Thuế khoán tính như thế nào

Căn cứ vào những thông tin ban đầu do Anh/ Chị cung cấp, chúng tôi có ý kiến tư vấn sơ bộ như sau:

Theo quy định pháp luật về  thuế, hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế sau: Lệ phí (thuế) môn bài, thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

1. Đối với lệ phí (thuế) môn bài

Căn cứ Điều 3, khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP, mức thu lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh được xác định theo mức doanh thu bình quân hàng năm. Cụ thể:

Các trường hợp

Lệ phí môn bài phải nộp

Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm

1.000.000 đồng/năm

Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm

500.000 đồng/năm

Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm

300.000 đồng/năm

Doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống

Miễn lệ phí môn bài

Hộ kinh doanh sản xuất muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá

Hộ kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định

Hộ kinh doanh thành lập sau ngày 25/02/2020

Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12)

2. Đối với thuế GTGT và thuế TNCN

2.1. Căn cứ Thông tư 40/2021/TT-BTC, thuế GTGT và thuế TNCN của hộ kinh doanh được xác định như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

- Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN được áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể. Đối với hoạt động kinh doanh là phân phối, cung cấp hàng hóa là hoa quả, tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm: tỷ lệ thuế GTGT là 1%; và tỷ lệ thuế TNCN là 0.5%.

Xem thêm: Cách tính thuế hộ kinh doanh từ ngày 01/8/2021

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Cách tính mức thuế khoán hộ kinh doanh theo quy định mới 2022

Bạn muốn biết thuế khoán là gì? Mức thuế khoán cho hộ kinh doanh là bao nhiêu nhưng còn băn khoăn và không biết cách tính mức thuế khoán này như thế nào?  Cùng tham khảo bài viết sau đây của Luật 3S nhé

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật quản lý thuế 2019

– Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế GTGT, thuế TNCN với hộ kinh doanh

– Thông tư 100/2021/TT-BTC sửa đổi Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế GTGT, thuế TNCN và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh

– Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài

II.KHÁI NIỆM

“Hộ kinh doanh” là cơ sở sản xuất, kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có). Trường hợp các thành viên của hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. (Khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC)

“Phương pháp khoán” là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế. (Khoản 7 Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC)

 “Mức thuế khoán” là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán do cơ quan thuế xác định theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.

Điều 51 Luật quản lý thuế quy định cụ thể như sau:

Điều 51. Xác định mức thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế

1. Cơ quan thuế xác định số tiền thuế phải nộp theo phương pháp khoán thuế (sau đây gọi là mức thuế khoán) đối với trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.

2. Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu kê khai của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn để xác định mức thuế khoán.

3. Mức thuế khoán được tính theo năm dương lịch hoặc theo tháng đối với trường hợp kinh doanh theo thời vụ. Mức thuế khoán phải được công khai trong địa bàn xã, phường, thị trấn. Trường hợp có thay đổi ngành, nghề, quy mô kinh doanh, ngừng, tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải khai báo với cơ quan thuế để điều chỉnh mức thuế khoán.

4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết căn cứ, trình tự để xác định mức thuế khoán đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

5. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai.

III. NGUYÊN TẮC TÍNH THUẾ

Khi hộ gia đình kinh doanh hoạt động sản xuất kinh doanh thì có ba loại thuế/lệ phí cần phải đóng, đó là: Lệ phí môn bài, Thuế giá trị gia tăng (GTGT), Thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

1. Đối với Lệ phí Môn bài

Theo Khoản 1 Điều 3 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài:

1. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống. Doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì thuộc đối tượng được miễn lệ phí môn bài.

2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm

Xem thêm các trường hợp Hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài tại đây: Quy định về mức đóng lệ phí môn bài trong kinh doanh – Luat 3s

2. Đối với Thuế TNCN, GTGT

– Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế GTGT, thuế TNCN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn;  chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.

– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.

(Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC)

Như vậy, có thể hiểu,  Hộ kinh doanh nộp thuế khoán có mức doanh thu trong năm dương lịch từ 100tr/năm trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT, TNCN.

IV. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH NỘP THUẾ THEO PHƯƠNG PHÁP KHOÁN

1. Phương pháp khoán được áp dụng đối với hộ kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và không thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh theo hướng dẫn tại Điều 5, Điều 6 Thông tư 40/2021/TT-BTC.

2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (Hộ khoán) không phải thực hiện chế độ kế toán.

Hộ khoán sử dụng hóa đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hoá, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh.

Riêng trường hợp hộ khoán kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa hợp pháp và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

3. Hộ khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp từ đầu năm thì hộ khoán thực hiện nộp thuế theo thông báo.

Trường hợp hộ khoán đã được thông báo số thuế từ đầu năm nhưng trong năm ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện điều chỉnh số thuế phải nộp theo hướng dẫn tại điểm b.4, điểm b.5 khoản 4 Điều 13 Thông tư 40/2021/TT-BTC.

Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh trong năm (kinh doanh không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) thì hộ khoán thuộc diện phải nộp thuế GTGT, phải nộp thuế TNCN nếu có doanh thu kinh doanh trong năm trên 100 triệu đồng; hoặc thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN nếu có doanh thu kinh doanh trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống.”

Ví dụ: HKD của ông A nộp thuế theo phương pháp khoán. Năm 2020 Hộ kinh doanh ông B chỉ hoạt động 9 tháng, với tổng doanh thu thực tế là 90 triệu (trung bình 10 triệu/tháng) thì doanh thu tương ứng của một năm (12 tháng) là 120 triệu đồng (>100 triệu đồng). Như vậy, Ông A phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN tương ứng với doanh thu thực tế phát sinh là 90 triệu đồng.

4. Hộ khoán khai thuế theo năm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế, nộp thuế theo thời hạn ghi trên Thông báo nộp tiền của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Quản lý thuế. Trường hợp hộ khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng số thì hộ khoán khai thuế, nộp thuế riêng đối với doanh thu phát sinh trên hóa đơn đó theo từng lần phát sinh.

(Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC)

V. CÁCH TÍNH THUẾ GTGT VÀ TNCN ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH KHOÁN

Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

Công thức xác định số thuế phải nộp như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ % thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ % thuế TNCN

Trong đó:

1. Doanh thu tính thuế khoán được xác định như sau:

Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả:

– Các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền;

– Các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN);

– Doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

2. Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN tính trên doanh thu khoán.

– Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề.

– Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

(Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC)

– Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề, cụ thể như sau:

DANH MỤC NGÀNH NGHỀ TÍNH THUẾ GTGT, THUẾ TNCN THEO TỶ LỆ % TRÊN DOANH THU ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH, CÁ NHÂN KINH DOANH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
_______________

STT Danh mục ngành nghề Tỷ lệ % tính thuế GTGT Thuế suất thuế TNCN

1.

Phân phối, cung cấp hàng hóa
– Hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng);

– Khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho hộ khoán;

1% 0,5%
– Hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT;

– Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định;

– Khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho hộ khoán gắn với mua hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT;

– Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác.

0,5%

2.

Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu    
– Dịch vụ lưu trú gồm: Hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch, khách vãng lai khác; hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn không phải là căn hộ cho sinh viên, công nhân và những đối tượng tương tự; hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú cùng dịch vụ ăn uống hoặc các phương tiện giải trí;

– Dịch vụ bốc xếp hàng hóa và hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải như kinh doanh bến bãi, bán vé, trông giữ phương tiện;

– Dịch vụ bưu chính, chuyển phát thư tín và bưu kiện;

– Dịch vụ môi giới, đấu giá và hoa hồng đại lý;

– Dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán; dịch vụ làm thủ tục hành chính thuế, hải quan;

– Dịch vụ xử lý dữ liệu, cho thuê cổng thông tin, thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông; quảng cáo trên sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số;

– Dịch vụ hỗ trợ văn phòng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác;

– Dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, internet, game;

– Dịch vụ may đo, giặt là; cắt tóc, làm đầu, gội đầu;

– Dịch vụ sửa chữa khác bao gồm: sửa chữa máy vi tính và các đồ dùng gia đình;

– Dịch vụ tư vấn, thiết kế, giám sát thi công xây dựng cơ bản;

– Các dịch vụ khác thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 10%;

– Xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp);

5% 2%
– Hoạt động cung cấp dịch vụ không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT;

– Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định;

– Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác;

2%
– Cho thuê tài sản gồm:

+ Cho thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi trừ dịch vụ lưu trú;

+ Cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển;

+ Cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ;

5% 5%
– Làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp;

– Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác.

5%

3.

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu
– Sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hóa;

– Khai thác, chế biến khoáng sản;

– Vận tải hàng hóa, vận tải hành khách;

– Dịch vụ kèm theo bán hàng hóa như dịch vụ đào tạo, bảo dưỡng, chuyển giao công nghệ kèm theo bán sản phẩm;

– Dịch vụ ăn uống;

– Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác;

– Xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp);

– Hoạt động khác thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 10%;

3% 1,5%
– Hoạt động không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT;

– Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định.

1,5%

4.

Hoạt động kinh doanh khác    
– Hoạt động sản xuất các sản phẩm thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%;  

2%

 

1%

– Hoạt động cung cấp các dịch vụ thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%;
– Hoạt động khác chưa được liệt kê ở các nhóm 1, 2, 3 nêu trên;

Ví dụ: Hộ kinh doanh của Ông A kinh doanh cắt tóc gội đầu (Theo quy định ở danh mục trên, Dịch vụ cắt tóc, gội đầu thì tỷ lệ tính thuế GTGT là 5%, TNCN là 2%)

Ông A khi đăng ký kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế nên cơ quan thuế ấn định doanh thu tính thuế khoán của Ông A là 10.000.000 đồng/tháng.

Như vậy, doanh thu 12 tháng của Ông A = 10.000.000 X 12 = 120.000.000 ( >100.000.000/năm). Nên Ông A thuộc diện phải nộp thuế khoán

Mức thuế khoán Ông A phải nộp như sau:

– Số thuế môn bài phải nộp: 300.000 đồng/năm

– Số thuế GTGT phải nộp: 10.000.000 X 5% = 500.000 đồng/ tháng

– Số thuế TNCN phải nộp: 10.000.000 X 2% = 200.000 đồng/tháng

VI. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN, GIẢM THUẾ KHOÁN

1.Hộ khoán ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh thì hộ khoán thực hiện thông báo khi ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. Cơ quan thuế căn cứ vào thông báo của hộ khoán hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 37 Luật Quản lý thuế để điều chỉnh mức thuế khoán như sau:

a) Đối với hộ khoán đã được thông báo chấp thuận ngừng kinh doanh: nếu hộ khoán ngừng kinh doanh từ ngày đầu tiên của tháng dương lịch thì điều chỉnh giảm toàn bộ tiền thuế khoán kể từ tháng ngừng kinh doanh; nếu hộ khoán ngừng kinh doanh tại bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian từ ngày 02 đến ngày 15 của tháng dương lịch thì tiền thuế khoán của tháng bắt đầu ngừng kinh doanh được điều chỉnh giảm 50% và điều chỉnh giảm toàn bộ tiền thuế khoán của các tháng sau tháng ngừng kinh doanh; nếu hộ khoán ngừng kinh doanh tại bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian từ ngày 16 trở đi của tháng dương lịch thì tiền thuế khoán của tháng bắt đầu ngừng kinh doanh không được điều chỉnh giảm, chỉ điều chỉnh giảm toàn bộ tiền thuế khoán của các tháng sau tháng ngừng kinh doanh.

b) Đối với hộ khoán đã được thông báo chấp thuận tạm ngừng kinh doanh: nếu hộ khoán tạm ngừng kinh doanh trọn tháng của năm dương lịch thì tiền thuế khoán của tháng đó được điều chỉnh giảm toàn bộ; nếu hộ khoán tạm ngừng kinh doanh từ 15 ngày liên tục trở lên trong một tháng của năm dương lịch thì tiền thuế khoán phải nộp của tháng đó được điều chỉnh giảm 50%.

c) Thời gian ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh được xác định theo thông báo của người nộp thuế, trường hợp người nộp thuế ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh không thông báo hoặc thông báo muộn (bao gồm cả trường hợp vì lý do bất khả kháng theo quy định) thì cơ quan thuế căn cứ kết quả xác minh thực tế để xác định thời gian ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh.

2. Hộ khoán ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì cơ quan thuế căn cứ văn bản yêu cầu ngừng hoặc tạm ngừng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh mức thuế khoán theo thực tế cho thời gian yêu cầu ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh.

3. Hộ khoán chuyển đổi sang phương pháp kê khai thì hộ khoán khai điều chỉnh, bổ sung Tờ khai thuế khoán theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC. Cơ quan thuế căn cứ Tờ khai điều chỉnh, bổ sung để điều chỉnh giảm mức thuế đã khoán cho thời gian chuyển đổi.

(Điểm b khoản 4 Điều 13 Thông tư 40/2021/TT-BTC)

VII. NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ kinh doanh khoán?

Theo khoản 3 Điều 14 Thông tư 40/2021/TT-BTC thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán quy định tại điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 44 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau:

a) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán chậm nhất là ngày 15 tháng 12 năm trước liền kề năm tính thuế.

b) Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh (bao gồm hộ kê khai chuyển đổi sang phương pháp khoán), hoặc hộ khoán chuyển đổi sang phương pháp kê khai, hoặc hộ khoán thay đổi ngành nghề, hoặc hộ khoán thay đổi quy mô kinh doanh trong năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của hộ khoán chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu kinh doanh, hoặc chuyển đổi phương pháp tính thuế, hoặc thay đổi ngành nghề, hoặc thay đổi quy mô kinh doanh.

c) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp hộ khoán có sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh doanh thu có yêu cầu sử dụng hóa đơn.

2. Thời điểm xác định doanh thu tính thuế môn bài cho hộ kinh doanh cá thể?

Hộ kinh doanh cá thể thành lập sau ngày 25/02/2020 được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên thành lập, do đó thời điểm bắt đầu tính doanh thu là từ tháng 1 năm tiếp theo sau năm thành lập.

3. Những hộ kinh doanh nào được miễn lệ phí môn bài?

Những hộ kinh doanh sau được miễn thuế môn bài:

– Doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống;

– Hộ kinh doanh sản xuất muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá;

– Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định.

KHUYẾN NGHỊ CỦA LUẬT 3S:

[1] Đây là Bài viết khái quát chung về vấn đề pháp lý mà quý Khách hàng, độc giả của Luật 3S đang quan tâm, không phải ý kiến pháp lý nhằm giải quyết trực tiếp các vấn đề pháp lý của từng Khách hàng. Do đó, bài viết này không xác lập quan hệ Khách hàng –  Luật sư, và không hình thành các nghĩa vụ pháp lý của chúng tôi với quý Khách hàng.

[2] Nội dung bài viết được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý là các quy định pháp luật có hiệu lực ngay tại thời điểm công bố thông tin, đồng thời bài viết có thể sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (nếu có). Tuy nhiên, lưu ý về hiệu lực văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại mà mọi người đọc được bài viết này. Do đó, cần kiểm tra tính hiệu lực của văn bản pháp luật trước khi áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý của mình hoặc liên hệ Luật 3S để được tư vấn giải đáp.

[3] Để được Luật sư, chuyên gia tại Luật 3S hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, quý Khách hàng vui lòng liên hệ Luật 3S theo thông tin sau: Hotline: 0363.38.34.38(Zalo/Viber/Call/SMS) hoặc Email:

[4] Dịch vụ pháp lý tại Luật 3S:

Tư vấn Luật | Dịch vụ pháp lý | Luật sư Riêng | Luật sư Gia đình | Luật sư Doanh nghiệp | Tranh tụng | Thành lập Công ty | Giấy phép kinh doanh | Kế toán Thuế – Kiểm toán | Bảo hiểm | Hợp đồng | Phòng pháp chế, nhân sự thuê ngoài | Đầu tư | Tài chính | Dịch vụ pháp lý khác …