Thuốc tẩy giun dạng nước cho bé

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Thuốc tẩy giun là một loại thuốc dễ sử dụng và tương đối an toàn. Nhưng cha mẹ cũng cần lưu ý cách sử dụng thuốc cho trẻ để đạt hiệu quả cao.

Đối với trẻ em, chỉ nên bắt đầu tẩy giun định kỳ khi trẻ được 2 tuổi trở lên. Trong trường hợp trẻ dưới 2 tuổi, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun sán thì nên đưa trẻ đi khám và làm xét nghiệm tầm soát, đến khi đã có bằng chứng chính xác của việc nhiễm giun sán thì trẻ sẽ được điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Trẻ cần bắt đầu tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng một lần. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc tẩy giun, trong đó có các loại thuốc phổ biến sau:

  • Mebendazole: Dùng loại dạng 500 mg. Viên nén vị ngọt trái cây hoặc dung dịch uống có hương giúp trẻ dễ uống càng tốt. Uống một lần duy nhất 500mg/ngày và thường được uống vào buổi sáng. Đối với dạng thuốc hàm lượng 100 mg mỗi viên, cần cho bé uống 2 viên mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, uống trong 3 ngày liên tiếp.
  • Albendazole: Dùng loại viên nén 400 mg. Uống một lần duy nhất 400 mg/ngày và cũng thường được uống vào buổi sáng.
  • Pyrantel : Thuốc được trình bày dưới dạng viên nén 125 mg và 250 mg, liều dùng là 10 mg cho mỗi kilogram cân nặng. Trẻ uống 1 liều duy nhất.

Chu trình của giun với môi trường xung quanh

Thuốc tẩy giun có thể gây ra một số phản ứng phụ như đau đầu, nôn, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy. Nhưng các triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Trong một số ít trường hợp, trẻ có thể có phản ứng dị ứng với thuốc như: phát ban, ngứa, nổi mề đay. Khi đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời

Hiện nay thuốc có thể được uống trong hoặc ngay sau bữa ăn, không cần nhịn đói hay ăn kiêng, cũng không phải dùng thuốc xổ. Nhưng thông thường thuốc tẩy giun được sử dụng vào buổi sáng, trước khi ăn.

Tình trạng nhiễm giun sán hiện nay ở nước ta đang cao ở mức đáng báo động. Do đó, mỗi người cần có các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Trước hết, cần loại bỏ ngay những thói quen khiến trẻ dễ nhiễm bệnh, xây dựng một lối sống an toàn, khỏe mạnh. Ngoài ra, bố mẹ cần quan sát những biểu hiện bất thường để kịp thời phát hiện bệnh và không quên tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng / lần.

Để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

XEM THÊM:

Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm giun do: đi chân đất, vệ sinh cá nhân, ăn uống kém, uống nước nhiễm bẩn,... Biểu hiện ban đầu là đau bụng, ăn mất ngon, trong phân có giun, dị ứng da, ngứa ngáy, sau đó, thường xuyên trướng bụng, đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, suy nhược, thiếu máu. Giun ký sinh ở ruột hút hết chất dinh dưỡng, sắt, protein, vitamin,... đó chính là lý do khiến sức khỏe giảm sút, nguy cơ viêm loét ruột, tắc ruột, viêm đường mật cao hơn. Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại thuốc tẩy giun vừa mang hiệu quả cao, vừa tiện dụng.Thuốc tẩy giun Combantrin vị socola là sự lựa chọn số 1 tại Úc và nhiều quốc gia trong khu vực. Thuốc tẩy giun giúp tiêu diệt các loại giun thông thường một cách vô cùng dễ dàng. Viên thuốc mang mùi vị y như socola - hương vị mà ai cũng yêu thích [đặc biệt là trẻ em]. Hơn nữa, với sự cải tiến mới trong cách điều chế, Thuốc tẩy giun Combantrin đều có thể phát huy tác dụng dù bạn uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Sản phẩm an toàn cho sức khỏe, sử dụng cho đối tượng từ 1 tuổi trở lên.

Công dụng của sản phẩm:

  • Thuốc tẩy giun Combantrin của Úc tiêu diệt giun ký sinh trong cơ thể bằng cách làm giun tê liệt, không thể di chuyển được, sau đó bị đẩy xuống ruột già và đào thải ra ngoài.
  • Combantrin contains 6 squares tẩy được tất cả các loại giun, trong đó có cả giun tròn, giun móc cứng đầu.
  • Ngoài ra, thuốc còn giúp xử lý trứng của giun còn tồn tại trong đường ruột, giúp đường ruột sạch sẽ, khỏe mạnh.
  • Có thuốc tẩy giun của Úc, gia đình bạn có thể phòng tránh các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, hấp thu kém,... hoặc các bệnh nguy hiểm ở ruột, mật.
  • Kẹo tẩy giun Combantrin phù hợp cho mọi đối tượng người lớn, trẻ em. Hương vị socola thực sự nên rất dễ ăn, không cần gượng ép.
  • Chỉ sử dụng kẹo tẩy giun 1 liệu trình duy nhất
  • Tẩy giun bằng Thuốc Combantrin của Úc, bạn không cần để bụng đói như một số loại thông thường. Thuốc có hiệu nghiệm trong mọi thời điểm trong ngày.

Hướng dẫn sử dụng:

Sử dụng định kỳ 6 tháng 1 lần

  1. Trẻ 1 - 5 tuổi [10 - 25kg]: Dùng 1 - 2 ô
  2. Trẻ từ 6 - 10 tuổi [26 -45kg]: Dùng 3-4 ô
  3. Trẻ từ 11 - 13 tuổi [46-56kg]: Dùng 5 ô
  4. Từ 14 - 18 tuổi [57 - 70kg]: Dùng 6 ô
  5. Người lớn trên 18 tuổi: Dùng 7 ô

Mỗi hộp có 4 thanh, mỗi thanh 6 ô. Không sử dụng quá liều lượng. Không sử dụng nếu có dấu hiệu bị rách hoặc hư hỏng.

Giá tham khảo: 340.000 đồng

Link mua hàng: //www.hangngoainhap.com.vn/2738-thuoc-tay-giun-combantrin-cua-uc-vi-socola-ngon-tien-dung.html

Thuốc tẩy giun Combantrin

Thuốc tẩy giun Combantrin

Do chưa biết cách giữ vệ sinh tốt nên trẻ nhỏ rất dễ gặp phải một số loại giun sán ký sinh ở đường ruột và gây ảnh hưởng sức khỏe. Thế nhưng chỉ cần mẹ chọn đúng loại thuốc tẩy giun cho trẻ em phù hợp, bé sẽ nhanh chóng hồi phục mà không gặp bất kỳ biến chứng nào.

Giun sán ký sinh đường ruột là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ nhỏ và có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe như đau bụng, sút cân, nôn hay thiếu máu. Để tránh những vấn đề này nặng thêm, ba mẹ cần đưa bé đi khám sớm để bác sĩ có thể kê loại thuốc tẩy giun cho trẻ em phù hợp.

Giun đường ruột là gì?

Giun đường ruột là những loại giun ký sinh như sán dây, giun đũa, giun kim và giun móc. Khi xâm nhập vào cơ thể bé, những loại giun sán này có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe.

Một số nguyên nhân khiến bé có thể bị nhiễm các loại giun đường ruột kể trên là:

  • Dùng nguồn nước bị ô nhiễm: Nước bẩn là đường lây nhiễm trứng giun sán và giun sán phổ biến nhất.
  • Ăn thực phẩm nhiễm trứng giun sán: Bé có thể bị nhiễm giun nếu ăn các loại thịt, rau củ hay trái cây bị nhiễm trứng giun chưa được nấu chín.
  • Tiếp xúc với đất bị nhiễm giun: Khi chơi ngoài trời, trẻ có thể tiếp xúc với đất bị nhiễm giun hay trứng giun.
  • Tiếp xúc với vật nuôi bị nhiễm giun sán:. Thú cưng nếu có giun sán cũng có thể trở thành trung gian lây nhiễm sang bé.
  • Giữ vệ sinh không tốt: Các bé không rửa tay sau khi chơi ngoài trời, sau khi chơi với thú cung, sau khi đi vệ sinh hay trước khi ăn có thể bị nhiễm trứng giun sán.

Trẻ bị nhiễm giun sán sẽ có những biểu hiện gì?

Tình trạng nhiễm giun sán có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé nên ba mẹ cần chú ý các triệu chứng nhận biết để có phương pháp tẩy giun cho bé kịp thời. Một số dấu hiệu nhiễm giun sán ở bé là:

  • Đau bụng
  • Mông có vết đỏ hoặc bị phát ban
  • Nôn hoặc tiêu chảy
  • Sút cân
  • Ăn không ngon miệng
  • Thiếu máu
  • Mệt mỏi, suy nhược hoặc hay đói
  • Phân lẫn máu
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Tiểu đau.

Khi thấy bé có các dấu hiệu nhiễm giun sán, ba mẹ hãy đưa con đi khám sớm. Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng nhiêm giun của bé thông qua một số phương pháp như kiểm tra móng tay bé hay kiểm tra mẫu phân.

Giun sán khi vào cơ thể trẻ sẽ đi xuống ruột, hấp thu các chất dinh dưỡng ở đây và đẻ trứng. Trứng giun sán sau khi nở sẽ lây nhiễm bệnh ra khắp cơ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], giun đường ruột có thể gây ra các tình trạng như:

  • Thiếu dinh dưỡng vì giun sán sẽ hấp thu các chất dinh dưỡng trong ruột khiến bé bị thiếu hụt dưỡng chất.
  • Chảy máu bên trong, dẫn đến mất sắt và thiếu máu.
  • Tiêu chảy, suy giảm tiêu hóa và hấp thu.
  • Tắc ruột nếu giun phát triển quá nhiều.

Để tránh những biến chứng trên nặng thêm và ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể của con, ba mẹ cần đưa con đi khám để bác sĩ kê thuốc tẩy giun thích hợp cho bé.

Các loại thuốc tẩy giun cho trẻ em

Tùy thuộc vào loại giun đã xâm nhập vào đường ruột của bé mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc tẩy giun cho trẻ em khác nhau. Một số loại giun và thuốc tẩy giun cho trẻ em thường thấy là:

  • Sán dây: Đối với sán dây, bé sẽ cần sử dụng thuốc uống praziquantel [Biltricide]. Thuốc này làm tê liệt và làm tan sán dây. Sau đó, sán dây sẽ theo phân ra khỏi cơ thể.
  • Giun đũa: Giun đũa thường được điều trị bằng mebendazole [Vermox, Emverm] và albendazole [Albenza].
  • Giun kim: Trong trường hợp nhiễm giun kim, bác sĩ có thể kê đơn thuốc trị giun kim đặc biệt.

Ngoài các loại thuốc trên, bác sĩ cũng có thể kê một loại thuốc tẩy giun cho trẻ em khác là Pyrantel.

Bên cạnh việc kê thuốc theo loại giun đường ruột nhiễm phải, bác sĩ cũng sẽ cân nhắc tới độ tuổi khi chọn thuốc tẩy giun cho trẻ em. Đối với bé ở độ tuổi tập đi, bác sĩ có thể cho thuốc tẩy giun sán dạng siro còn các trẻ lớn hơn sẽ uống thuốc dạng viên. Ba mẹ nên tẩy giun cho tất cả trẻ em từ 18 tháng đến 5 tuổi theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

Thuốc tẩy giun cho trẻ em thường tiêu diệt ký sinh trùng mà không gây ra bất kỳ tổn thương nào cho bé. Thời gian điều trị giun sán thường ngắn và kéo dài không quá vài ngày. Để việc tẩy giun cho con hiệu quả hơn, ba mẹ cũng nên chú ý các điểm sau:

  • Thiết lập cho bé một chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng bao gồm trái cây và rau quả mỗi ngày.
  • Thêm gừng và tỏi vào chế độ ăn uống của con [nếu bé đã lớn].
  • Đảm bảo thức ăn và nước uống của bé hợp vệ sinh.

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, cha mẹ cũng nên cho trẻ uống thuốc phòng ngừa giun sán hàng năm hoặc mỗi sáu tháng. Các loại thuốc phòng ngừa có thể là albendazole hoặc mebendazole.

Phòng ngừa giun sán cho trẻ

Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp có thể giảm thiểu nguy cơ trẻ nhỏ bị ảnh hưởng bởi các loại giun ký sinh đường ruột. Một số cách hữu ích bạn có thể thực hiện là:

  • Đảm bảo con luôn rửa tay đúng cách bằng xà phòng trước khi ăn bất cứ thứ gì. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên chú ý giữ vệ sinh móng tay và cắt móng tay thường xuyên cho bé vì đây có thể là nơi chứa trứng giun sán.
  • Đảm bảo thực phẩm con ăn luôn vệ sinh. Bạn cần rửa trái cây hoặc rau quả thật kỹ trước khi ăn. Ngoài ra, bạn chỉ nên cho con ăn thực phẩm đã nấu chín, đặc biệt là thịt heo và cá vì đây là các loại thực phẩm dễ nhiễm giun sán.
  • Chỉ cho bé uống nước ở những nguồn đảm bảo vệ sinh.
  • Tránh cho con chơi chân trần trên bùn, cát, cỏ hoặc những nơi ngoài trời khác.
  • Giữ vệ sinh không gian xung quanh bé cẩn thận. Bạn nên giữ những vật hay những nơi bé hay tiếp xúc như đồ chơi, nhà vệ sinh hay giường nằm luôn sạch sẽ.
  • Nếu có nuôi thú cưng, cần đảm bảo tẩy giun sán định kỳ và vệ sinh sạch sẽ nơi ở, sinh hoạt của chúng.
  • Chỉ đưa bé tới những hồ bơi đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

Tình trạng nhiễm giun sán ở trẻ tuy có thể gây ra một biến chứng như sụt cân hay thiếu dinh dưỡng nhưng lại khá dễ giải quyết. Ba mẹ chỉ cần đưa bé đi khám để bác sĩ kê đúng loại thuốc tẩy giun cho trẻ em phù hợp là tình trạng này có thể biến mất sau vài ngày. Bên cạnh đó, ba mẹ còn có thể chủ động phòng ngừa giun sán bằng cách giữ vệ sinh cho bé cẩn thận và lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn nữa đấy.

Sử dụng ngay lịch theo dõi tiêm chủng để biết loại vắc xin bé cần được tiêm và khi nào nên tiêm

Giới tính của bé yêu là gì?

Vừa bỏ túi bí quyết chăm sóc bé yêu miễn phí vừa có cơ hội nhận quà hàng tháng tại cộng đồng Nuôi dạy con. Click đăng ký ngay!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề