Thuốc nội và thuốc ngoại là gì

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc nội trung bình tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh đang ngày càng có sự tăng trưởng rõ rệt, năm 2018 đạt trung bình hơn 57%, cao gấp gần 2 lần so với năm 2013 [hơn 34%]. Một số tỉnh có tỷ lệ sử dụng thuốc nội khá cao như: Quảng Bình [76%], Quảng Trị [75,13%], Tuyên Quang [74,63%]…

Tuy đã có những khởi sắc, nhưng theo các chuyên gia, nhìn chung việc lựa chọn thuốc sản xuất trong nước vẫn còn thấp ở một số khu vực.

“Hiện nay, tại các bệnh viện tuyến Trung ương, tỷ lệ sử dụng thuốc nội không cao. Đó là do đặc thù riêng của những bệnh viện tuyến cuối thường phải sử dụng các loại thuốc chuyên khoa sâu như: Các kháng sinh chống nhiễm khuẩn mạnh, gây mê, hồi sức, tim mạch, chống thải ghép… phần lớn các loại thuốc này chưa sản xuất được trong nước nên phải sử dụng thuốc ngoại cao. Bên cạnh đó, trong quá trình các bệnh viện tiến tới tự chủ tài chính, để nâng cao chất lượng phục vụ, thu hút bệnh nhân việc đáp ứng tâm lý sính “hàng ngoại” của một phận không nhỏ người dân khiến việc chọn sử dụng thuốc ngoại cao”, ông Vũ Tuấn Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược [Bộ Y tế] cho biết.

Trong khi đó, thực tế nhiều doanh nghiệp dược trong nước đã có năng lực sản xuất các sản phẩm thuốc có tác dụng điều trị tốt, giá thành phù hợp, nhưng lại yếu trong khâu quảng bá, gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, do đầu tư cho truyền thông sản phẩm chưa tương xứng. 

Nhiều người Việt quan niệm thuốc càng đắt tiền thì càng có hiệu quả điều trị cao. Đây là quan niệm sai lầm vì lý do thuốc ngoại đắt là bởi chi phí sản xuất ở nước ngoài rất lớn, giá thành nguyên liệu không rẻ; cộng thêm chi phí vận chuyển, nhập khẩu… Thuốc nội có thành phần dược chất tương tự, chất lượng không hề thua kém, giá rẻ hơn, thì lại không được nhiều người chọn dùng. Đây là vấn đề khá nan giải khiến thuốc nội “lép vế”.

Theo ông Vũ Tuấn Cường, hiện nay việc triển khai đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” cùng các hoạt động tuyên truyền đã góp phần nâng cao sự hiểu biết cho người dân, cán bộ y tế về thuốc Việt, hướng dẫn người dân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

Người dân và cán bộ y tế đã nhận thức được thuốc nội bảo đảm hiệu quả điều trị, chất lượng trong khi giá thành rẻ hơn nhiều so với thuốc ngoại nhập. Để nâng cao tỷ lệ sử dụng, một trong các giải pháp khá hiệu quả là luôn ưu tiên thuốc nội trong đấu thầu, cung ứng thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập.

Bộ Y tế đã ban hành danh mục 640 thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu điều trị, giá thuốc và khả năng cung ứng, không mua thuốc nhập khẩu. Thuốc sản xuất trong nước cũng được phân nhóm để được đấu thầu riêng, đồng thời cũng được tham gia tất cả các nhóm đấu thầu khác khi đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật. Với chính sách này, dự kiến trong tương lai gần thuốc sản xuất tại Việt Nam sẽ có đà để phát triển mạnh mẽ.

Về phía doanh nghiệp sản xuất thuốc, ông Đoàn Đình Duy Khương, Tổng giám đốc Công ty Dược Hậu Giang cho rằng: “Một trong những biện pháp tạo niềm tin với thuốc Việt là các doanh nghiệp phải nỗ lực nâng cao chất lượng. Đặc biệt là nâng cao tiêu chuẩn nhà máy, bảo đảm việc sản xuất thuốc một cách nghiêm ngặt và mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm tốt nhất. Bên cạnh đó, mẫu mã, bao bì cũng phải chú trọng, đáp ứng về mặt nhu cầu sử dụng về thẩm mỹ; giá cả thuốc phù hợp với túi tiền của người dân.

 Tiểu Diệp [Thương Trường T/H]

//thuongtruong.com.vn/thi-truong/vi-sao-thuoc-noi-lep-ve-truoc-thuoc-ngoai-15759.html

Cập nhật lúc 08:22, Thứ Ba, 16/10/2012 [GMT+7]

[QBĐT] - Mặc dù đời sống kinh tế còn rất nhiều khó khăn nhưng khi đau ốm không ít người dân vẫn lựa chọn "thuốc ngoại" với giá cao chỉ vì niềm tin "cái gì được nhập từ nước ngoài đều tốt". Ở các hiệu thuốc lớn kinh doanh nhiều thuốc ngoại nhập trên địa bàn tỉnh luôn rất đông người mua, trong khi các đại lý chuyên bán thuốc sản xuất trong nước, trong tỉnh lại ít khách. Nhìn vào các hiệu thuốc, một điều dễ nhận thấy rằng thuốc nội đang "lép vế" trong khi đã được công nhận các tiêu chuẩn GMP-WHO [thực hành sản xuất thuốc tốt].

>> Kỳ 1: "Dân ta chưa chuộng thuốc ta"

Chị Nguyễn Thị Vân ở thành phố Đồng Hới bước ra từ một phòng khám nhi tư nhân cùng đơn thuốc trong tay với vẻ mặt đầy lo lắng vì số tiền mà chị phải dùng để mua thuốc cho con là trên nửa triệu đồng tính ra bằng thu nhập cả tháng từ việc bán rau ở chợ. Con chị thường bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Mỗi lần như thế chị lại tất tả chạy đôn, chạy đáo vay mượn tiền để mua thuốc cho con.

Khi được hỏi tại sao không đưa con đến bệnh viện để được điều trị mà không phải tốn tiền vì đã có bảo hiểm y tế, chị nói: "Tôi hiếm muộn nên cái gì tốt nhất cho con là tôi làm. Nghe nói, ở bệnh viện ít khi được dùng thuốc tốt nên tôi chọn các phòng khám do bác sĩ giỏi ở bệnh viện đảm nhận. Lần nào khám bệnh cho con cũng phải mất chừng 500.000-6000000đ. Thuốc tốt thì tốt thật nhưng mà đắt quá... "

Cùng tâm trạng với chị Vân, chị Thủy ở phường Bắc Lý cũng đã nhiều lần phải đi vay mượn để có tiền mua thuốc mỗi khi các con của chị đau ốm thông thường. Có lần, thấy con sốt cao, ho nhiều hơn ngày thường nên gia đình chị đưa con đi khám bệnh ở bệnh viện huyện, thấy các bác sĩ kê đơn thuốc toàn thuốc sản xuất trong nước, một số loại sản xuất ở trong tỉnh chị tò mò hỏi về giá trị của thuốc nội và thuốc ngoại thì được ông bác sĩ tận tình giải thích là "chất lượng tương đương nhau. Thuốc nước ngoài đắt hơn là vì phải chịu thuế nhập khẩu...". Từ đó chị chuyển qua dùng thuốc nội nên không mấy tốn kém về tiền bạc.

Chị cho biết, bây giờ chị là khách hàng thường xuyên của Công ty cổ phần Dược phẩm Quảng Bình. Bản thân chị cũng thường xuyên mất ngủ và đau đầu, chóng mặt nên sản phẩm thuốc mà chị luôn chọn dùng là hoạt huyết dưỡng não của công ty. Theo chị thì sản phẩm này rất tốt, tình trạng sức khỏe của chị được cải thiện rõ rệt.

Ở các hiệu thuốc, khách hàng khi được nhân viên bán hàng tư vấn kỹ lưỡng về công dụng điều trị bệnh giống nhau trong khi sự chênh lệch giá thuốc giữa các hãng dược trong nước và nước ngoài sản xuất là khác nhau rất lớn nhưng nhiều người vẫn ngần ngại khi lựa chọn thuốc nội. Không ít người vẫn suy nghĩ rằng thuốc sản xuất ở nước ngoài, đặc biệt là các nước lớn, tốt hơn sản xuất ở trong nước. Thế nên họ đã lựa chọn sản phẩm ngoại nhập mặc dù đã được nghe, được biết về giá trị của thuốc nội, thuốc được sản xuất trong tỉnh.

Sản xuất thuốc đạt chất lượng cao tại Công ty cổ phần Dược phẩm Quảng Bình.

Qua trao đổi với một số bác sĩ về chất lượng của thuốc nội và thuốc ngoại, chúng tôi được biết: thuốc ngoại có nhiều sản phẩm rất tốt nhưng không vì thế mà chúng ta chỉ quan tâm đến việc sử dụng thuốc ngoại mà bỏ qua thuốc nội. Theo các bác sĩ, chỉ cần sử dụng một số loại thuốc ngoại trong những ca bệnh khó và trong trường hợp thật cần thiết, còn lại nên dùng thuốc trong nước sản xuất. Trong trường hợp cùng một loại thuốc, cùng hoạt chất, đường dùng chỉ khác nhau về giá cả thì không có lý do gì mà chúng ta không lựa chọn thuốc của Việt Nam có giá thấp hơn thuốc nhập khẩu để giảm chi phí cho người bệnh nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả điều trị.

Bác sĩ Ngọc Quế, Phó giám đốc Bệnh viện y học cổ truyền thì cho rằng: nhiều loại thuốc nội, trong đó có thuốc được sản xuất ở Công ty cổ phần Dược phẩm  Quảng Bình có giá trị tương đương với thuốc ngoại về chất lượng nên với đặc thù là một bệnh viện chữa bệnh bằng y học cổ truyền, bệnh viện luôn chú trọng đến việc sử dụng thuốc nội như lời của đại danh y Tuệ Tĩnh "Nam dược trị nam nhân" [thuốc Việt Nam trị bệnh cho người Việt Nam].

Thuốc trong nước đang ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu điều trị, nhiều loại thuốc nội không thua kém gì so với thuốc ngoại. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành Y tế và nhiều người bệnh thì việc dùng thuốc nội hay ngoại chủ yếu là do bác sĩ  kê đơn. Những năm gần đây, tình trạng bác sĩ điều trị ở các bệnh viện kê đơn cho người bệnh đi mua thuốc ngoài là vấn đề khá phổ biến trong khi người bệnh đang được hưởng các quyền lợi của bảo hiểm y tế.

Các lý do chính mà bác sĩ nói với người bệnh là "bệnh viện hết thuốc", hoặc "nếu gia đình có điều kiện thì nên mua thuốc ngoài để được điều trị thuốc tốt". Và khi đã nằm bệnh viện thì ai cũng muốn sớm ra viện nên họ sẵn sàng bỏ tiền đi mua thuốc ngoài. Ở các phòng khám tư nhân, tình trạng bác sĩ kê đơn thuốc đa số thuốc ngoại nhập càng phổ biến hơn. Thậm chí có không ít bác sĩ sau khi kê đơn, còn giới thiệu người bệnh đến hiệu thuốc A hay B gì đó mới mua được đúng loại thuốc cần mua.

Nguyên nhân chính của vấn đề trên là do tâm lý của người dân không tin tưởng nhiều vào thuốc nội và một phần nữa là do hoa hồng của các công ty phân phối thuốc ngoại khá lớn [từ 15-25%] nên có sức hút đối với các bác sĩ và họ hướng cho người bệnh lựa chọn thuốc ngoại. Mặt khác, nhiều người khi bị bệnh không có thói quen đến khám tại các cơ sở y tế mà "tự kê đơn bốc thuốc" hoặc mua thuốc theo chỉ định của người bán hàng.

Để thu lợi nhuận, không ít người bán hàng thường hướng dẫn người mua sử dụng các loại thuốc ngoại nhập với giá cao. Và chừng nào chưa xóa được tâm lý sính hàng ngoại đã ăn sâu vào tâm trí của cả bác sĩ và người bệnh, thì chắc chắn thuốc nội sẽ rất khó khăn trên hành trình tìm được chỗ đứng vững chắc ngay tại "sân nhà"...

                                                                       Nhật Văn


                                                Kỳ sau: Nỗ lực đưa thuốc "nội" lên ngôi

,

Video liên quan

Chủ Đề