Thời gian trích khấu hao tài sản cố định là gì

Xác định mức khấu hao tài sản cố định chính xác giúp doanh nghiệp thu hồi lại vốn cố định sau khi tài sản hết thời gian sử dụng. Đây là một trong những nghiệp vụ quan trọng trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp. Chính vì thế, kế toán viên cần cập nhật những quy định mới nhất về xác định khấu hao tài sản cố định để xử lý chính xác. Trong bài viết này MIFI sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về các vấn đề này.

Nhiệm vụ quan trọng của kế toán viên cần thực hiện

Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ nguyên giá của tài sản cố định một cách có hệ thống vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao.

Các doanh nghiệp thực hiện công tác trích khấu hao tài sản nhằm đảm bảo nguyên tắc phù hợp và thu hồi lại chi phí mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra để đầu tư vào tài sản cố định. Đồng thời, số liệu này cũng là căn cứ để doanh nghiệp tính toán các chi phí cho hoạt động tái đầu tư vào sản xuất. 

Xác định khấu hao tài sản cố định giúp doanh nghiệp thu hồi lại nguồn vốn đã bỏ ra

Có 3 phương pháp tính khấu hao tài sản cố định được Bộ Tài chính quy định:

Phương pháp khấu hao theo đường thẳng là việc xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức:

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định = Nguyên giá tài sản cố định/ Thời gian khấu hao.

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng sẽ được tính bằng cách lấy số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. 

Nếu nguyên giá của tài sản cố định hoặc thời gian trích khấu hao có thay đổi thì kế toán viên cần tính lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định. Theo đó, mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định được xác định bằng cách lấy giá trị còn lại của tài sản cố định trên số kế toán chi cho thời gian khấu hao xác định lại hoặc thời gian trích khấu còn lại [chênh lệch giữa thời gian trích khấu hao ban đầu trừ cho thời gian đã trích khấu hao] của tài sản cố định. 

Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá của tài sản cố định và giá trị khấu hao lũy kế đã được trích đến năm trước đó của tài sản cố định. 

Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng của sản phẩm được xác định dựa theo công thức sau đây:

Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm.

Trong đó:

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá của tài sản cố định/Sản lượng theo công suất thiết kế.

Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc:

Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm.

Nếu nguyên giá hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.

Khấu hao theo khối lượng của sản phẩm

Doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần cho những tài sản cố định có thời gian khấu hao đúng theo quy định. 

Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định = Giá trị còn lại của tài sản cố định x Tỷ lệ khấu hao nhanh.

Trong đó, các chỉ tiêu được xác định như sau:

Tỷ lệ khấu hao nhanh [%] = Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh.

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng [%] = [1/ Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định] x 100

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định được Bộ Tài chính quy định dưới đây:

Thời gian trích khấu hao của tài sản cố địnhHệ số điều chỉnh [lần]
Đến 4 năm [ t 4 năm]1,5
Trên 4 năm [ t > 4 năm]2,0

Vào những năm cuối, mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.

Mức trích khấu hao hàng tháng được tính bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

>>> Thực hiện khấu hao cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 133

Khi xác định khấu hao, kế toán viên cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Cập nhật kịp thời các quy định mới nhất 
  • Xác định đúng thời gian khấu hao cho từng loại tài sản cố định. 
  • Áp dụng đúng phương pháp tính mà doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Khi thay đổi phương pháp tính khấu hao tài sản cố định phải đăng ký lại và điều chỉnh phù hợp với quy định của pháp luật. 
  • Các khoản khấu hao này sẽ không được tính khi quyết toán thuế doanh nghiệp.

những quy định mới về khấu hao tài sản cố định.

Như vậy, tính toán mức khấu hao tài sản cố định là nghiệp vụ không khó nhưng đòi hỏi kế toán viên phải nắm được các quy định và áp dụng chính xác.

>>> Xem thêm tin liên quan: Hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 200

Mỗi một loại tài sản cố định sẽ có thời gian trích khấu hao riêng. Khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định được xác định như thế nào? Taxkey sẽ giải đáp ngay sau đây.

1. Khái quát về thời gian trích khấu hao tài sản cố định

Để có thể xác định được thời gian trích khấu hao tài sản cố định, chúng ta cần phải nắm rõ một số khái niệm.

Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.

Thời gian trích khấu hao tài sản cố định: là thời gian cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện việc trích khấu hao tài sản cố định để thu hồi vốn đầu tư tài sản cố định.

2. Các loại tài sản cố định được trích khấu hao

Tất cả tài hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao.

Tuy nhiên, vẫn có một số loại tài sản không phải trích khấu hao. Bao gồm:

– TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

– TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất.

– TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. [Trừ TSCĐ thuê tài chính].

– TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

– TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp. [Trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Như: nhà nghỉ giữa ca; nhà ăn giữa ca; nhà thay quần áo; nhà vệ sinh; bể chứa nước sạch; nhà để xe; phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh; xe đưa đón người lao động; cơ sở đào tạo, dạy nghề; nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng].

– TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

– TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.

Các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Thời gian trích khấu hao tài sản cố định 

3.1. Thời gian trích khấu hao tài sản cố định hữu hình

♣ Đối với tài sản cố định còn mới: doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC để xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.

Chẳng hạn như: Máy phát điện có thời gian trích khấu hao tài sản cố định là từ 7 – 20 năm; máy kéo là từ 6-15 năm; Phương tiện vận tải đường bộ là từ 6 – 10 năm;…

♣ Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng:

Được tính như sau: 

Thời gian trích khấu hao tài sản cố định = [Giá trị hợp lý của tài sản cố định / Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% [hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường]] x Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại

Trong đó:

+ Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế [trong trường hợp mua bán, trao đổi]; giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá [trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng, được cấp, được điều chuyển đến ] và các trường hợp khác.

+ Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại: được xác định theo Phụ lục 1 Thông tư 45/2013/TT-BTC.

♣ Thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định:

– Doanh nghiệp phải lập phương án thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định trên cơ sở giải trình rõ các nội dung sau:

+ Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế;

+ Hiện trạng TSCĐ [thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, thế hệ tài sản, tình trạng thực tế của tài sản];

+ Ảnh hưởng của việc tăng, giảm khấu hao TSCĐ đến kết quả sản xuất kinh doanh và nguồn vốn trả nợ các tổ chức tín dụng.

+ Đối với các tài sản hình thành từ dự án đầu tư theo hình thức B.O.T, B.C.C thì doanh nghiệp phải bổ sung thêm Hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.

– Thẩm quyền phê duyệt Phương án thay đổi thời gian trích khấu hao của tài sản cố định:

+ Bộ Tài chính phê duyệt đối với:

  • Công ty mẹ các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty do nhà nước nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên do các Bộ ngành, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
  • Các công ty con do Công ty mẹ Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nắm giữ 51% vốn điều lệ trở lên.

+ Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt đối với các Tổng công ty, công ty độc lập do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác có trụ sở chính trên địa bàn.

Sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày được phê duyệt Phương án, doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý.

3.2. Đối với tài sản cố định vô hình

Doanh nghiệp tự xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình. Nhưng tối đa không quá 20 năm.

Đối với TSCĐ vô hình là giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn; quyền sử dụng đất thuê: Thời gian trích khấu hao là thời gian được phép sử dụng đất của doanh nghiệp.

Đối với TSCĐ vô hình là quyền tác giả; quyền sở hữu trí tuệ; quyền đối với giống cây trồng: Thời gian trích khấu hao là thời hạn bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ. Không được tính thời hạn bảo hộ được gia hạn thêm.

3.3. Thời gian trích khấu hao tài sản cố định trong một số trường hợp đặc biệt

Đối với dự án đầu tư theo hình thức Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao [B.O.T]; Dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh [B.C.C]:

Thời gian trích khấu hao tài sản cố định được xác định là thời gian khai thác hoàn vốn đầu tư của chủ đầu tư tại dự án. Việc trích khấu hao tài sản cố định hình thành từ dự án theo tỷ lệ tương ứng với doanh thu hàng năm phù hợp với thời gian khai thác thu phí hoàn vốn của dự án [tương tự như phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm]. Việc xác định giá trị tài sản cố định hình thành từ dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản.

Đối với dây chuyền sản xuất có tính đặc thù quân sự và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại các công ty quốc phòng; công ty an ninh

Bộ Quốc phòng, Bộ Công An quyết định khung thời gian trích khấu hao của các tài sản này.

>>>Xem thêm: Thời gian, phương pháp trích khấu hao TSCĐ đối với TSCĐ mới phát sinh trong CTCP

Trên đây là những thông tin cơ bản về thời gian trích khấu hao tài sản cố định. Nếu khách hàng và bạn đọc còn có thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Taxkey – Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán thuế uy tín

Video liên quan

Chủ Đề