phiếu có phát sinh quyền, ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu). Biên độ dao động giá +/-7% được áp dụng cho ngày giao dịch kế tiếp.

- Nếu trong 03 ngày đầu tiên sau khi giao dịch trở lại, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ được giao dịch trở lại vẫn chưa có giá đóng cửa, HOSE sẽ xem xét điều chỉnh biên độ dao động giá của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ sau khi có sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

b. Giá trần/sàn trong ngày giao dịch đầu tiên và ngày giao dịch thông thường của chứng quyền mua dựa trên chứng khoán cơ sở là cổ phiếu được xác định như sau:

  • Giá trần = Giá tham chiếu chứng quyền + (Giá trần của cổ phiếu cơ sở - Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở) x 1/tỷ lệ chuyển đổi
  • Giá sàn = Giá tham chiếu chứng quyền - (Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở - Giá sàn của cổ phiếu cơ sở) x 1/tỷ lệ chuyển đổi

- Trường hợp giá sàn của chứng quyền nhỏ hơn hoặc bằng không (0), giá sàn sẽ là đơn vị yết giá nhỏ nhất bằng 10 đồng

- Đối với chứng quyền mua dựa trên chứng khoán cơ sở là cổ phiếu, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên được xác định như sau:

  • Giá tham chiếu của chứng quyền mua = Giá phát hành của chứng quyền x (Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở và ngày giao dịch đầu tiên của chứng quyền/Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở tại ngày thông báo phát hành chứng quyền) x (Tỷ lệ chuyển đổi tại ngày thông báo phát hành chứng quyền/Tỷ lệ chuyển đổi tại ngày giao dịch đầu tiên).

- Đối với chứng quyền mua, giá tham chiếu ngày giao dịch đầu tiên sau khi bị tạm ngừng giao dịch trên 25 ngày giao dịch được xác định như sau:

  • Giá tham chiếu của chứng quyền mua = Giá đóng cửa của chứng quyền mua và ngày giao dịch liền trước ngày tạm ngừng giao dịch x (Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở vào ngày giao dịch đầu tiên của chứng quyền sau khi giao dịch trở lại/ Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở tại ngày giao dịch liền trước ngày tạm ngừng giao dịch) x (Tỷ lệ chuyển đổi tại ngày giao dịch liền trước ngày tạm ngừng giao dịch chứng quyền/ Tỷ lệ chuyển đổi tại ngày giao dịch đầu tiên của chứng quyền sau khi giao dịch trở lại).

6. Lệnh giao dịch

a. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (Lệnh ATO - At the Opening Order):

- Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa.

- Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.

- Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa và sẽ tự động tự hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết.

b. Lệnh giới hạn (Lệnh LO - Limit Order):

- Là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc giá tốt hơn. Lệnh có hiệu lực kể từ khi được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến hết ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.

c. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa (Lệnh ATC - At the Close Order):

- Tương tự như lệnh ATO nhưng được áp dụng trong thời gian khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa.

d. Lệnh thị trường (gọi tắt là lệnh MP - Market Price Oder)

- Là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá cao nhất hiện có trên thị trường.

- Nguyên tắc khớp lệnh:

  • Khi được nhập vào hệ thống giao dịch, lệnh MP mua sẽ thực hiện ngay ở mức giá bán thấp nhất và lệnh MP bán sẽ thực hiện ngay ở mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.
  • Nếu khối lượng đặt lệnh MP vẫn chưa được thực hiện hết sau khi so khớp tại mức giá đầu tiên, lệnh MP sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường.
  • Nếu khối lượng đặt lệnh vẫn còn nhưng không thể so khớp tiếp tục được nữa do khối lượng của bên đối ứng đã hết, lệnh MP mua sẽ chuyển thành lệnh giới hạn mua cao hơn mức giá cuối cùng một đơn vị yết giá, hoặc lệnh MP bán sẽ chuyển thành lệnh giới hạn thấp hơn mức giá khớp cuối cùng một đơn vị yết giá.

- Đặc điểm:

  • Lệnh MP chỉ được áp dụng trong thời gian giao dịch liên tục
  • Lệnh MP bị hủy bỏ khi không có lệnh giới hạn đối ứng tại thời điểm nhập lệnh vào hệ thống
  • So với lệnh giới hạn khả năng thực hiện lệnh MP nhanh hơn do lệnh được đưa vào so khớp ngay khi đưa vào sổ lệnh

8. Hủy lệnh giao dịch

a. Trong thời gian khớp lệnh định kỳ:

- Khách hàng không được hủy, sửa lệnh trong thời gian khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa và khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa (bao gồm cả các lệnh được chuyển từ đợt khớp lệnh liên tục sang).

b. Trong thời gian khớp lệnh liên tục

- Khách hàng có thể hủy lệnh nếu lệnh hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện, kể cả các lệnh hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện ở lần khớp lệnh định kỳ hoặc liên tục trước đó.

8.Thời gian thanh toán

Loại giao dịch

Thời gian thanh toán

Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ

T + 2

Trái phiếu

T + 1

9. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài

- Khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mua của nhà đầu tư nước ngoài được trừ vào khối lượng được phép mua ngay sau khi lệnh mua được thực hiện; khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư bán của nhà đầu tư nước ngoài được cộng vào khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ được phép mua ngay sau khi kết thúc việc thanh toán giao dịch (T+2).

- Khối lượng bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư nước ngoài được cộng vào khối lượng còn được phép mua ngay sau khi kết thúc việc thanh toán giao dịch.

- Lệnh mua hoặc một phần lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài chưa được thực hiện sẽ tự động bị hủy nếu khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ được phép mua đã hết hoặc không được thực hiện ngay khi nhập vào hệ thống giao dịch.

- Khối lượng chứng khoán được phép mua của nhà đầu tư nước ngoài sẽ không thay đổi nếu giao dịch thỏa thuận được thực hiện giữa hai nhà đầu tư nước ngoài với nhau.

* Quy chế giao dịch chứng khoán tại HOSE năm 2021 xem tại đây