Tiêu chuẩn thiết kế điện nhà xưởng

LỢI ÍCH ĐẦU TƯ - Giá Trị Bền Vững Cùng KTG Industrial:

  • Đảm bảo pháp lý không quy hoạch, ổn định lâu dài.
  • Kho Xưởng ở các vị trí đắc địa, an tâm lựa chọn đầu tư.
  • Liên tục mở rộng, phát triển thị trường.
  • Sẵn sàng phục vụ đầu tư ngay, không gian có sẵn.
  • Hệ thống Kho Xưởng được xây dựng linh hoạt với mục đích sử dụng, ngành nghề...
  • Kho Xưởng tại các khu công nghiệp đa dạng về quy mô, cấu trúc..
  • Là lợi thế phát triển sản xuất kinh doanh, cơ hội đầu tư.

1. NỀN MÓNG CÔNG TRÌNH

  • Công trình xây dựng trên nền móng địa chất tốt, đảm bảo bền vững và an toàn.
  • Trước khi thiết kế đã tiến hành khoan khảo sát địa chất và thiết kế theo tiêu chuẩn hiện hành [TCVN 5547-2012 , TCVN 4453-1995].
  • Bê tông móng sử dụng bê tông thương phẩm cường độ 250Mpa , cốt thép CB400, địa chất yếu có gia cố bằng ép cọc BTCT ly tâm.
  • Thi công và nghiệm thu nghiêm ngặt theo đúng quy trình kỹ thuật.

2. SÀN NHÀ – NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG

  • 4 tính năng tối ưu của sàn nhà:

         

  ỔN ĐỊNH.

         

  LÂU BỀN.

         

  BỀ MẶT BẰNG PHẲNG.

         

  SÀN PHỦ HANDERNER TĂNG CỨNG VÀ HẠN CHẾ TỐI ĐA PHÁT SINH BỤI, DỄ DÀNG VỆ SINH.

  • Xử lý kết cấu nền móng bằng đá 0x4 đầm chặt, phủ nilong chống mất nước và thi công bê tông nền là bê tông thương phẩm cường độ nén 250Mpa, lưới thép chống nứt D5@200 
  • Xoa nền, tạo độ bằng phẳng bằng máy xoa công nghiệp, chất phủ bề mặt Hardener đảm bảo độ bằng phẳng và chất lượng công trình phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế.
  • Bố trí khe co giãn trên mặt bằng sàn theo tiêu chuẩn kỹ thuật giảm thiểu tối đa phá hoại, nứt và co ngót của nền sàn trong quá trình sử dụng .

3. KẾT CÂU THÂN CÔNG TRÌNH

  • Sử dụng kết cấu cột kèo thép zamil, khẩu độ lớn. Khoảng cách cột khu nhà xưởng từ 30-36 [m]. Tận dụng tối đa không gian bố trí kệ hàng và thiết bị cũng như vận hành của xe nâng.
  • Thép kết cấu tổ hợp sử dụng quy cách ss400B, Bu lông neo và bulong liên kết kết cấu cường độ cao. Thiết kế theo TCVN 5575-2012 Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép. Đảm bảo tính ổn định, bền vững, sức chịu tải của bản thân công trình và điều kiện tự nhiên bên ngoài.

5. HỆ THỐNG ĐƯỜNG NỘI BỘ

  • Hệ thống đường nội bộ được thiết kế với bề rộng nền đường từ 3.5 – 12 [m], bao quanh nhà xưởng. Thuận tiên cho vận chuyển cung cấp hàng hóa.
  • Đường vào cổng và sân trước bố trí chiều rộng tối thiểu 7m, đảm bảo xe container đi ra vào tránh nhau thuận lợi .
  • Thiết kế kết cấu đường đảm bảo cho xe tải trọng nặng, container chở hàng.
  • Hệ thống chiếu sáng đường giao thông, các vị trí đặc biệt có đặt biển cảnh báo an toàn .
  • Tính toán thiết kế hệ thống thoát nước mặt đường theo số liệu thủy văn của sở thủy văn cung cấp, đảm bảo không ngập úng, di chuyển an toàn trong mọi điều kiện thời tiết và an toàn cho công trình lân cân .
  • Hai bên đường bố trí trồng cây xanh, cây cỏ bụi. Nhằm giảm thiểu tác động xấu của khí thải và bụi bẩn trong quá trình xe chạy.

6. THÔNG GIÓ NHÀ XƯỞNG

  • Phần đỉnh mái che thiết kế hệ thống thông gió tự nhiên rộng 3,5m. Lấy gió tự nhiên, lưu thông không khí bên ngoài và bên trong nhà xưởng.
  • Phần bên hông bố trí các cửa lam tôn, lấy gió tự nhiên.
  • Tạo môi trường lành mạnh, đảm bảo an toàn cho nhân công và hàng hóa trong kho xưởng.

7. DOCK LEVELERS

  • Các nhà kho được bố trí Dock Levelers thủy lực chất lượng cao [ khoảng 1 dock / 1000 m2 ]. Thiết kế với cao độ phù hợp tiêu chuẩn.
  • Đường vào khu Dock Levelers được thiết kế rộng rãi chịu được tải trọng cao, đảm bảo xe container di chuyển dễ dàng và thuận lợi cho việc bốc xếp hàng hóa.
  • Cổng vào và khoảng sân trước thiết kế tối thiểu 7m đảm bảo xe lưu thông.

8. KHU VỰC VĂN PHÒNG

  • Nhà văn phòng được thiết kế hiện đại, có nhà vệ sinh riêng, cung cấp hệ thống chiếu sáng 500 Lux
  • Có bố trí khu vực họp, phòng Y Tế, nhà vệ sinh bố trí riêng biệt với khu vực kho xưởng.
  • Cửa chính đi vào là cửa kính cường lực bản lề sàn, các cửa đi và cửa sổ thiết kế cửa kính dày 5mm, khung nhôm sang trọng.

10. HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

  • Thiết kế hồ nước phòng cháy chữa cháy, hệ thống máy bơm áp lực cao và các van cảm biến tự động.
  • Các họng chữa cháy được bố trí nhiều vị trí thuận tiện cho việc cấp nước khi có sự cố xảy ra.
  • Công tác bảo trì bão dưỡng hệ thống được thực hiện hàng ngày, hàng tuần, đảm bảo hệ thống phục vụ an toàn nhất.

11. LƯỚI CHỐNG CÔN TRÙNG

  • Tại các vị trí cửa sổ, bố trí lưới mắt cáo, kích thước ô nhỏ nhằm ngăn côn trùng, chim các loại vào nhà kho xưởng làm tổ.

12. ÁNH SÁNG

  • Thiết kế cung cấp nguồn ánh sáng lớn, cả ánh sáng tự nhiên và hệ thống chiếu sáng bằng đèn điện nếu khách hàng yêu cầu.

13. HỆ THỐNG CAMERA BẢO VỆ AN NINH

  • Thiết kế và thi công theo yêu cầu khách hàng.

14. HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

  • Tất cả nước thải sinh hoạt, nhà vệ sinh khu văn phòng, nhà xưởng đều được lọc thông qua hầm phân 3 ngăn, trước khi thải ra hệ thống ống thoát nước thải.
  • Hệ thống ống thoát nước thải và hố ga được bố trí hợp lý, đảm bảo thống suốt trong quá trình sử dụng.
  • Trước khi thải ra hệ thống thoát nước thải của khu công nghiệp, nước thải được xử lý qua hồ xử lý nước thải.

Skip to content

Để có một hệ thống điện đạt tiêu chuẩn, trước tiên bản vẽ điện nhà xưởng cần đáp ứng tốt nhất các tiêu chí về an toàn, hiệu quả và tuân thủ quy trình thiết kế nghiêm ngặt. Tham khảo ngay các bản vẽ mới nhất sau đây để hiểu rõ hơn về quy trình thực hiện bản vẽ.

1. Bản vẽ hệ thống điện nhà xưởng cần đáp ứng tiêu chí gì?

Bản vẽ hệ thống điện công nghiệp là một trong các hạng mục quan trọng nhất cần thực hiện trước khi thi công.

Bản vẽ hệ thống điện nhà xưởng là một phần không thể thiếu để thi công hệ thống

Để thiết kế bản vẽ điện nhà xưởng chuẩn, người thực hiện cần đáp ứng được các tiêu chí cơ bản sau đây:

  • Đảm bảo tính dễ đọc, dễ hiểu: Bản vẽ thể hiện rõ ràng cách bố trí điện từng khu vực, cách đấu nối, hướng đi dây điện. Tuân thủ các tiêu chuẩn về thiết kế, tiêu chuẩn về ký hiệu bản vẽ. Bản vẽ dễ đọc giúp các kỹ sư, đội ngũ thi công thực hiện chính xác từng chi tiết, đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công. Đồng thời doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn khi sửa chữa hoặc bảo hướng hệ thống.
  • Đáp ứng các tiêu chuẩn nhà nước:
    • TCVN 8241-4-2:2009: tiêu chuẩn về “Tương thích điện từ EMC”, tương đương với IEC 61000-4-2:2001.
    • TCVN 5699-1:2010: tiêu chuẩn về thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự, tương đương với IEC 60335-1:2010.
    • TCVN 7922:2008: tiêu chuẩn về ký hiệu sử dụng trong bản vẽ kỹ thuật hệ thống điện, tương đương với IEC 60617:2002.
    • TCXDVN 319:2004: tiêu chuẩn xây dựng về lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình.
    • 11 TCN 18:2006: tiêu chuẩn ngành về quy phạm trang bị điện.
    • TCVN 3715:82: tiêu chuẩn về trạm biến áp.
  • Tính toán về mức độ hiệu quả: Hệ thống phải cung cấp lượng điện năng bằng với công suất dự tính toàn nhà máy, nhà xưởng, không gây quá tải. Mỗi khu vực cần sử dụng bao nhiêu điện năng để lựa chọn thiết bị điện thích hợp. Như vậy nhà xưởng mới vận hành với năng suất cao nhất.
  • Cam kết tính an toàn cho người và tài sản trong suốt quá trình thi công và vận hành của nhà xưởng trong tương lai. Bản vẽ phải thể hiện các vị trí đặt tủ điện nhà xưởng, dây điện tương quan với nơi làm việc của công nhân.

2. Quy trình lên bản vẽ thiết kế điện cho nhà xưởng

Nhằm giúp hệ thống điện nhà xưởng mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất thì bản vẽ thiết kế cần phải tuân theo một quy trình nhất định.

Cần đảm bảo việc lên bản vẽ hệ thống điện nhà xưởng đúng theo quy trình thiết kế

Dưới đây là quy trình các bước hoàn thiện một bản vẽ cơ bản:

  • Bước 1: Khảo sát thực tế: Thu thập yêu cầu, thông tin dự án từ phía khách hàng [khu vực lắp điện, quy mô nhà máy, số lượng máy móc…].
  • Bước 2: Thiết kế mạng cao áp: Xác định vị trí đặt cột điện cao áp, cách đi dây điện vào nhà xưởng, số chuỗi sứ, loại trụ điện nên dùng. Bản vẽ chi tiết khoảng cách tối thiểu giữa các đường dây để tránh các nguy hiểm về điện.
  • Bước 3: Thiết kế mạng hạ áp: Tương tự như mạng điện cao áp, bản vẽ mạng điện hạ áp cũng phải xác định đúng vị trí đặt trụ điện ở đâu, cách đấu nối và dẫn dây điện. Khoảng cách giữa mạng cao áp và mạng hạ áp là bao nhiêu.
  • Bước 4: Thiết kế hệ thống chiếu sáng: Bản thiết kế cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật về mức độ chiếu sáng như độ chói, hướng sáng, nhiệt độ màu, độ hoàn màu của ánh sáng,… Vị trí giữa các bóng đèn, số lượng bóng đèn trong 1 khu vực.
  • Bước 5: Thiết kế bù công suất: Tùy thuộc vào công suất tải điện của mỗi nhà xưởng mà thiết kế một tụ bù khác nhau. Tụ bù giúp gia tăng khả năng phát của máy phát điện, giảm thiểu một số tổn thất,… nên cần một bản vẽ chi tiết để lắp đặt chính xác và an toàn.

Sau khi các bản vẽ điện nhà xưởng hoàn thiện, chủ doanh nghiệp tiến hành kiểm tra, đánh giá sự phù hợp và an toàn. Khi bản vẽ đạt yêu cầu, kỹ sư điện tiến hành lắp đặt theo đúng bản vẽ.

3. Mẫu bản vẽ hệ thống điện nhà xưởng

Dưới đây là một số bản vẽ CAD của hệ thống điện nhà xưởng được thiết kế bởi Sumitech.

Bản vẽ cải tạo hệ thống điện bếp ăn nhà xưởng KCN Thăng Long II
Bản vẽ cải tạo hệ thống điện nhà xưởng, kho đồng tại KCN Tiên Sơn
Bản vẽ cải tạo hệ thống điện nhà xưởng, nhà máy KCN Thăng Long II

4. Thiết kế bản vẽ hệ thống điện nhà xưởng – Liên hệ SUMITECH

Bản vẽ chính là chỉ dẫn cho các công việc tiếp theo hoàn thành đúng tiến độ. Do đó, doanh nghiệp nên thực hiện sớm, càng chính xác càng mang lại hiệu quả cao. Để chắc chắn hơn, doanh nghiệp hãy nhờ tư vấn từ các đơn vị trong ngành như Sumitech.

Sumitech đã có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực điện công nghiệp. Bằng đội ngũ công nhân viên tay nghề cao, được đào tạo bài bản, Sumitech cam kết đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Bên cạnh đó tính thẩm mỹ và tiến độ thi công cũng được đảm bảo. Sumitech đã trở thành đối tác chiến lược của nhiều doanh nghiệp lớn.

Với những kinh nghiệm thực tế, Sumitech sẽ thiết kế bản vẽ điện nhà xưởng theo đúng yêu cầu khách hàng, tư vấn hệ thống điện phù hợp nhất.

  • Email:
  • Điện thoại: 024 7108 8838 – 099 3366 686

Video liên quan

Chủ Đề