Thời trần, nhà nước ban hành bộ luật thành văn nào

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Bộ luật nào được ban hành dưới thời Trần?”cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử 7 do Top lời giảibiên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Bộ luật nào được ban hành dưới thời Trần?

A. Hình thư

B. Hình luật

C. Luật Hồng Đức

D. Hoàng Việt luật lệ

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Hình luật

Hình luật là bộ luật được ban hành dưới thời Trần.

Giải thích: Năm 1341, vua Trần Dụ Tông sai Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu biên soạn và ban hành bộ Hình luật. Bộ luật này cũng giống như bộ luật thời Lý nhưng được bổ sung thêm.

Kiến thức tham khảo về nước Đại Việt ở thế kỉ XIII

1. Nhà Trần thành lập

1.1. Nhà Lý sụp đổ

- Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu.

+ Chính quyền không chăm lo đến đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa đọa.

+ Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.

+ Đời sống nhân dân khổ cực.

+ Khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.

+ Các thế lực phong kiến nổi lên tranh giành quyền lực, chống phá triều đình.

- Trước tình hình đó nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn tạo điều kiện cho nhà Trần lên nắm quyền.

- Tháng 12/1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần cảnh, nhà Lý sụp đổ, nhà Trần lên nắm quyền.

1.2. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền

- Năm 1226 nhà Trần thành lập.

- Theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền gồm ba cấp: triều đình; các đơn vị hành chính trung gian; các cấp hành chính cơ sở.

- Đứng đầu nhà nước là vua, vua nhường ngôi sớm cho con và lên làm Thái thượng hoàng, cùng trông nom việc.

- Các chức đại thần văn võ giao cho người trong họ nắm giữ, hệ thống quan lại bên dưới vẫn như thời Lý [gồm ban văn giữ việc dân, võ nắm việc quân... nhưng tổ chức có quy củ và đầy đủ hơn].

- Việc cử quan lại dựa vào thi cử.

- Các quý tộc Trần được phong vương hầu, ban cấp thái ấp, quan lại được cấp bổng lộc.

- Đặt thêm quan: Quốc sử viện; Thái Y Viện; Tông Nhân Phủ; Hà Đê Sứ; Khuyến Nông Sứ; Đồn Điền Sứ ….

- Cả nước chia làm 12 lộ [Tiền Lê là 10 lộ; Lý là 24 lộ phủ]. Đứng đầu có các chức chánh phó An Phủ Sứ. Dưới là phủ, châu, huyện, do các chức tri phủ, tri châu, tri huyện, trông coi.

- Dưới cùng là xã có chức xã quan đứng đầu.

- Việc đặt thêm các chức quan trông coi việc làng xã và sản xuất ... chứng tỏ bộ máy quan lại phát triển và tiến bộ.

- Trung ương:

- Địa phương


1.3. Pháp luật thời Trần

- Ban hành bộ luật mới: Quốc triều hình luật. Xác định lại những điều ban hành dưới thời Lý và có bổ sung, xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản, quy định cụ thể việc mua bán ruộngđất.

- Cơ quan pháp luật thời Trần được tăng cường,hoàn thiện hơn và đặt cơ quan Thẩm hình viện để xử kiện.

2. Nhà Trần xây dựng quân đội và phát triển kinh tế

2.1.Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng

- Quân đội nhà Trần gồm: Cấm quân và quân ở các lộ

- Chính sách” Ngụ binh ư nông”.

- Chủ trương” Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội.

- Học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ

2.2. Phục hồi và phát triển kinh tế.

- Nhà Trần thực hiện nhiều biện pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế.

a. Nông nghiệp:

+ Đẩy mạnh khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích canh tác.

+ Cho phép vương hầu lập điền trang.

+ Chú trọng thủy lợi, đặt chức Hà đê sứ.

→ Nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển.

b. Thủ công nghiệp và thương nghiệp có nhiều tiến bộ:

- Xưởng thủ công nhà nước - cục Bách tác - sản xuất đồ gốm, dệt, chế tạo vũ khí ..

- Thủ công nghiệp trong nhân dân như làm gốm có tráng men, đúc đồng, làm giấy......

- Ở các làng xã, chợ búa mọc lên ngày càng nhiều; Thăng Long có 61 phố phường.

- Tiền tệ và hệ thống đo lường được thống nhất.

- Cửa biển Vân Đồn, Hội Thống, Hội Triều là nơi buôn bán tấp nập với thương nhân nước ngoài

Những người bán hàng rong ở chợ Bưởi thời Trần

Nhận xét:

* Nông nghiệp phát triển, thủ công nghiệp thương nghiệp, và buôn bán với người nước ngoài phát triển, nền kinh tế Đại Việt đang từng bước tiến lên.

* Kinh thành Thăng Long:

- Là trung tâm kinh tế: 61 phố phường buôn bán, xưởng thủ công nhà nước, các ngành nghề thủ công trong nhân dân....

- Trung tâm chính trị: có kinh thành, cơ quan nhà nước

- Là trung tâm văn hóa: điêu khắc có tháp Báo Thiên, chùa Một Cột....các Rồng, các lễ hội có thể thao, ca hát....

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta?”kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Lịch sử 7 hay và hữu ích do Top lời giảitổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh ôn luyện tốt hơn.

Trắc nghiệm: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta?

A. Hoàng Việt luật lệ

B. Luật Hồng Đức

C. Hình luật

D. Hình thư

Trả lời:

Đáp án đúng D. Hình thư

Hình thư là bộ luật hành văn đầu tiên của nước ta.

Giải thích:

Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là Hình thư do nhà Lý biên soạn và cho ban hành năm 1042, Bộ Hình thư ra đời thay thế cho các quy chế, luật lệ, chiếu chỉ trước đó.

Kiến thức tham khảo về các bộ luật nước ta qua các thời kì lịch sử

1. Khái quát về những bộ luật cổ trong lịch sử:

- Việt Nam Trong lịch sử tồn tại và phát triển hàng nghìn năm, các nhà nước quân chủ và phong kiến ở Việt Nam đã nhận thức được vai trò của luật pháp và quan tâm, đầu tư cho việc ban hành pháp luật. Hệ thống pháp luật Việt Nam thời kỳ này gồm các bộ luật tổng hợp và các văn bản pháp luật khác như: Chiếu, Chỉ, Lệ, Lệnh, Dụ, Sắc…Trong đó, các bộ luật: Hình thư [thời Lý], Quốc triều Hình luật [thời Trần], Quốc triều Hình luật [gòn gọi là bộ luật Hồng Đức - thời Lê], và Hoàng Việt Luật lệ [gòn gọi là bộ luật Gia Long - Thời Nguyễn] là những bộ luật cổ tiêu biểu nhất được xây dựng và ban hành trong lịch sử Việt Nam [từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX].

2. Luật Hình thư- Bộ luật thời Lý

- Sau khi lên ngôi năm 1009, Lý Công Uẩn đã tiến hành xây dựng và củng cố đất nước với hàng loạt chính sách đổi mới về chính trị, luật pháp, kinh tế, văn hoá, giáo dục. Việc thực hiện đồng bộ các chính sách đổi mới đó đã tạo nên một vương triều Lý thịnh trị kéo dài trong 147 năm. Một trong những “điểm nhấn” để làm nên sự thịnh trị kéo dài đó chính là những chính sách pháp luật với sự ra đời của bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta - Bộ luật Hình thư.

- Sau khi ổn định đất nước, để duy trì quyền lực và quản lý xã hội, các vị vua nhà Lý rất chú trọng xây dựng hệ thống luật pháp. Đặc biệt là năm 1042 vua Lý Thái Tông đã xuống chiếu cho Trung thư sảnh san định sách luật: “Trước kia việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí có người bị oan uổng quá đáng. Vua lấy làm thương xót, sai trung thư san định luật lệnh, châm trước cho thích dụng với thời thế, chia ra môn loại, biên thành điều khoản, làm thành sách Hình thư của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện. Đến đây phép xử án được bằng thẳng rõ ràng…”. Luật Hình thư có nhiều điều khoản bao quát các mặt đời sống chính trị, xã hội đất nước, từ những quy định về bộ máy nhà nước, chế độ quan lại, triều đình,hôn nhân và gia đình đến các vấn đề về lao động, sản xuất nông nghiệp.

- Với mục đích đó, pháp luật thời Lý có những đặc điểm sau:

+ Thứ nhất: Pháp luật được đề ra để bảo vệ thể chế chính trị của nhà vua, hoàng tộc và quan lại.

+ Thứ hai, luật pháp thời Lý có những chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, những vấn đề liên quan đến ruộng đất, sức kéo, người lao động

+ Thứ ba, Luật pháp nhà Lý có nhiều điều khoản cụ thể bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

3. Quốc triều hình luật - Bộ luật thời Trần:

- Luật pháp thời Trần ở nước ta kế thừa pháp luật thời Lý, các hình phạt có phần nặng nề hơn so với thời Lê. Các cơ quan thực thi và giám sát việc thực hiện pháp luật đã được triều đình nhà Trần tăng cường hoàn thiện nhưng việc kiểm pháp lại do hoạn quan nắm giữ để đảm bảo tính khách quan.

- Năm1230,Trần Thái Tôngban hành bộQuốc triều thông chếgồm 20 quyển, quy định về tổ chức chính quyền. Sau đó qua vài lần sửa chữa bổ sung, nhà Trần lại ban hành bộ Quốc triều hình luật.

- Cơ quan pháp luậtnhà Trầnđược tăng cường hoàn thiện hơnnhà Lý.] Trong triều có thẩm hình viện chuyên xét xử việc hình ngục. Cuốithế kỷ 13, nhà Trần lập raViện đăng văn kiểm pháp, lấy các đại thần phụ trách. Năm1332,Nguyễn Trung Ngạnphụ trách cơ quan này lại lập ra thêm nhà bình doãn xử án.

- Việc tuyển chọn các quan làm chức vụ này có tiêu chuẩn thanh liêm, thẳng thắn.

- Nội dung

+ Pháp luậtnhà Trầnkhá nặng. Các tội trộm cắp lần đầu bị đánh 80 trượng, thích chữ lên mặt và phải đền cho chủ theo tỉ lệ mất 1 đền 9; nếu không đền đủ phải gán vợ con làm nô tì. Người tái phạm tội sẽ bị chặt chân tay; ai tái phạm tới lần thứ 3 sẽ bị giết,…

+ Với tộigian dâm, pháp luật cho phép giết chết kẻ gian dâm nếu bắt tại trận; gian phu được quyền nộp 300 quan chuộc tội, gian phụ phải về nhà chồng làm nô tì.

4.Bộ luật Hồng Đức- Pháp luật thời nhà Lê

- Bộ luật Hồng Đức là Bộ luật ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông có niên hiệu là Hồng Đức [1470-1497], đây là Bộ luật chính thức của nhà nước Đại Việt thời Lê sơ và hiện còn được lưu giữ đầy đủ. Bộ luật Hồng Đức là tôn gọi thông dụng của Bộ Quốc triều hình luật. Bộ luật Hồng Đức có thể coi là một bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều các quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Lĩnh vực hình sự; lĩnh vực dân sự; luật tố tụng; luật hôn nhân và gia đình; luật hành chính;....

- Bộ luật Hồng Đức là một thành tựu hết sức quan trọng trong lịch sử lập pháp của Việt Nam so với các triều đại trước đó cũng như nhiều các quốc gia trên thế giới thời kỳ đó. Bộ luật Hồng Đức được tìm thấy trên hai bài vị ván khắc và một bản chép tay với tiêu đề là Lê triều hình sự. Các tài liệu tìm thấy này đều không có ghi thông tin tên tác giả niên đại, không có lời tựa,...Bộ luật này được ban bố lần đầu tiên trong khoảng những năm 1470 - 1497 dưới thời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu là Hồng Đức. Tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu lịch sử một số nhà nghiên cứu cho rằng Bộ luật này được biên soạn và ban hành từ thời vua Lê Thái Tổ [1428] và không ngừng được hoàn chỉnh và trong quá trình hoàn chỉnh các điều khoản của Bộ luật thì có sự đóng góp to lớn của vua Lê Thánh Tông.

5. Luật Gia Long- Bộ luật thời Nguyễn

- Nói đến luật pháp trong thời kỳ phong kiến ở nước ta, phải kể đến Bộ Hoàng Việt luật lệ [Luật Gia Long] thời nhà Nguyễn, là bộ luật cuối cùng của chế độ quân chủ ở nước ta, nó có sức ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của xã hội đương thời và có giá trị rất lớn đối với sự phát triển của luật pháp đương đại.

- Nhà Nguyễn sử dụng Nho giáo với tư cách là độc tôn duy nhất trong quản lý và xây dựng đất nước. Điều này đồng nghĩa với việc, triều Nguyễn cai trị đất nước chủ yếu dựa vào Đức trị và Nhân trị [quan điểm trị nước của Nho giáo]. Tuy nhiên, để bảo vệ vương quyền và xây dựng một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền chuyên chế cao độ, buộc nhà Nguyễn phải sử dụng đến yếu tố pháp trị. Đó là sự kết hợp giữa độc tôn Nho giáo và pháp trị, nhà Nguyễn đã xây dựng và thực thi pháp luật trên nền tảng của Nho giáo. Nho giáo đã cùng với pháp luật ổn định trật tự kỷ cương xã hội, đảm bảo cho sự phát triển của đất nước giai đoạn này. Sự ra đời của bộ Hoàng Việt luật lệ dưới thời vua Gia Long là một minh chứng cho phương pháp cai trị mới của nhà Nguyễn, có sự kết hợp giữa pháp trị với đức trị, nhân trị của nho học

- Bộ luật này được vua Gia Long cho tiến hành biên soạn từ năm 1811, do Nguyễn Văn Thành làm Tổng tài soạn, năm 1812 thì hoàn thành. Đến năm 1815, nhà vua cho ban hành và áp dụng rộng rãi trên phạm vi cả nước. Có thể đánh giá đây là là bộ luật đầy đủ và hoàn chỉnh nhất trong hệ thống luật cổ của nước ta và là bộ luật đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam có sự thống nhất từ Bắc vào Nam.

Video liên quan

Chủ Đề