Thực trạng xử lý bạo hành trẻ em hiện nay

Thống kê của Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, trung bình mỗi năm cả nước có hơn 2.000 trẻ bị bạo lực, bị xâm hại ở mức độ nghiêm trọng cần được can thiệp. Theo số liệu của Bộ Công an, riêng năm 2020, cả nước có gần 2.000 vụ bạo hành trẻ em bị phát hiện, 97% trong số đó, kẻ gây hại đều là người thân, quen với nạn nhân. Con số thực tế có thể còn lớn hơn nhiều lần do nhiều vụ chưa được phát hiện hoặc còn bị che giấu. Tổng đài Bảo vệ trẻ em 111 tiếp nhận trung bình 30 nghìn cuộc gọi mỗi tháng. Nhưng kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều địa phương phải giãn cách xã hội, số cuộc gọi tổng đài 111 tăng tới từ 40 nghìn đến 50 nghìn cuộc mỗi tháng. Theo một khảo sát nhanh được thực hiện tại Trường đại học Y Hà Nội, cứ 3 trẻ thì 2 trẻ bị bạo lực trong thời gian dịch Covid-19. Bạo lực tinh thần là phổ biến nhất chiếm 60%, bạo lực thể chất chiếm 39%, xâm hại tình dục 10%. Các thống kê cũng cho biết phần lớn trẻ bị bạo hành, xâm hại sống trong các gia đình có cha mẹ mâu thuẫn, ly hôn, ly thân, mắc tệ nạn xã hội, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhận thức lạc hậu, thiếu hiểu biết pháp luật… Khi mái ấm gia đình không còn là nơi an toàn thì trẻ em sẽ phải gánh chịu những tổn thương sâu sắc.

Theo Trung tâm Tư vấn và Chăm sóc rối nhiễu tâm trí - Trung ương Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam, bạo hành trẻ em không chỉ gây hậu quả nặng nề về thể chất, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe tâm thần của trẻ, kéo theo nhiều hệ lụy lâu dài. Những hành động như: hành hạ, đánh đập, làm nhục… đều khiến đứa trẻ luôn trong trạng thái thảng thốt, buồn phiền, sợ sệt, thiếu tự tin. Những vết thương thực thể có thể lành theo năm tháng, nhưng vết thương tinh thần sẽ có thể để lại di chứng lâu dài. Khi bị bạo hành thường xuyên sẽ khiến trẻ có những rối loạn hành vi và ứng xử, gây hậu quả trầm trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Một nghiên cứu của Bộ Công an đối với 2.000 học viên tại các trường giáo dưỡng, nơi giáo dục trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật, thì khoảng 50% trường hợp trẻ có tuổi thơ từng sống trong tình trạng hà khắc của cha mẹ. Tất cả những hình thức bạo hành trẻ em dù là tinh thần, hay thể chất đều gây ra những hiệu ứng tiêu cực. Nghiêm trọng hơn, những trẻ là nạn nhân của các hành vi bạo lực có thể trở thành kẻ gây bạo lực, vi phạm pháp luật, gây bất ổn gia đình và xã hội.

Vụ án bạo hành bé gái 8 tuổi tại TP Hồ Chí Minh đang được dư luận xã hội rất quan tâm, các cơ quan bảo vệ pháp luật làm án điểm, sớm đưa ra xét xử nghiêm minh. Hai đối tượng Nguyễn Võ Quỳnh Trang và Nguyễn Kim Trung Thái sẽ phải chịu bản án đích đáng. Trước đó, tháng 11/2020, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt mức án tử hình đối với bị cáo Nguyễn Minh Tuấn, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và tù chung thân với bị cáo Nguyễn Thị Lan Anh [vợ của Tuấn] do có hành vi hành hạ bé gái ba tuổi là con riêng của bị cáo Lan Anh.

Tuy nhiên, cho dù các đối tượng bạo hành trẻ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật cũng không thể bù đắp nỗi đau trẻ phải chịu đựng, cũng như những đau đớn của người thân trong gia đình khi mất trẻ. Giá như những người hàng xóm, người thân khi thấy dấu hiệu bất thường ở trẻ đã kịp thời lên tiếng, can thiệp, thông tin đến cơ quan chức năng; giá như hội phụ nữ và chính quyền cơ sở tăng cường sự giám sát; giá như tổ dân phố, ban quản lý chung cư, lực lượng bảo vệ kịp thời báo cáo chính quyền địa phương khi trẻ có dấu hiệu bị xâm hại; giá như trẻ được dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân, biết tìm cách thông báo cho người khác khi bị người khác xâm hại, bạo hành... thì có thể ngăn chặn được hậu quả đau lòng. Nhưng thực tế, đã có nhiều trẻ em chịu sự bạo hành trong cô đơn và im lặng.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và là quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em vào năm 1990. Luật Trẻ em 2016 cũng quy định cấm mọi hình thức bạo lực về tinh thần, thể xác trẻ. Nhưng đến nay, tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em vẫn còn diễn ra nghiêm trọng. Không thể chậm trễ hơn nữa, các cơ quan, tổ chức, cộng đồng xã hội cần hành động mạnh mẽ hơn, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trước mọi nguy cơ bị xâm hại, thực thi đầy đủ các quyền của trẻ em và các mục tiêu phát triển bền vững cho trẻ em. Những kẻ gây ra tội ác với trẻ cần phải bị nghiêm trị bằng hình phạt nghiêm khắc nhất để cảnh tỉnh những bậc làm cha mẹ về trách nhiệm đạo đức và pháp lý là phải yêu thương, che chở, bảo vệ trẻ.

Nghị định 130, ngày 30/12/2021 của Chính phủ, có hiệu lực từ đầu tháng 1/2022 quy định phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng cho các hành vi bạo lực với trẻ em gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em. Hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em sẽ bị phạt từ 20 triệu đến 25 triệu đồng.

1. Bạo hành trẻ em là gì?

Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới WHO, bạo hành trẻ em là tất cả những hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em về cả thể chất và tinh thần như đánh đập, xâm hại tình dùng, lợi dụng hay bỏ bê… dẫn đến những mối nguy hiện tiềm năng hay hiện hữu đối với sức khỏe, nhân phẩm và sự phát triển của trẻ. Bất kỳ ai cũng có thể có hành vi bạo hành trẻ em, kể cả cha mẹ, người trông nom hay đứa trẻ khác

Theo Cục bảo vệ cộng đồng, trẻ em và người khuyết tật của Queensland, Úc thì bạo hành trẻ em được chia thành 5 dạng là bạo hành thể chất, bạo hành tình dục, bạo hành tâm lý, bỏ bê và lạm dụng.

4. Thực trạng bạo hành trẻ em hiện nay

Trong những năm gần đây, tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Nguyên nhân trước hết là nhận thức của gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào bị xem nhẹ. Nhiều người coi chuyện đánh con là bình thường. Sự dồn nén tâm lý của một người do những khó khăn về kinh tế hoặc vì các chất kích thích… đều có thể là nguyên nhân dẫn đến bạo hành trẻ em.

Thời gian phải giãn cách xã hội do dịch COVID-19 vừa qua cho thấy sự hạn chế di chuyển và các biện pháp cách ly khác kèm theo áp lực về xã hội, kinh tế hiện hữu… đã làm tăng bạo lực gia đình, đặc biệt ở trẻ em và phụ nữ.

Công tác phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương để tham vấn, tư vấn và giải quyết khẩn cấp cho các trường hợp phụ nữ cần hỗ trợ về bạo lực cũng tăng lên 40% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 30 trường hợp giải cứu khẩn cấp.

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, bạo lực trẻ em trong gia đình ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển thể chất và trí tuệ đối với trẻ. Khi chứng kiến bạo lực gia đình, trẻ sẽ trong tình trạng luôn căng thẳng, sợ hại, tâm lý tiêu cực, thiếu tập trung. Nhiều trẻ không có khả năng chơi tích cực, lẩn tránh các mối quan hệ với các bạn, sống khép kín. Có những trẻ lại theo chiều hướng thích gây rối, bỏ học, phạm tội, uống rượu, hút thuốc lá và nghiện ma túy; thậm chí học theo hành vi của người lớn, tiến hành bạo lực với người khác. Trẻ bị bạo hành hoặc chứng kiến bạo lực gia đình thường có xu hướng thiếu tin tưởng vào người lớn; có em bỏ nhà ra đi; chán nản, có ý nghĩ tự tử thậm chí có em đã tự tử…

Dẫn chứng từ thiết bị Scan MRI [quét não bộ] đo chỉ số IQ của trẻ em cho thấy, nếu trẻ em bị xâm hại, bạo lực hay là nhân chứng của những hành động này trong 3 năm đầu đời, hàm lượng chất xám bị giảm đi đáng kể.

Cre: HOATIÊU.vn

Chủ Đề