Giáo dục the chất đại học là gì

Giáo dục thể chất là ngành học có nhiều hướng để phát triển sự nghiệp nhưng dễ bị bỏ qua do thiếu thông tin. Đây là ngành rất phù hợp cho các bạn yêu thích vận động và có sự đam mê với các bộ môn thể dục thể thao. Cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu về ngành học nhiều năng lượng qua bài viết sau đây nhé!

Giáo dục thể chất là gì?

Giáo dục thể chất tập trung chính vào đào tạo kỹ năng vận động và phát triển thể chất thông qua các môn thể thao. Trong thời kỳ hiện đại hóa ngày nay, bộ môn này ngày càng được chú trọng và đổi mới nhằm phát triển con người một cách toàn diện. Giáo dục thể chất bao gồm hai mặt chính là huấn luyện động tác và cung cấp kiến thức về chế độ dinh dưỡng trong tập luyện cũng như đời sống. Sinh viên khi theo học ngành Giáo dục Thể chất sẽ được trang bị cho mình kiến thức cũng như trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để phục vụ cho công việc sau này.

Ngành giáo dục thể chất: Học gì?

Theo học ngành Giáo dục thể chất, các bạn sẽ được đào tạo từ những kiến thức đại cương, sau đó đi vào các môn thể thao chuyên sâu hấp dẫn như: Điền kinh, Thể dục, Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Cầu lông, Võ, Bơi, Cờ , Đá cầu, Bóng bàn, Quần vợt… Sinh viên còn được học những môn về cơ thể con người, sinh lý học, quá trình trao đổi chất, cách cơ và xương hoạt động khi vận động,… để hiểu về những chấn thương có thể gặp phải và cách phòng tránh, sơ cứu. Bên cạnh đó là được trang bị những kiến thức nâng cao về lĩnh vực tâm lý và được tham gia tập luyện kỹ năng mềm về xử lý tình huống.

Nếu chọn du học ngành giáo dục thể chất thì bạn sẽ có một cái nhìn độc đáo về huấn luyện, đào tạo thể thao trên thế giới. Bạn còn được tận mắt chứng kiến văn hóa thể thao của quốc gia khác và có cơ hội tiếp nhận kiến thức và trải nghiệm cơ sở vật chất chuẩn quốc tế. Ngành giáo dục thể chất theo hệ thống đào tạo đại học - cao đẳng bài bản với các bằng cấp: Cử nhân – Thạc Sĩ – Tiến Sĩ.

Học ngành giáo dục thể chất ở đâu?

Ở Việt Nam, nhiều trường đại học, cao đẳng chuyên đào tạo ngành giáo dục thể chất đạt chất lượng như: Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh hay các trường Đại học thể dục thể thao tại các thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh,...

Nhưng nếu bạn có mong muốn du học ngành này thì có thể tham khảo một số trường đại học uy tín do Hotcourses Vietnam gợi ý sau đây:

Canada:

  • MacEwan University
  • Ontario Tech University
  • Centennial College

Úc:

  • Western Sydney University
  • Charles Darwin University
  • Deakin University

Mỹ:

  • Mt. San Jacinto College
  • Valencia College
  • University of Missouri

Anh Quốc:

  • University of Derby
  • University of Portsmouth
  • Bristol, University of the West of England

Nếu bạn có mong muốn tìm hiểu sâu hơn về ngành giáo dục thể chất, các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Học giáo dục thể chất ra trường làm gì?

Đây được xem là ngành nghề phù hợp với những con người năng động, giúp bạn tiếp cận được với rất nhiều lĩnh vực ngành nghề đa dạng. Các lĩnh vực nghề nghiệp liên quan mật thiết đến ngành giáo dục thể chất phải kể đến như:

Tham gia và huấn luyện thể thao

  • Vận động viên thi đấu chuyên nghiệp
  • Huấn luyện viên thể thao
  • Giảng viên thể thao
  • Nhân viên cứu hộ
  • Trọng tài viên
  • Chuyên gia vật lý trị liệu chấn thương do thể thao
  • Nhà dinh dưỡng thể thao

Tổ chức và kiểm tra trong thể thao

  • Quản lý vận động viên
  • Ủy viên hội đồng khu vực về các hoạt động thể chất và thể thao [APS]
  • Giám đốc thể thao của các hội đồng khu vực
  • Thanh tra thể thao
  • Quản lý các tổ chức thể thao, các tổ chức phát triển giáo dục thể chất phi chính phủ.
  • Ban tổ chức các sự kiện thể thao

Kinh doanh thương mại và truyền thông trong thể thao

  • Quản lý phòng tập thể chất
  • Quản lý truyền thông trong thể thao
  • Quản lý sản phẩm thể thao
  • Quản lý tài trợ thể thao
  • Quản lý dự án sự kiện thể thao
  • Phóng viên, biên tập viên, bình luận viên thể thao
  • Quản lý truyền thông trong thể thao

Những tố chất bạn cần có khi theo đuổi ngành giáo dục thể chất

Yêu cầu về bằng cấp học thuật của ngành thể thao tuy không quá gắt gao, nhưng đây là một ngành mà bạn cần phải có những tố chất nhất định để có thể theo học:

Thấm nhuần tinh thần “fair-play”

Tính cạnh tranh là đặc trưng trong môi trường thi đấu thể thao, người chơi thể thao hầu như có mong muốn và cố gắng để đứng thứ nhất trong cuộc thi. Nếu không có tinh thần công bằng và chơi đẹp, bạn sẽ rất dễ sa ngã trước những cám dỗ như: chơi xấu với đối thủ, sử dụng doping để mạnh hơn, hay thậm chí là tham gia vào những cuộc cá độ có quy mô,... Nếu để vướng phải các điều cấm kỵ trên và bị phát hiện, sự nghiệp trong ngành thể thao sẽ tiêu tan và khó có thể lấy lại uy tín của bản thân.

Tính kỷ luật và khả năng chịu áp lực cao

“Phong độ là nhất thời. Đẳng cấp là mãi mãi”. Để duy trì đẳng cấp và thứ hạng của mình, bạn cần có một quá trình học tập và rèn luyện bền bỉ, có kỷ luật và không ngủ quên trong chiến thắng. Những môn thể thao yêu cầu bạn vượt qua được vùng an toàn của bản thân để có thể vươn lên và đạt những thành tích tốt hơn. Nếu bạn không cố gắng thì những người khác sẽ vượt qua và thay thế bạn.

Lường trước và đôi khi phải chấp nhận khả năng chấn thương sẽ xảy đến

Bị chấn thương là điều không thể tránh khỏi trong quá trình luyện tập hay thi đấu. Vì thế, bạn cần trang bị những kiến thức cơ bản về phòng tránh chấn thương và có khả năng sơ cứu chấn thương tạm thời tại chỗ khi xảy ra chấn thương.

Ngành giáo dục thể chất tuy không mới nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về ngành này.  Để giúp bạn tìm hiểu về ngành học, bài viết xin chia sẻ thông tin tổng quan về ngành giáo dục thể chất.

Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!

1. Giới thiệu chung về ngành Giáo dục thể chất

Ngành giáo dục thể chất [ Mã ngành: 7140206] là ngành học năng khiếu dành cho những bạn yêu thích thể dục thể thao và muốn trở thành giáo viên thể dục hay tương lai làm các công việc liên quan tới thể dục thể thao… 

 Giáo dục thể chất [Physical education] là ngành học giáo dục giảng dạy về thể chất, vận động và ảnh hưởng từ vận động tới sự phát triển về thể chất của con người. Thông qua quá trình vận động sẽ dần xây dựng thể chất của con người theo hướng tích cực. Các bạn cứ hình dung thầy/cô dạy thể dục cho dễ hiểu nhé, họ là những người đào tạo các bạn về giáo dục thể chất cơ bản trước khi bước lên đại học.

Ngành Giáo dục thể chất được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu về đổi mới giáo dục thể chất trong thời kỳ đất nước đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại học.

Chương trình đào tạo ngành Giáo dục thể chất sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc giảng dạy, nghiên cứu, tổ chức các buổi hoạt động thể chất, thể dục thể thao tại các cấp trường học, trung tâm thể thao sao cho phù hợp.

2. Các trường đào tạo ngành Giáo dục thể chất

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Trung

Khu vực miền Nam

3. Các khối ngành xét tuyển ngành Giáo dục thể chất

  • T00 [Toán, Sinh, Năng khiếu TDTT]
  • T01 [Toán, GDCD, NK TDTT]
  • T02 [Toán, Văn, Năng khiếu TDTT]
  • T03 [Văn, Sinh, Năng khiếu TDTT]
  • T04 [Toán, Sinh, NK TDTT]
  • T05 [Văn, GDCD, Năng khiếu TDTT]
  • T07 [Văn, Địa, Năng khiếu TDTT]
  • T08 [Toán, GDCD, Năng khiếu TDTT]
  • M02 [Toán, NK2, NK3]
  • M03 [Văn, NK2, NK3]
  • C14 [Văn, Toán, GDCD]
  • C19 [Văn, Sử, GDCD]
  • C20 [Văn, Địa, GDCD]

4. Chương trình đào tạo ngành Giáo dục thể chất

STT I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
  Học phần bắt buộc
1 Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1
2 Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 2
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh
4 Đường lối Cách mạng của ĐCS Việt Nam
5 Tin học
6 Tiếng Anh 1, 2, 3, 4
7 Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
  Học phần tự chọn
8 Âm nhạc
1 Pháp luật đại cương và phòng chống tham nhũng
9 Quản lý HCNN và Quản lý ngành Giáo dục đào tạo
2 Giáo dục quốc phòng an ninh
10 Tập huấn công tác Đoàn đội
  II. GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH
  1. Kiến thức cơ sở ngành
  Học phần bắt buộc
11 Giáo dục học thể dục thể thao
12 Giải phẫu
13 Tâm lý học TDTT 1, 2
14 Y học TDTT
15 Lý luận PP TDTT 1, 2
16 Lý luận PP TDTT 2
17 Lý luận & Phương pháp giáo dục thể chất trong trường học
18 Toán thống kê trong TDTT
19 Phương pháp Nhiên cứu khoa học TDTT
  Học phần tự chọn
20 Quản lý TDTT
21 Vệ sinh học TDTT
  2. Kiến thức ngành
  Học phần bắt buộc
22 Điền kinh 1 và phương pháp giảng dạy
23 Điền kinh 2 và phương pháp giảng dạy
24 Thể dục 1 và phương pháp giảng dạy
25 Thể dục 2 và phương pháp giảng dạy
26 Bơi lội và phương pháp giảng dạy
27 Bóng đá và phương pháp giảng dạy
28 Bóng chuyền và phương pháp giảng dạy
29 Cầu lông và phương pháp giảng dạy
30 Đá cầu và phương pháp giảng dạy
31 Bóng bàn và phương pháp giảng dạy
32 Trò chơi vận động và phương pháp giảng dạy
33 Bóng rổ và phương pháp giảng dạy
34 Võ cổ truyền và phương pháp giảng dạy
  Học phần tự chọn
35 Dance sport và phương pháp giảng dạy
36 Cờ vua và phương pháp giảng dạy
37 Bóng ném và phương pháp giảng dạy
38 Quần vợt và phương pháp giảng dạy
39 Thể thao chuyên ngành
  Chọn 1 trong các chuyên ngành sau:
  Chuyên ngành Bóng đá
  Chuyên ngành Bóng bàn
  Chuyên ngành Bóng chuyền
  Chuyên ngành Bóng rổ
  Chuyên ngành Bóng ném
  Chuyên ngành Cầu lông
  Chuyên ngành Đá cầu
  Chuyên ngành Quần vợt
  Chuyên ngành Bơi lội
  Chuyên ngành Điền kinh
  Chuyên ngành Thể dục
  Chuyên ngành Võ
  Chuyên ngành Cờ vua

5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Giáo dục thể chất

Sinh viên ngành Giáo dục thể chất sau khi ra trường sẽ có đủ điều kiện về kỹ năng, kiến thức để đảm nhiệm công tác giảng dạy hoặc huấn luyện tại các trường đại học, trường cấp 1, 2, cấp 3, học viện, đại học, trung tâm thể dục thể thao của Việt Nam.

Ngoài ra các bạn có thể đảm nhiệm công tác điều hành, quản lý tại các cơ quan, tổ chức về TDTT giải trí, trung tâm tổ chức sự kiện thể thao, kinh doanh, buôn bán đồ dùng thể thao, cơ quan truyền thông về thể thao…

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Giáo dục thể chất. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.

                                                                                                                                   Phan Ngọc

          Theo trangedu.com

Video liên quan

Chủ Đề