Báo giảm thai sản muộn xử lý như nào năm 2024

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý thời hạn báo tăng lao động trong tháng và nộp bảo hiểm trong tháng. Dưới đây NewCA xin tổng hợp những quy định khi báo tăng giảm lao động đối với doanh nghiệp.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội. Theo đó, tăng/giảm lao động là một trong những trường hợp mà doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan BHXH.

Tăng lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN được hiểu là tăng số lượng người lao động tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN. Ví dụ:

– Doanh nghiệp giao kết hợp đồng lao động với người lao động;

– Người lao động đi làm sau khi nghỉ thai sản, nghỉ ốm đi làm lại;

– Người lao động hết thời hạn được tạm ngừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất;

– Người lao động xin nghỉ không lương từ 14 ngày trở lên đi làm trở lại;

– Người lao động hết thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng đi làm trở lại;

– .v.v..

Giảm lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN được hiểu là giảm số lượng người lao động tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN. Ví dụ:

– DN chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động;

– Người lao động nghỉ ốm đau, thai sản trên 14 ngày;

– DN được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất;

– Người lao động xin nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;

– Tạm hoãn thực hiện Hợp đồng;

Thời hạn báo tăng giảm lao động trong tháng là khi nào?

Căn cứ theo Điểm a, Khoản 1, Điều 99, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) của người lao động cho cơ quan BHXH để báo tăng lao động.

Thủ tục báo tăng BHXH cho người lao động được thực hiện qua 02 bước:

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ báo tăng BHXH bao gồm:

– Tờ khai tham gia BHXH của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (Mẫu D01-TS);

– Tờ khai tham gia BHXH của người lao động (Mẫu TK1-TS);

– Bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc có ký tên, đóng dấu; bảng lương của người lao động và thông tin cá nhân của người lao động báo tăng.

Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH bằng hình thức nộp trực tiếp, nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến qua mạng.

Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ tiến hành xác minh và giải quyết hồ yêu cầu báo tăng lao động của doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan BHXH sẽ cấp sổ bảo hiểm xã hội (đối với người lao động tham gia BHXH lần đầu) và thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động.

Báo giảm thai sản muộn xử lý như nào năm 2024
Quy định về thời hạn báo tăng lao động đối với người sử dụng lao động.

Doanh nghiệp bị xử phạt như thế nào khi báo tăng giảm lao động muộn?

*Trường hợp báo tăng lao động muộn:

Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì:

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

  1. Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng; không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực;

Theo đó, với mỗi người lao động bị báo tăng chậm, người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt từ 02 – 04 triệu đồng nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng. Trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm sẽ bị phạt từ 04 – 08 triệu đồng/người lao động bị xâm phạm quyền lợi nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

* Trường hợp báo giảm lao động muộn:

Hiện nay chưa có mức phạt vi phạm hành chính cụ thể được đặt ra đối với trường hợp doanh nghiệp báo giảm lao động chậm. Tuy nhiên nếu báo giảm lao động chậm thì theo điểm 2.1 khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXH như phân tích ở trên thì doanh nghiệp sẽ phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm.

Tạm kết

Nội dung trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc trong việc tìm hiểu thời hạn và những quy định báo tăng giảm lao động đối với doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn. Theo dõi thêm nhiều bài viết cùng chủ đề trên trang NewCA nhé!

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

Tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là: Phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Tại Khoản 4 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định: Người lao động đủ điều kiện quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Luật BHXH mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Trường hợp của bà Nhung, sinh con vào tháng 11/2023 thì thời gian 12 tháng trước khi sinh con của bà được xác định là khoảng thời gian từ tháng 11/2022 đến tháng 10/2023. Do bà đã chấm dứt hợp đồng lao động vào tháng 8/2022 nên bà không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con.