Tổ chức blue dragon là gì

Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh là tổ chức từ thiện chăm sóc hỗ trợ trẻ em gặp khủng hoảng khắp Việt Nam. Chúng tôi tin rằng mỗi trẻ em xứng đáng nhận được sự chăm sóc tốt nhất trong khả năng của chúng tôi. Trẻ em của Rồng Xanh là trẻ đường phố, trẻ khuyết tật và nạn nhân của buôn bán người. Chúng tôi giải cứu trẻ em khỏi nguy hiểm, giúp các em đoàn tụ với gia đình khi có thể và cung cấp các dịch vụ cần thiết để các em phục hồi và phát triển.

Rồng Xanh là tổ chức vì sự an toàn của trẻ em, chúng tôi cam kết bảo vệ và cung cấp sự chăm sóc đặc biệt cho các em. Chúng tôi yêu cầu tất cả nhân viên và tình nguyện viên tuân thủ Quy tắc Ứng xử Bảo vệ Trẻ em của chúng tôi.

Chúng tôi cung cấp các cơ hội việc làm bình đẳng cho tất cả các ứng viên đủ năng lực mà không phân biệt đối xử hay lạm dụng. Chúng tôi sẽ có những điều chỉnh công việc phù hợp với người khuyết tật hoặc ứng viên có nhu cầu đặc biệt.

Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh [tên tiếng Anh: Blue Dragon Children's Foundation] là một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hà Nội, Việt Nam. Sứ mệnh của tổ chức này bao gồm giải cứu trẻ em đường phố, trẻ em, phụ nữ thoát khỏi nạn buôn bán người, lao động cưỡng bức và nô lệ, đồng thời cung cấp nơi ở, giáo dục và việc làm cho các nạn nhân sau khi được giải cứu.[1]

Blue Dragon Children's FoundationThành lậpSáng lập bởiThành lập tạiLoạiTrang web
Tháng 9 năm 2004
Michael Brosowski
Hà Nội, Việt Nam
Tổ chức Phi chính phủ
//www.bluedragon.org/

Tổ chức được thành lập vào năm 2004 bởi một giáo viên người Úc là anh Michael Brosowski.[2] Anh đến Việt Nam vào năm 2002 để giảng dạy tiếng Anh tại Đại học Kinh tế Quốc dân.

Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh hiện hỗ trợ hơn 1500 trẻ em và thanh thiếu niên trên khắp Việt Nam, đặc biệt ở Hà Nội, Bắc Ninh, Huế, Hà Giang và Điện Biên.

Chú thích

  1. ^ Binh, Hai [ngày 25 tháng 12 năm 2020]. “Man arrested for selling teenage girl to China”. VnExpress.
  2. ^ Berger, Danielle Giving Vietnam's street kids a chance ngày 20 tháng 6 năm 2011 Retrieved ngày 26 tháng 5 năm 2016

Một chuyến giải cứu

Đỗ Duy Vị - một trong thành viên của Rồng Xanh từng tham gia giải cứu cho một cô gái trẻ bị bán sang Trung Quốc - kể cho SBS Việt ngữ về một lần tham gia giải cứu.

Vị nhớ lại, đó là vào khoảng năm 2013, một cô gái 16 tuổi, người Mông ở lào Cai, bị lừa bán sang Trung Quốc. Cô bị bán về làm vợ trong một gia đình tại Nam Kinh, thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.

Sau khoảng 1 tháng, một lần, khi được dùng đến điện thoại và máy tính, cô gái đã tìm cách liên lạc về nhà, và nhắn tin cho một người thầy giáo dạy tiếng Anh.

Người thầy này đã tìm đến Rồng Xanh để tìm sự giúp đỡ. Tổ chức này sau đó đã tìm cách liên lạc với cô gái bằng điện thoại và máy tính, bày cho cô cách gửi địa chỉ IP trên máy tính để biết cô đang ở tỉnh nào. Sau đó, các thành viên của Rồng Xanh cũng về Lào Cai để xem hoàn cảnh gia đình của cô gái cũng như tìm kiếm thêm thông tin và biết thêm về nơi cô hiện đang sống. Trong tay là những thông tin khá ít ỏi để có thể xác định nơi ở của cô gái, bởi tất cả những gì cô mô tả chỉ là một cái cầu, một cái chợ và một bến xe buýt, Vị và các cộng sự lên đường sang Nam Kinh.

Thông tin mơ hồ, địa chỉ không có, bởi vậy, thật khó để tìm sự giúp đỡ từ nhà chức trách. Vậy là Vị và các đồng sự chỉ có thể tự thân vận động.

Ròng rã 3-4 ngày, cả nhóm thuê xe chạy vòng vòng đi tìm. Tuy nhiên, với những manh mối khá mơ hồ như vậy, việc tìm kiếm người trong một tỉnh có hàng triệu dân xem ra như mò kim đáy bể. May mắn thay, vẫn có cách liên lạc với cô gái. Tuy nhiên, để không bị nghi ngờ, Vị phải liên lạc qua tin nhắn với cô gái thông qua một cầu nối tại Việt Nam. Nhưng do thông tin cô gái cung cấp không được cụ thể nên việc tìm kiếm vẫn lâm vào bế tắc.  

“Lúc ấy, tôi nghĩ, chắc là thất bại rồi và phải quay về và chờ cơ hội khác thôi. Trong một nỗ lực cuối cùng, tôi liên lạc với cô gái và hỏi, liệu em có trốn ra ngoài được không. Cô bảo, nếu người chồng và mẹ anh ta ra khỏi nhà thì có thể được. Vậy là tôi nói cô, hãy chờ đến một thời điểm an toàn nhất, lấy chiếc điện thoại và đi đến bến xe buýt. Tôi nhớ, khi cô ấy nói, em chuẩn bị ra bến xe đây. Thời gian từ lúc đó đến khi cô ấy ra đến bến xe chỉ có 5-7 phút nhưng tôi có cảm giác như cả hàng mấy tiếng đồng hồ, chỉ lo cô sẽ bị bắt lại. Cảm giác hồi hộp chỉ vơi đi đôi chút khi cô ấy nhắn tin nói cô ấy đã ra đến bến xe buýt” – Vị kể.

Tại bến xe, cô gái được hướng dẫn đưa điện thoại cho một người tài xế lái taxi để nói chuyện với Vị. Vị nói cô là con gái của anh, đang đi lạc và nhờ anh ta chở cô gái đến nơi cả nhóm đang ở. Cũng phải mất vài tiếng đồng hồ sau, chiếc xe mới đến nơi. Hóa ra, nơi cô ở cách bọn họ cả trăm cây số.    

Ba ngày sau đó, cô gái cùng cả nhóm bắt xe khách về đến  cửa khẩu, làm việc với công an Trung Quốc và Việt Nam, rồi về Hà Nội sau đó về Lào Cai.  

Các nạn nhân của bọn buôn người quay về nhà sau khi được giải cứu. Source: Blue Dragon

Chuyện của Rồng Xanh

Michael Brosowski, người sáng lập Rồng Xanh, sinh trưởng ở Botany, thuộc vùng ngoại ô Sydney. Lớn lên, ông đi dạy tiếng Anh cho một trường trung học ở phía tây nam Sydney.

Một lần, Michael du lịch sang Việt Nam và “phải lòng” cuộc sống và con người nơi đây, vậy là năm 2002, ông quyết định đến Việt Nam làm việc.

Thoạt đầu, năm 2003, Michael lập Rồng Xanh chỉ với mục tiêu hỗ trợ trẻ em đường phố.  Michael nói về lý do ông lập ra Rồng Xanh: “Hồi ở Úc, gia cảnh tôi cũng rất nghèo, nói thật là không lấy một mái nhà tươm tất. Vì thế, tôi nghĩ những em nhỏ Việt Nam ngoài đường phố cũng giống như mình hồi bé. Tôi tin các em là những người tốt, có nghị lực, thực tâm muốn vươn lên thoát đời nghèo khó. Tôi tìm thấy một phần của chính mình qua các em. Từ sự đồng cảm ấy, tôi quyết định giúp các em”.

Đến nay, sau hơn 15 năm thành lập, Rồng Xanh đã hỗ trợ đưa gần 5 ngàn em nhỏ quay lại trường học, cung cấp chỗ ở cho 658 em, cung cấp hàng trăm ngàn bữa ăn miễn phí, xây dựng 94 căn nhà cho các hộ gia đình…. Chỉ riêng năm 2018, Rồng Xanh đã hỗ trợ 118 trẻ em đường phố.

Nhưng nhiều năm nay, Rồng Xanh tiếp  tục dấn thân vào nhiệm vụ mới: giải cứu cho những phụ nữ và trẻ em gái bị bắt và bán sang Trung Quốc.

“Từ thực tế hoạt động, chúng tôi cũng nhận ra vấn đề nạn buôn người đang ngày càng trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam. Có tới 90% nạn nhân của nạn buôn người ở Việt Nam được đưa vào Trung Quốc và bị bán làm nô lệ tình dục, bị cưỡng bức kết hôn hay bị cưỡng bức làm việc.

"Trong thực tế, chưa ai biết rõ đầy đủ mức độ nghiêm trọng của vấn đề và cũng chưa có dữ liệu chính xác. Tuy nhiên, rõ ràng là, nạn nhân của nạn buôn người, cũng giống như trẻ em đường phố, đang gặp khủng hoảng và cần sự giúp đỡ. Và chúng tôi nghĩ mình phải tham gia”.

Theo Michael, các nạn nhân thường không liên hệ trực tiếp với Blue Dragon mà họ thường gọi về cho gia đình; gia đình họ sau đó thường liên hệ với công an hoặc tổ chức bảo vệ trẻ em. Những cơ quan này có thể sẽ giới thiệu họ đến Rồng Xanh. Đồng thời, những nạn nhân từng được giải cứu cũng gọi để báo cho tổ chức này về những trường hợp khác cần cần giúp đỡ.

Những nạn nhân được giải cứu về đến Việt Nam. Source: Blue Dragon

“Điều quan trọng ở đây là, chúng tôi chỉ giải cứu những người yêu cầu sự giúp đỡ. Còn cách chúng tôi giải cứu như thế nào, chúng tôi không thể cung cấp chi tiết, ngoài việc nói rằng, chúng tôi giúp những nạn nhân trốn đi. Chúng tôi không đối đầu với những kẻ buôn người; chúng tôi chỉ hỗ trợ nạn nhân thoát khỏi giam cầm và đưa họ về nhà. Và tất nhiên, chúng tôi hợp tác chặt chẽ với cảnh sát” – Michael nói với SBS Việt ngữ.

Được hỏi về mức độ nguy hiểm của hoạt động này, Michael thẳng thắn: “Chúng tôi không cố gắng để trở thành anh hùng. Khi có nạn nhân nào gọi và đề nghị giúp đỡ, mục tiêu của chúng tôi là phải đưa họ về nhà an toàn. Nếu họ không được giúp đỡ, họ sẽ gặp nguy hểm và rất khó có cơ hội tìm dược đường về nhà. Như vậy, so với những rủi ro chúng tôi có thể gặp phải, rủi ro của những người phụ nữ ấy, lớn hơn nhiều”.

Kể từ khi bắt đầu hoạt động này cho đến nay, Blue Dargon đã giải cứu được 810 nạn nhân của nạn buôn người, trong đó có những phụ nữ và trẻ em gái bị bán sang Trung Quốc, cũng như một số em nhỏ bị buôn bán để bóc lột sức lao động tại Việt Nam.

Cho đi cũng là một “đặc quyền”

Không nói nhiều về những khó khăn hay trắc trở trong công việc của mình, Michael tâm sự

“Làm công việc này, tất nhiên, tôi từng gặp những kẻ tồi tệ nhất, như những kẻ buôn người và những kẻ xâm hại trẻ em. Nhưng cũng qua công việc, tôi khám phá ra nhiều điều tốt đẹp về con người. Đó là những gia đình đã làm tất cả những gì có thể để cứu cô con gái mất tích của họ, những em nhỏ, tưởng như đã đến tận cùng của bất hạnh, nhưng vẫn không ngừng ước mơ...

"Lập ra Rồng Xanh, tôi còn có dịp làm việc, với những người như Vị. Họ đã hy sinh nhiều để làm cho thế giới mỗi ngày thêm tốt đẹp hơn. Bởi vậy, với tôi, làm việc cùng Rồng Xanh chính là một đặc quyền, chứ không hẳn là hy sinh”.

Art therapy for trafficking survivors. Source: Blue Dragon

Còn Vị, chàng trai 32 tuổi này, nguyên cũng là trẻ đường phố, từng được Michael giúp đỡ, cho đi học tiếng Anh, học sử dụng máy tính. Sau đó, anh đi làm nhiều ngành nghề khác nhau, để rồi lại quay về làm việc cho Rồng Xanh.

Vị tâm sự: ““Tôi từng làm việc trong ngành nhà hàng - khách sạn được 6 năm. Ở đó, được làm bạn với những con người đến từ nhiều nơi trên thế giới. Tôi đã được tạo cơ hội để thăng tiến. Tôi từng được nhận giải Best Employee of the Year của công ty nữa. Nhưng tôi vẫn thấy chưa muốn dừng ở đó. Tôi cảm thấy tôi cần phải làm được nhiều hơn nữa và bởi vậy, tôi quay lại với Rồng Xanh như một cách trả lại cái ơn mà mình đã được nhận từ Rồng Xanh”.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Chủ Đề