Thuốc ho cảm cho mẹ nuôi con bú

Mẹ bị ho cho con bú có sao không? Câu hỏi này sẽ là chủ đề bàn luận của chúng ta ngày hôm nay. Ngoài ra, mẹ cho con bú bị ho có thể sử dụng thuốc gì? Và những phương thuốc người mẹ cho con bú sử dụng là gì? Tất cả sẽ được thể hiện rõ ràng qua nội dung dưới đây.

Mẹ bị ho cho con bú có sao không?

Một trong những điều đáng quan tâm trong giai đoạn cho con bú của đa số các mẹ đó là liệu những căn bệnh của mẹ có ảnh hưởng đến con mình không? Trong số đó có cả ho?

Đầu tiên, các mẹ nên biết rằng: Ho thật sự chỉ là triệu chứng của cơ chế phản xạ, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại thông thường hoặc là triệu chứng của một vài căn bệnh có thể là bệnh ở đường hô hấp, hay cơ thể đang gặp phải vấn đề viêm nhiễm,…. Nên bản thân việc ho không phải là một căn bệnh.

Và để trả lời câu hỏi: Mẹ bị ho khi cho con bú có vấn đề gì không? Ta sẽ chia ho làm hai trường hợp: Ho do phản xạ tự nhiên của cơ thể và ho do bệnh.

Theo các bác sĩ cho biết: Ho do phản xạ tự nhiên của cơ thể không có tính chất lây lan nhất định. Ngược lại ho do bệnh lý, sự viêm nhiễm có thể mang một số vi khuẩn hoặc virus trong khi ho có thể là tác nhân khiến bệnh có thể lây lan đến mọi người xung quanh, kể cả đứa trẻ.

Cũng theo chia sẻ của các bác sĩ INDembassy: Để phân biệt hai loại triệu chứng này ta phải xét nhiều khía cạnh từ bệnh sử cho đến các cận lâm sàng cần thiết. Tuy nhiên, đơn giản mọi người có thể phân biệt hai loại này qua dịch đờm kèm theo khi ho. Nếu là ho khan, không có dịch, đờm thì rất có thể đây chỉ là ho do phản ứng tự vệ của cơ thể. Còn ho mà có kèm dịch, đờm đi theo thì nguy cơ người mẹ đang bị bệnh viêm nhiễm cao hon.

Và điều tiếp theo các bác sĩ chuyên ngành khuyến cáo là: Dù là tác nhân gây ho là gì đi nữa thì việc người mẹ đang cho con bú bị ho và dùng thuốc tây y, chắc chắn có một số ảnh hưởng nhất định đến đứa bé. Bởi vì thuốc tây y trong điều trị ho thường sẽ có một số loại thuốc kháng sinh đi kèm.

Tuy nhiên, với cơ thể của bé chưa hoàn toàn hoàn thiện và phát triển đầy đủ thì thuốc kháng sinh hòa tan và thấm vào sữa mẹ khi vào cơ thể bé có thể sẽ gây nên một số phản ứng phụ nhất định.

Mẹ đang cho con bú bị ho nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc kháng sinh

Mẹ cho con bú uống thuốc ho gì?

Không hẳn là không dùng thuốc được, dù cho đúng là người mẹ đang bị ho nên hạn chế và tốt nhất là không dùng đến các kháng sinh có trong những phác đồ điều trị ho. Nhưng người mẹ vẫn có thể tìm đến các phương thuốc khác.

Nói chính xác hơn, người mẹ có thể sử dụng các dược liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam hay đông y để chữa trị cơn ho trong những giai đoạn đầu.

Vậy nhưng, nếu thuốc dân gian không thể chữa dứt điểm cơn ho mà cảm thấy như bệnh vẫn đang có dấu hiệu nặng hơn. Lúc này người mẹ cần phải ngay lập tức tìm đến các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và hướng dẫn cụ thể trong trường hợp này. Người mẹ cần phải cung cấp rõ thông tin đang mang thai hoặc cho con bú để các bác sĩ có những chẩn đoán chính xác nhất cũng như phương án xử trí phù hợp.

Lúc này người mẹ nên cần phải nghe theo các chỉ định của các y bác sĩ và điều trị thích hợp.

Trong trường hợp phải sử dụng thuốc ho thì người mẹ nên lưu ý: Sau khi dùng thuốc từ 3 cho đến 4 giờ đồng hồ sau mới có thể cho trẻ bú. Hoặc cho trẻ bú trước khi sử dụng thuốc. Mục đích chính là để các chất thuốc ho sẽ không hoặc hạn chế tối đa gây nên ảnh hưởng cho trẻ.

Tìm hiểu ngay Cách trị ho lâu ngày không khỏi cho người lớn nhanh chóng

Mẹ đang cho con bú ăn gì để hết ho

Thật ra các bài thuốc dân gian chủ yếu là các dược liệu thậm chí là hoa quả có sẵn trong tự nhiên được chế biến theo một phương thức nhất định tạo ra những chất thuốc có lợi cho việc chữa trị ho và quan trọng nhất là ít tác dụng phụ. Một số phương thuốc cụ thể như sau:

Mật ong kết hợp cùng với nước cốt chanh

Một phương thức đơn giản, hiệu quả và đơn giản nhất trong việc điều trị những cơn ho được nhiều người biết đến và sử dụng đó chính là dùng mật ong kết hợp cùng với nước cốt chanh để sử dụng.

Áp dụng công thức 1:3 khi pha nước cốt chanh và mật ong sử dụng đều đặn hàng ngày trong vòng một tuần các cơn ho ở người sẽ thuyên giảm nhiều.

Và đương nhiên, người mẹ đang cho con bú vẫn có thể sử dụng được phương thuốc này. Bởi lẽ thành phần cho bài thuốc chỉ là những dược liệu tự nhiên thông thường.

Lê hấp đường phèn

Không chỉ là một bài thuốc, lê hấp đường phèn cũng có thể coi như là một cách chế biến lê để ăn ngon hơn.

Chỉ đơn giản là bạn cần lựa chọn một quả lê thơm ngon sau đó kết hợp cùng với đường phèn rồi đem cả hai đi hấp cách thủy trong một thời gian là bạn đã có không chỉ là một món ăn mà còn là một bài thuốc chữa ho hiệu quả. Và tất nhiên, mẹ cho con bú có thể sử dụng được cả món này nhé.

Xem thêm:

Cháo hành tía tô

Một món ăn nhẹ, không chỉ ngon lành, dễ thực hiện cho bữa ăn hàng ngày. Nhưng, không chỉ có thể, cháo hành tía tô khi được nấu từ những nguyên vật liệu như: Hành, tía tô, gừng,… còn có tác dụng chữa ho hiệu quả nữa. Bởi những nguyên vật liệu đó đều là những dược liệu cụ thể và có tác dụng tốt trong việc chữa trị những cơn ho ở người, ở cả những mẹ đang cho con bú.

Với ba phương thuốc trên, các mẹ cho con bú hoàn toàn có thể yên tâm mình có thể sử dụng và hãy tin rằng: Các cơn ho của mình sẽ được giảm đi nhanh chóng. Không cần phải sử dụng thuốc tây y với những thành phần kháng sinh có hại cho sự phát triển của trẻ.

Cuối cùng, đó là tất cả những thông tin xoay quanh chủ đề mẹ bị ho cho con bú có sao không? Hy vọng với những thông tin thiết thực và đáng giá này sẽ giúp được cho nhiều người mẹ chăm sóc con mình tốt hơn.

Cập nhật mới nhất vào ngày 7 Tháng Tám, 2020 bởi admin

Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội [Lớp P35 E3] năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.

Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.

Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23

Sau sinh cơ thể người phụ nữ trở nên yếu đuối, những bệnh tưởng đơn giản như cảm lạnh, ho, hắt hơi, sổ mũi cũng trở thành “vấn đề lớn”. Phải làm thế nào để khắc phục những triệu chứng Mẹ đang cho con bú bị sổ mũi, ho mà không làm ảnh hưởng tới nguồn sữa quý giá cho con?

Mới sinh con được hai tuần, chị Nguyễn Thị Chinh lúc nào cũng cảm thấy người mệt mỏi. Cứ về đêm, mồ hôi trên người chị lại vã ra như tắm, cơ thể bốc mùi khó chịu. Khi ngồi dậy, chị  thấy chóng mặt, nhức đầu, không muốn ăn bất cứ thứ gì. Chồng chị đưa đi khám, bác sĩ kết luận chị bị cảm phong hàn, đã nhiễm lạnh vào phủ tạng.

Chị Trần Thị Huê, 23 tuổi, ở Hưng Yên mới sinh được mấy ngày. Dù thời tiết nắng nóng mà chị vẫn thấy gai lạnh, phải trùm chăn bông. Từ hôm bị cảm cúm, chị không dám cho con bú vì sợ lây. Sau đợt cảm nặng, sữa của chị tự dưng rất ít, phải cho bé ăn thêm sữa ngoài. Các bác sĩ cho biết, tuyến sữa bị tắc cũng là do cảm lạnh. 

BS Trần Quốc Bình, Giám đốc BV Y học cổ truyền TƯ cho biết: Phụ nữ sau sinh sức đề kháng giảm, bộ máy hô hấp kém nên gặp lạnh dễ mắc bệnh. Theo Đông y, cảm lạnh do bị ngoại cảm xâm nhập, gây ra phong hàn hoặc phong nhiệt. Đối với thể phong hàn, thường thấy đau đầu và khớp xương, họng ngứa, chảy nước mũi loãng, có thể sốt hoặc không. Phong nhiệt thấy sốt rõ rệt. Thời gian đầu thường bị đau đầu, họng đau, miệng khô, hắt hơi nhiều, ho có đờm.

Bên cạnh đó, cảm lạnh còn có thể làm tắc sữa, ít sữa hoặc tiêu hẳn sữa gây căng tức đầu vú hai bên do phong hàn. Nếu để nặng sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: Viêm phế quản mãn tính, đau dây thần kinh ngoại biên… “Nhiều người đêm nằm, dịch chảy xuống dưới họng, rồi xuống đại tràng dẫn tới viêm đại tràng. Bệnh mãn tính dẫn tới cứ thay đổi thời tiết là bị viêm xoang, viêm phế quản, viêm mũi do lạnh”, Th.s Nguyễn Thị Phúc nhấn mạnh. 

Vậy nếu trong quá trình cho con bú mà bị cảm, ho mẹ nên làm gì?

Để chữa trị mẹ đang cho con bú bị ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, bạn có thể áp dụng 5 NÊN – 2 KHÔNG

Mỗi ngày 3 ly nước mật ong pha chanh như sau: 1 ly nước ấm cho vào 3 thìa cafê mật ong với 1 thìa cafê chanh [2 thìa càng tốt]. Uống liên tục 1 tuần.

Mật ong được ví như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên vì khả năng kháng được nhiều loại vi khuẩn, nấm và rất lành tính. Ngoài ra, các hoạt chất Albumin và Panthotenic trong thành phần mật ong có tác dụng kích thích tái tạo tế bào mới nên làm lành nhanh các tổn thương niêm mạc họng. Nhờ vậy, mật ong có tác dụng tốt đối với chứng viêm họng. Trong điều trị các bệnh viêm phế quản, viêm mũi xoang, viêm phổi…mật ong thường được kết hợp trong phác đồ điều trị, nhằm giảm liều kháng sinh cho bệnh nhân, hạn chế được tác dụng phụ do kháng sinh mang lại, và rút ngắn được thời gian điều trị. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Ian Paul. và cộng sự tại trường đại học Pensylvania [Hersey, Mỹ tác dụng giảm ho của mật ong tương đương với một hoạt chất tân dược có tác dụng giảm ho thường dùng là Dextromethorphan [DM]

Xem thêm: >>> Mẹ đang cho con bú bị viêm họng cần làm gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

2. Ăn cháo giải cảm cho phụ nữ đang cho con bú [CHÁO HÀNH LÁ – TÍA TÔ]

Cháo hành, tía tô xắt sợi nhuyễn, thêm gừng xắt sợi nhuyễn, tuy đơn giản nhưng là bài thuốc chữa cho phụ nữ đang cho con bú bị cảm rất hay quen thuộc cho người lớn ở miền bắc [các mẹ miền nam áp dụng đi hiệu quả cực kỳ, dễ không khó ăn đâu]. Ngày ăn 1 lần, ăn 3 ngày liên tiếp. Nên cho thêm thịt băm và cả trứng gà đánh tan cho vào ăn luôn thành 1 nữa cho đủ chất. Ai không ăn tía tô được thì cho thật nhiều gừng, và hành lá vào.

3. Thảo dược trị Ho, Cảm, Sổ mũi

Lá Húng chanh [còn gọi là TẦN DÀY LÁ hay lá tần có lông], có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa cho phụ nữ đang cho con bú bị cảm, ho, trị viêm họng. Nếu không mua được lá húng chanh thì mẹ cứ mua lá tía tô, tuy không bằng lá húng chanh nhưng lá tía tô vẫn có tác dụng giải cảm rất tốt]

– Cách 1: Giã dập lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước uống, ngày uống 2 lần.

Cách 2: 10-15 lá húng chanh, 4 quả quất xanh và đường phèn. Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Uống liên tục 2 lần/ngày đến khi hết cảm.

Một số thảo dược cũng có tác dụng giải cảm rất tốt cho phụ nữ cho con bú: gừng, quất [tính cay, ấm giúp giải cảm, hàn]

4. Khò[súc] họng bằng nước muối

Khò [súc] họng ngày 3-4 lần bằng nước muối sinh lý 0,9% để cho diệt khuẩn, nhất là mẹ nào đau rát họng, viêm họng. Liên tục tới khi hết các triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi.

5. Thoa dầu tràm – khuynh diệp

Mẹ nên chuẩn bị sẵn trong nhà lọ dầu tràm – khuynh diệp. Khi có dấu hiệu ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, thoa vào gan bàn chân, bàn tay, massage các huyệt dũng tuyền, nghinh hương. Việc massage sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyệt, dẫn luồng khí nghịch gây cảm lạnh ra ngoài.

Ngoài ra, mẹ có thể cho dầu tràm-khuynh diệp vào cốc nước nóng, hơi nước chứa tinh dầu sẽ giúp sát khuẩn và làm thông mũi.

2 KHÔNG

1. Không nên xông hơi bằng nước lá

Đây là liệu pháp dân gian được sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tuyệt đối không nên xông nước lá, vì điều này có thể khiến nhiễm lạnh vào tạng phủ. Nếu ra mồ hôi đầm đìa hay mồ hôi trộm càng không nên xông vì cơ thể đã mất nước, lỗ chân lông giãn rộng ra, xông càng làm cho cơ thể mất nước nhiều hơn.

2. Không nên tự ý uống thuốc

Việc uống thuốc tây như kháng sinh cần được sự chỉ định của bác sĩ. Khuyến cáo phụ nữ cho con bú nên sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả và nên ưu tiên thuốc tác dụng tại chỗ. Nếu bắt buộc phải sử dụng thuốc, mẹ nên lưu ý cho con bú trước khi uống thuốc – đây là thời điểm nồng độ thuốc trong máu thấp nhất.

DS Thu Hiền

Video liên quan

Chủ Đề