Tỉnh Hậu Giang có bao nhiêu km vuông?

Hậu Giang có diện tích tự nhiên hơn 1.600 km2, là tỉnh nằm ở phần cuối đồng bằng châu thổ sông Cửu Long với địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 2 mét so với mực nước biển. 

Tỉnh này có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài 2.300 km. Hệ thống kênh, rạch hình thành mạng đường thủy chằng chịt, trải đều địa bàn tỉnh đảm bảo cho việc vận tải thủy thuận lợi. Mạng lưới đường thủy gồm 2 trục giao thông quốc gia là kênh Xà No và kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. 

Hậu Giang là một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm châu thổ sông MêKông, thành phố Vị Thanh trung tâm hành chính của tỉnh cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam, cách thành phố Cần Thơ 60 km theo Quốc lộ 61 và chỉ cách 40 km theo đường nối Vị Thanh – thành phố Cần Thơ. Hậu Giang là tỉnh thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng Sông Cửu Long. Trước năm 1945, Hậu Giang là tên gọi của sông Hậu. Vùng đất thuộc tỉnh Hậu Giang ngày nay nằm rải rác ở nhiều tỉnh khác nhau. Sau 30 tháng 04 năm 1975, tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Phong Dinh và Ba Xuyên thời Việt Nam Cộng Hoà. Cuối năm 1991 tỉnh Hậu Giang được chia thành Cần Thơ và Sóc Trăng. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang ngày nay.

Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Tỉnh có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, có nguồn thủy sản phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt và chăn nuôi gia súc. Sông Mái Dầm có đặc sản cá ngát nổi tiếng. Tỉnh nổi tiếng với chợ nổi Ngã Bảy và nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia như di tích Khởi Nghĩa Nam Kỳ, di tích Liên Hiệp Đình Chiến Nam Bộ, Căn cứ Tỉnh Ủy Cần Thơ, di tích Tầm Vu, đền Bác Hồ ...


Vị trí địa lý
Hậu Giang là tỉnh thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng Sông Cửu Long. Lãnh thổ của tỉnh nằm trong tọa độ từ 9030'35 đến 10019'17 Bắc và từ 105014'03 đến 106017'57 kinh Đông. Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long, phía nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông giáp tỉnh Sóc Trăng.

Tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Tỉnh nằm kề thành phố Cần Thơ, trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Sự phát triển của thành phố Cần Thơ sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, do vị trí nằm sâu trong nội địa nên Hậu Giang gặp không ít khó khăn trong việc khai thác các nguồn lực bên ngoài lãnh thổ, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Điều kiện tự nhiên
Hậu Giang là tỉnh nằm ở phần cuối Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 2 mét so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Khu vực ven sông Hậu cao nhất, trung bình khoảng 1 - 1,5 mét, độ cao thấp dần về phía Tây. Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch nhân tạo.
Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. Nhiệt độ trung bình là 270C không có sự trên lệch quá lớn qua các năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất (350C) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 (20,30C). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1mm). Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82%.

Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5 km/km, vùng ven sông Hậu thuộc huyện Châu Thành lên đến 2 km/km. Hậu Giang nằm trong vùng trũng của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Cấu tạo của vùng có thể chia thành hai vùng cấu trúc rõ rệt là Tầng cấu trúc dưới và Tầng cấu trúc bên, trong đó Tầng cấu trúc dưới gồm Nền đá cổ cấu tạo bằng đá Granit và các đá kết tinh khác, bên trên là đá cứng cấu tạo bằng đá trầm tích biển hoặc lục địa và các loại đá mắcma xâm nhập hoặc phun trào.


Lịch sử
Tỉnh Hậu Giang vào thời Nhà Nguyễn thuộc quận Long Mỹ tỉnh Rạch Giá và quận Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ, đến Thời Pháp thuộc vẫn giữ nguyên địa giới hành chính này. Năm 1939, quận Long Mỹ có 3 tổng là An Ninh, Thanh Tuyên, Thanh Giang. Quận Phụng Hiệp năm 1939 có 2 tổng là Định Hòa, và Định Phước.

Hiệp định Genève, 1954, khi thực dân Pháp rút thì Mỹ can thiệp ở miền Nam, lập chế độ Ngô Đình Diệm, lúc này vùng đất Long Mỹ, Phụng Hiệp lại có nhiều thay đổi. Năm 1960, quận Long Mỹ được tách ra, thành lập 1 quận mới tên Đức Long. Hai quận đều trực thuộc tỉnh Phong Dinh.

Ngày 21 tháng 12 năm 1961, Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà ký sắc lệnh thành lập tỉnh Chương Thiện. Sau đó, lễ khánh thành tỉnh Chương Thiện được tổ chức trọng thể vào ngày 3 tháng 1 năm 1962. Tỉnh Chương Thiện bao gồm 5 quận là Long Mỹ, Đức Long, Kiến Hưng, quận Kiến Thiện, quận Kiến Long. Trong khi đó, về phía cộng sản, khu vực tỉnh Chương Thiện vẫn thuộc 2 tỉnh Cần Thơ, Rạch Giá.

Sau 30 tháng 04 năm 1975, tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở sáp nhập các tỉnh Phong Dinh, Ba Xuyên, Chương Thiện trước đó. Tỉnh Hậu Giang lúc này bao gồm Thành phố Cần Thơ, Thị xã Sóc Trăng, Huyện Thốt Nốt, Huyện Ô Môn, Huyện Châu Thành, Huyện Phụng Hiệp, Huyện Long Mỹ, Huyện Vị Thanh, Huyện Kế Sách, Huyện Mỹ Tú, Huyện Mỹ Xuyên , Huyện Thạnh Trị, Huyện Long Phú, Huyện Vĩnh Châu.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Địa bàn Hậu Giang ngày nay thuộc tỉnh Cần Thơ. Ngày 01 tháng 07 năm 1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 45/1999/NĐ-CP, về việc thành lập thị xã Vị Thanh, đổi tên huyện Vị Thanh thành huyện Vị Thủy và thành lập các phường, xã, thị trấn thuộc thị xã Vị Thanh và huyện Vị Thủy, tỉnh Cần Thơ. Ngày 06 tháng 11 năm 2000, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 64/2000/NĐ-CP, thành lập huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Cần Thơ trên cơ sở tách 22.139 ha diện tích tự nhiên và 163.357 nhân khẩu của huyện Châu Thành.

Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc Hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11, chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang. Tỉnh Hậu Giang có tỉnh lỵ đặt tại thị xã Vị Thanh, trong đó có diện tích tự nhiên là 160.772,49 ha và dân số là 766.105 người, bao gồm diện tích và số dân của thị xã Vị Thanh, huyện Phụng Hiệp, huyện Long Mỹ, huyện Vị Thủy, phần còn lại của huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A.

Ngày 23 tháng 9 năm 2010, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Nghị quyết số 34/NQ-CP, thành lập thành phố Vị Thanh là thành phố thuộc tỉnh Hậu Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Vị Thanh.

Dân số
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Hậu Giang đạt gần 769.200 người, mật độ dân số đạt 480 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 176.000 người, dân số sống tại nông thôn đạt 593.200 người. Dân số nam đạt 387.600 người, trong khi đó nữ đạt 381.600 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8,8 ‰.

Hậu Giang có nhiều dân tộc khác nhau cư trú trên địa bàn tỉnh. Tính đến tháng 10 năm 2009, tỉnh Hậu Giang có 7.533 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với 35.268 khẩu, chiếm 3,16% dân số, trong đó nhiều nhất là đồng bào dân tộc Khmer với 5.537 hộ, 25.536 khẩu, đồng bào Hoa 1.977 hộ với 9.530 khẩu, các dân tộc Chăm, Ê Đê, Mường có 58 hộ với 202 khẩu.

Hậu Giang giáp bao nhiêu tỉnh?

- Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long; - Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu; - Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng; - Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.

tỉnh Hậu Giang có bao nhiêu thành phố?

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, tỉnh Hậu Giang có 18 đô thị gồm 2 thành phố, 1 thị xã, 11 thị trấn và 4 trung tâm xã. Là đầu mối quan trọng trong mối quan hệ liên vùng giữa TP. Cần Thơ - tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu và Sóc Trăng.

Cần Thơ tách ra bao nhiêu tỉnh?

Thống nhất đất nước, Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24 tháng 3 năm 1976 của Chính phủ về việc sáp nhập tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ thành tỉnh Hậu Giang. Tháng 12 năm 1991, Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 10 ra Nghị quyết tách Hậu Giang thành 2 tỉnh- tỉnh Cần Thơtỉnh Sóc Trăng.

tỉnh Hậu Giang có bao nhiêu quận huyện?

Hậu Giang hiện có 7 đơn vị hành chính, gồm 5 huyện: Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành, Châu Thành A, 2 thị xã Ngã Bảy và thành phố Vị Thanh. Trong 7 đơn vị hành chính gồm có 74 xã, phường, thị trấn.