Thuốc thử nhận biết muối nitrat

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

* Dưới đây chỉ xét muối tan.

- Muối nitrit: dd muối amoni [$NH_4Cl$, $NH_4NO_3$,...]. VD đun dd $NaNO_2$ với $NH_4NO_3$ sẽ có khí nitơ $N_2$ bay ra. Riêng muối $NH_4NO_2$ chỉ cần nung là có ngay khí $N_2$. 

- Muối nitrat: dựa vào gốc kim loại.

+ Nếu là kim loại trung bình yếu [Mg, Fe, Cu,...] thì dùng dd kiềm [$NaOH$, $KOH$, $Ca[OH]_2$,...] để tạo kết tủa hidroxit có màu đặc trưng với từng kim loại. Kim loại mạnh Ba, Ca thì dùng dd $Na_2CO_3$ [tạo tủa trắng], riêng muối Ba thì dùng dd gốc sunfat.

+ Nếu kim loại kiềm thì nhận biết bằng cách nhiệt phân. Muối nitrat đứng trước Mg nhiệt phân tạo muối nitrit và $O_2\uparrow$. Ngoài ra muối nitrat từ $Mg\to Cu$ nhiệt phân tạo oxit, $NO_2$ [khí nâu đỏ] và $O_2$. Còn muối đứng sau Cu thì thay oxit bằng kim loại. 

Ngoài ra muối nitrat kim loại Na, K hay được nhận biết sau cùng. 

- Muối sunfat: dd của hợp chất bari [tạo tủa trắng]

- Sunfit: tạo khí mùi hắc [$SO_2$] khi cho dd axit vào. Tạo tủa trắng với dd của hợp chất Ca, Ba. 

- Cacbonat: giống với sunfit nhưng khí sinh ra là $CO_2$ không mùi. 

- Clorua: dd $AgNO_3$ [tạo tủa trắng $AgCl$]

* Với muối không tan thì nhận biết bằng những cách khác. Muối sunfit, cacbonat dù tan hay không thì cũng tác dụng với axit.

Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng ?

Để khử ion trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại nào sau đây ?

Có thể phát hiện ra dấu vết của nước trong ancol etylic bằng cách dùng

Trong không khí ẩm, kim loại đồng bị bao phủ bởi lớp màng

Chọn câu đúng trong các câu sau :

Dung dịch nào dưới đây không hòa tan được Cu kim loại?

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Chuyên đề: Nitơ - Photpho

Bài tập trắc nghiệm Nhận biết một số chất tiêu biểu của nhóm nitơ

Câu 1: Thuốc thử dùng để nhận biết ion PO43- trong dung dịch muối photphat :

A. quỳ tím    B. Dung dịch NaOH

C. Dung dịch AgNO3    D. Dung dịch NaCl

Quảng cáo

Câu 2: Hoá chất để phân biệt ba dd riêng biệt: HCl, HNO3, H2SO4:

A. Dùng giấy quỳ tím, dd bazơ,    B. Dùng muối tan Ba2+, Cu kim loại,

C. Dùng dd muối tan của Ag+    D. Dùng dd phenolphtalein, giấy quỳ tím.

Câu 3: Dùng thuốc thử ở phương án nào để nhận biết được muối nitrat ?

A. Cu, H2SO4.    B. Cu, NaOH.    C. Fe, KCl.    D. Cu, NaCl.

Câu 4: Có 4 bình đựng 4 khí NH3, HCl, N2, Cl2 bị mất nhãn. Hóa chất cần dùng để phân biệt 4 bình khí trên là:

A. Quỳ ẩm    B. dd Ba[OH]2.    C. dd AgCl    D. dd NaOH

Câu 5: Có thể phân biệt muối amoni với muối khác bằng cách cho nó tác dụng với kiềm mạnh vì khi đó

A. muối amoni chuyển thành màu đỏ

B. thoát ra một chất khí không màu, mùi khai và sốc

Quảng cáo

C. thoát ra một chất khí màu nâu đỏ

D. thoát ra chất khí không màu, không mùi.

Câu 6: Có 4 dd NH4Cl, NH4HCO3, NaNO3, MgCl2. Hóa chất có thể dùng phân biệt 4 dd trên với 1 lượt thử duy nhất là:

A. dd Ca[OH]2    B. dd KOH    C. dd Na2SO4    D. dd HCl

Câu 7: Có 5 dd NH4Cl, NaCl, Mg[NO3]2; Al[NO3]3, [NH4]2CO3. Hóa chất có thể dùng phân biệt 4 dd trên với 1 lượt thử duy nhất là:

A. dd H2SO4    B. dd KOH.    C. dd AgNO3    D. dd Ba[OH]2.

Câu 8: Thuốc thử dùng để nhận biết 3 dd: HCl, HNO3 và H3PO4 là

A. quỳ tím    B. Cu    C. dd AgNO3    D. Cu và AgNO3

Câu 9: Có 10 chất: [1] Cu; [2] Fe; [3] FeO; [4] AgNO3; [5] Na2CO3; [6] Fe[NO3]2; [7] Fe[OH]2; [8] Fe[NO3]3; [9] Au; [10] quỳ tím. Số chất có thể giúp phân biệt được hai dung dịch HCl và HNO3 loãng là:

A. 4    B. 6    C. 7    D. 5

Câu 10: Khi cho bột Cu vào hỗn hợp dung dịch gồm NaNO3 và H2SO4 thì hiện tượng quan sát được là

A. Dung dịch thu được màu hồng, có khí màu nâu đỏ thoát ra.

B. Dung dịch không màu, có khí không màu thoát ra.

C. Dung dịch màu xanh có khí màu nâu đỏ thoát ra.

D. Dung dịch màu xanh có khí không màu hóa nâu trong không khí.

Quảng cáo

Đáp án và hướng dẫn giải

1. C2. B3. A4. A5. B
6. A7. D8. C9. D10. D

Câu 4:

NH3: quỳ tím hóa xanh; HCl: quỳ tím hóa đỏ; Cl2: quỳ tím hóa đỏ sau mất màu; N2 quỳ tím không đổi màu.

Câu 6:

Khi cho Ca[OH]2 vào 4 dung dịch: NH4Cl: ↑ mùi khai NH3; NaCl: không hiện tượng; Mg[NO3]2: ↓ trắng Mg[OH]2; Al[NO3]3: ↓ trắng Al[OH]3 sau kết tủa tan Ba[AlO2]2; [NH4]2CO3: có ↓BaCO3 và ↑ mùi khai NH3

Câu 7:

Khi cho Ba[OH]2 vào 4 dung dịch: NH4Cl: ↑ mùi khai NH3; NH4HCO3: có ↓CaCO3 và ↑ mùi khai NH3; NaNO3: không hiện tượng; MgCl2: ↓ trắng Mg[OH]2

Câu 8:

T = 2,75 tạo 2 muối: Na2HPO4 [x mol] và Na3PO4 [y mol]; 2x + 3y = 1,1 [1] và x + y = 0,4 [2] => x = 0,1 và y = 0,3.

Câu 9:

các chất đó là: 1, 3, 4, 6, 7

Tham khảo các bài Chuyên đề 2 Hóa 11 khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

chuyen-de-nito-photpho.jsp

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bài tập nhận biết thường là nỗi lo lắng với nhiều học sinh.Để làm tốt bài tập nhận biết em cần nắm rõ các phản ứng đặc trưng của từng chất. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn em cách nhận biết các muối nitrat [hay gốc NO3- ] nói chung và cácmuối nitrat thường gặp như NaNO3; Ba[NO3]2; Mg[NO3]2; Fe[NO3]2; Fe[NO3]3; Cu[NO3]2; Al[NO3]3; Pb[NO3]2; AgNO3; NH4NO3....

Quảng cáo

I. Cách nhận biết muối nitrat

- Thuốc thử đặc trưng nhận biết ion nitrat [NO3- ] là dung dịch H2SO4 loãng và ít vụn đồng. Phản ứng tạo khí không màu, hóa nâu đỏ trong không khí, dung dịch có màu xanh lơ.

Tổng quát:  3Cu + 2NO3-  + 8H+ → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O

+ Hiện tượng: Bột Cu tan ra tạo thành dung dịch màu xanh, khí NO không màu bay lên gặp oxi trong không khí, tạo thành khí NO2 có màu nâu đỏ 

2NO + O2 → 2NO2

+ Các phương trình hóa học minh họa:

3Cu + 4H2SO4 + 8NaNO3→ 3Cu[NO3]2 + 4H2O + 4Na2SO4 + 2NO↑

3Cu + 4H2SO4 + 8KNO3→ 3Cu[NO3]2 + 4H2O + 4K2SO4 + 2NO↑

- Nếu các dung dịch đem nhận biết đều là muối nitrat, ta cần dựa vào phản ứng đặc trưng của cation trong dung dịch để nhận biết.

+ Nếu là cation của kim loại trung bình yếu [Mg, Fe, Cu, Al,...] hay NH4+ thì dùng dung dịch kiềm [NaOH, KOH, Ca[OH]2, Ba[OH]2….]. 

Phản ứng tạo kết tủa hiđroxit có màu đặc trưng với từng cation kim loại, hoặc khí NH3.

Fe[NO3]3 + 3NaOH → 3NaNO3 + Fe[OH]3 [↓nâu đỏ]

Mg[NO3]2 + 2NaOH → 2NaNO3 + Mg[OH]2 [ ↓ trắng]

NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3 ↑ + H2O

+ Nếu là cation kim loại mạnh [Ba, Ca] thì dùng dung dịch Na2CO3 [tạo tủa trắng], riêng muối Ba2+ thì có thể dùng dung dịch gốc sunfat.

Ca[NO3]2 + Na2CO3 → CaCO3[trắng] + 2NaNO3

Ba[NO3]2 + Na2SO4 → BaSO4[ ↓ trắng] + 2NaNO3

+ Nếu kim loại kiềm thì nhận biết bằng cách nhiệt phân.Muối nitrat kim loại Na, K hay được nhận biết sau cùng.

2NaNO3

2NaNO2 + O2

Chú ý: 

- Nếu đề bài cho phân biệt các dung dịch gồm: axit; bazơ và muối clorua mà không giới hạn thuốc thử có thể dùng quỳ tím để phân biệt.

II. Mở rộng

- Nhiệt phân muối nitrat kim loại.

Muối nitrat đứng trước Mg nhiệt phân tạo muối nitrit và O2

2KNO3

 2KNO2 + O2 ↑

Muối nitrat của kim loại từ Mg→Cu nhiệt phân tạo oxit kim loại, NO2[nâu đỏ], O2

2Cu[NO3]2

2CuO + 4NO2+ O

Muối đứng sau Cu nhiệt phân ra kim loại, NO2, O2

2AgNO 

 2Ag + 2NO2 + O2

- Một số hiđroxit cần nhớ:

+ NaOH, Ba[OH]2; KOH …: Bazơ tan

+ Al[OH]3, Zn[OH]2: Kết tủa keo trắng, tan hết trong dung dịch kiềm dư.

+ Fe[OH]2: Kết tủa trắng xanh.

+ Fe[OH]3: Kết tủa nâu đỏ.

+ Cu[OH]2: Kết tủa xanh lam

+ Mg[OH]2: Kết tủa trắng.

III. Bài tập nhận biết muối nitrat

Câu 1: Cho các dung dịch sau: Na2CO3, NH4NO3, NaNO3, phenolphtalein. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt được tất cả dung dịch trên:

A.BaCl2                     B.Ba[OH]2                    C. HCl                    D.Tất cả đều sai

Hướng dẫn giải

Đáp án B

A. Sử dụng dung dịch BaCllàm thuốc thử thì ta chỉ nhận biết được dung dịch Na2CO3 do có phản ứng với dung dịch BaCl2 tạo kết tủa trắng:

BaCl+ Na2CO3 → BaCO3↓+ 2NaCl

B. Sử dụng dung dịch Ba[OH]2 làm thuốc thử thì ta nhận biết được các chất như sau:

+ Dung dịch phản ứng với thuốc thử làm xuất hiện kết tủa trắng là Na2CO3:

 Na2CO3 + Ba[OH] → BaCO3↓  + 2NaOH

+ Dung dịch phản ứng với thuốc thử giải phóng khí mùi khai là NH4NO3

2NH4NO3 +Ba[OH]2 → Ba[NO3]2 + 2NH3↑ ­+ 2H2O

+ Dung dịch mà khi cho thuốc thử vào chuyển sang màu hồng là phenolphatlein.

+ Dung dịch mà khi cho thuốc thử vào không có hiện tượng là NaNO3.

C. Sử dụng dung dịch HCl làm thuốc thử thì ta chỉ nhận biết được dung dịch Na2CO3 do khi tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí không màu: 

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2­↑ + H2O. 

Câu 2: Có 8 dung dịch chứa: NaNO3; Mg[NO3]2; Fe[NO3]2; Cu[NO3]2, Na2SO4, MgSO4, FeSO4, CuSO4. Hãy nêu 2 thuốc thử cần để nhận biết 8 dung dịch trên?

A. NaOH, NaCl 

B. HCl, NaCl

C. NaOH, BaCl2

D. HCl, NaOH

Hướng dẫn giải

Đáp án C.

Trích mẫu thử đánh thứ tự từ 1 đến 8, cho dung dịch BaCl2 vào các mẫu thử

- Nhóm 1: Tạo kết tủa trắng thì chất ban đầu là Na2SO4, MgSO4, FeSO4, CuSO4

Ba2+ +  SO42-  → BaSO4

- Nhóm 2: Không có kết tủa thì chất ban đầu làNaNO3; Mg[NO3]2; Fe[NO3]2; Cu[NO3]2

- Cho NaOH vào nhóm 1.

+ Trường hợp tạo kết tủa trắng thì chất ban đầu là MgSO4

MgSO+ 2NaOH → Mg[OH]2↓+ Na2SO4

+ Trường hợp tạo kết tủa trắng xanh hóa nâu đỏ trong không khí thì chất ban đầu làFeSO4

FeSO4 + 2NaOH → Fe[OH]2↓+ Na2SO4

4Fe[OH]2 + O2 + 2H2O → 4Fe[OH]↓  [nâu đỏ]

+ Trường hợp tạo kết tủa màu xanh lam làCuSO4

CuSO4 + 2NaOH → Cu[OH]2↓ + Na2SO4

+ Trường hợp không có hiện tượng nào xảy ra là Na2SO4.

- Cho NaOH vào nhóm 2, hiện tượng tương tự như nhóm 1

+ Trường hợp tạo kết tủa trắng thì chất ban đầu là Mg[NO3]2

Mg[NO3]2 + 2NaOH → Mg[OH]2↓+ 2NaNO3

+ Trường hợp tạo kết tủa trắng xanh hóa nâu đỏ trong không khí thì chất ban đầu làFe[NO3]2

Fe[NO3]2 + 2NaOH → Fe[OH]2↓+ 2NaNO3

+ Trường hợp tạo kết tủa màu xanh lam làCu[NO3]2

Cu[NO3]2 + NaOH → Cu[OH]2↓+ 2NaNO3

+ Trường hợp không có hiện tượng nào xảy ra là NaNO3.

Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Video liên quan

Chủ Đề