Tóm tát nội dung phim thương nhớ ở ai

Thương nhớ ở ai - tác phẩm của đạo diễn Lưu Trọng Ninh và Bùi Thọ Bình có lẽ là bộ phim gây nhiều chú ý nhất trên sóng VTV thời gian vừa qua. Bên cạnh phần nội dung được đánh giá cao, tác phẩm chuyển thể từ tiếu thuyết Bến không chồng còn gây ồn ào với những việc như diễn viên nữ không mặc áo ngực, mâu thuẫn giữa các thành viên trong đoàn làm phim và đặc biệt là cảnh nóng giữa ông Vạn và Hạnh.

Lam Vissay - diễn viên Việt kiều đảm nhận vai ông Vạn có những chia sẻ thẳng thắn với phóng viên VTC News về cảnh nóng gây tranh cãi vừa qua.

- Cảnh nóng của anh và nữ diễn viên Trà My (- vai Hạnh) trong tập 31 phim "Thương nhớ ở ai" tạo nên nhiều ý kiến trái chiều trong khán giả. Có nhiều người cho rằng, cảnh đó hơi dung tục và phản cảm. Anh nghĩ sao về điều này?

Chắc chắn cảnh này hơi nhạy cảm. Nhưng điều này có trong tiểu thuyết của Dương Hương, nên đây chỉ là một câu chuyện, là một phần của phim Thương nhớ ở ai. Chúng tôi chỉ cho khán giả thấy một góc của cuộc sống. Đôi khi ngoài đời sự thật nhạy cảm hơn nhiều.

Còn theo ý kiến tôi, không nên để nhân vật Vạn ngủ với con nuôi của mình, dù say hay với bất cứ lý do gì.

Diễn viên Lâm Vissay

Còn theo ý kiến tôi thì không nên để nhân vật Vạn ngủ với con nuôi của mình, dù say hay bất cứ lý do gì đó.

- Không đồng ý với việc để nhân vật Vạn ngủ với Hạnh, vậy anh có trao đổi lại điều này với đạo diễn Lưu Trọng Ninh?

Một diễn viên chuyên nghiệp phải luôn luôn tìm hiểu và trao đổi nếu chưa hiểu hoặc không đồng ý với một ý tưởng trong kịch bản.

Với tôi, một đàn ông tử tế lại ngủ với con nuôi của mình là một hành động kinh khủng, thế nên không dễ mà diễn chân thực. Tôi không hiểu vì sao anh ta có thể làm thế được. 

Trước khi bước vào cảnh quay này, tôi phải trao đổi rất kỹ với đạo diễn Lưu Trọng Ninh. Về sau, tôi đồng ý với cách giải quyết là lúc này Vạn đang rất say. Bình thường Vạn không uống rượu nhưng ở thời điểm đó, anh quá đau khổ, tuyệt vọng.

Trong cơn say, Vạn nhìn Hạnh nhưng lại thấy hình bóng của cô Nhân - người mà anh yêu thương nhưng không thể đến được. Vạn hoàn toàn đánh mất sự tỉnh táo. Cả đời, Vạn phải giữ sự tử tế, không bao giờ được làm điều mình muốn về mặt tình cảm. Cuối cùng, anh ta thả lòng và ngủ với Hạnh.

Trước khi đóng mỗi cảnh nóng, tôi luôn tìm hiểu xem nó có thực sự cần thiết cho bộ phim hay không. Nếu quay chỉ để tạo ồn ào, tôi không nhận lời. Còn khi thực hiện rồi, tôi không nghĩ nhiều về nó nữa.

- Trà My nói rằng, nếu được diễn lại, cô sẽ không nằm im thụ động như thế. Còn với anh, nếu được làm lại, anh muốn có thay đổi gì không? 

Tôi luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành vai diễn. Tôi không thích nhìn lại quá khứ. Tôi chỉ nhìn hướng về phía trước.  

Tóm tát nội dung phim thương nhớ ở ai

Cảnh nóng gây ồn ào trong phim "Thương nhớ ở ai".

- Khi phim "Thương nhớ ở ai" lên sóng, nhiều khá giả bất ngờ với diễn xuất của anh. Điều gì khiến một Việt kiều, sống bên Đức từ nhỏ như anh có thể hóa thân vào vai một chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp rất thuyết phục?

Đầu tiên, cảm ơn khán giả dành nhiều tình cảm cho nhân vật Vạn và sự quan tâm dành cho tôi. Tôi cũng cảm ơn hai đạo diễn là anh Bùi Thọ Thịnh và anh Lưu Trọng Ninh vì tin tưởng tôi, giao cho tôi vai diễn này. Tôi cảm thấy thật sự may mắn khi được vào vai Vạn. 

Trước khi phim Thương nhớ ở ai bấm máy, tôi xem rất kỹ phiên bản điện ảnh của phim là Bến không chồng của đạo diễn Lưu Trọng Ninh. Tôi đọc kỹ kịch bản, trao đổi với hai đạo diễn và đặc biệt là học hỏi thêm kinh nghiệm từ những diễn viên gạo cội.

Kể từ khi vào nghề diễn cách đây 19 năm, tôi luôn tìm hiểu nghiêm túc về nhân vật mà mình đảm nhận. Khi đứng trước máy quay, tôi cố gắng hết sức để diễn chân thật và tự nhiên nhất. Tôi đã luôn nỗ lực hết mình để sống cùng với nhân vật.

- Những khó khăn của anh khi hóa thân vào nhân vật Vạn trong phim "Thương nhớ ở ai"?

34 tập phim là hành trình dài, phim được dựng trong 3 năm và quay trong liên 5 tháng. Ngoài việc phải học rất nhiều thoại, vấn đề ăn, ngủ cũng là một thử thách lớn đối với tôi vì phim chỉ quay ở quê.

Nhưng điều may mắn với tôi là có cơ hội được tiếp xúc với những người nông dân. Dù cuộc sống rất khó khăn nhưng họ vẫn luôn giữ được sự khiêm tốn và nụ cười chân thành. Tôi yêu những con người “một nắng hai sương, chân lấm tay bùn”.

Ngoài những khó khăn trên, có những việc mà tôi chưa từng làm bao giờ như bắt cá bằng lưới, đi cày, gặt lúa, dắt trâu, chơi với con ếch hoặc bắt con gà mái. Tôi không biết thực hiện những hành động này như thế nào. Trong quá trình quay, đạo diễn Lưu Trọng Ninh có nói: Em muốn bắt như thế nào thì bắt vì trong kịch bản, nhân vật Vạn cũng chưa từng làm điều đó bao giờ.

 - Trong phim, Vạn có mối quan hệ với rất nhiều phụ nữ. Vậy, nữ diễn nào để lại cho anh nhiều cảm xúc khi diễn cùng nhất? 

Tôi đều thích diễn cùng Hồng Kim Hạnh và Ngọc Anh. Hai bạn có nét riêng làm cho tôi cảm thấy diễn thoải mái và tự nhiên khi diễn cùng. Với Thanh Hương, tôi có dịp cộng tác cùng trong một số phim khác rồi. Tôi đánh giá cao diễn xuất tự nhiên, chuyên nghiệp và chân thật của cô ấy.

Tóm tát nội dung phim thương nhớ ở ai

 Diễn xuất của Lâm Vissay trong phim "Thương nhớ ở ai".

- Được biết, sau hơn 19 năm làm diễn viên, anh đang bắt tay vào thực hiện bộ phim cho riêng mình. Anh có thể chia sẻ về bộ phim này.

Cảm ơn bạn quan tâm. Sau hơn 19 năm đứng trước ống kính, tôi nghĩ mình có nhiều kinh nghiệm để chia sẻ nên muốn làm một thử thách mới.

Tôi vừa tham gia một cuộc thi phim mang tên 48 giờ, với yêu cầu, trong 2 ngày người tham gia phải viết kịch bản, quay và dựng một bộ phim ngắn hoàn chỉnh. Tác phẩm của tôi  mang tên là Un lock - Mở khoá. Hai diễn viên chính của phim là ca sĩ Đồng Lan và Huỳnh Tấn Long vừa nhận được đề cử Nữ/Nam diễn viên xuất sắc nhất của cuộc thi.

Xin cảm ơn anh!

Thu Giang

“Hoa gạo đỏ tháng ba
Và sóng sánh nơi bến chờ, bến đợi
Sông sâu, cây cầu chưa bắc
Em ngậm một mình, nước nhòa vỗ mặt
Trầu xanh chưa hái, cau đã úa vàng
Thêm một người sang, người không về bến
 
Nửa đời tìm kiếm mái chèo đa đoan
Nghìn dặm tơ vàng, ai người biết gỡ?”

Mình biết đến bộ phim “Thương nhớ ở ai” khi vô tình xem được MV Trầu không – OST của phim. Xem mà ngỡ ngàng vì cảnh làng quê Bắc Bộ ôi sao đẹp quá, một bộ phim truyền hình sao lại có những khung hình và thước phim đậm chất điện ảnh như thế này? Và ca từ, giai điệu bài hát như ai oán đến nao lòng.

Có rất nhiều lý do để bạn tìm xem “Thương nhớ ở ai” – bộ phim của đạo diễn Lưu Trọng Ninh kết hợp với đạo diễn Bùi Thọ Thịnh như:

  • Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết “Bến không chồng” của nhà văn Dương Hướng, xuất bản năm 1991.
  • Để phục dựng bối cảnh phim, đoàn làm phim phải đi qua 9 tỉnh với các vùng miền khác nhau.
  • Cảnh làng Đông trong phim được ghép từ hình ảnh của 18 ngôi làng khác nhau nằm trong khung cảnh non nước đá vôi như ở Tràng An, Ninh Bình.
  • Bộ phim được thực hiện kéo dài 3 năm, mất 1 năm đầu dể quay và 2 năm sau thực hiện hậu kỳ.
  • Có tới hơn 2.000 cảnh phim phải thực hiện VFX (kỹ xảo) cực kỳ kỳ công để loại bỏ các yếu tố hiện đại ở bối cảnh và phục dựng lại không khí làng quê Bắc Bộ những năm 1954 – 1975.

Để thấy được sự đầu tư quy mô của bộ phim và mức độ dụng tâm của đoàn làm phim như thế nào, mời bạn xem qua video clip hậu kỳ sau:

Vì đâu thương nhớ ở ai?

Nói đến tiểu thuyết “Bến không chồng” của nhà văn Dương Hướng, mình lại nhớ tới quãng thời gian học chuyên Văn những năm cấp ba, sống trong không khí đậm chất văn học và thi ca, trải dài từ thời phong kiến của văn học trung đại đến cận và hiện đại. “Bến không chồng” là quyển tiểu thuyết cô chủ nhiệm dạy Văn của mình rất tâm đắc, thường hay lấy ra viện dẫn trong các bài giảng của cô và khuyên học sinh nên tìm đọc để hiểu về thân phận người phụ nữ thời hậu chiến, về nỗi đau thương mất mát mà chiến tranh mang lại.

Tóm tát nội dung phim thương nhớ ở ai
Đạo diễn Lưu Trọng Ninh.

Năm 1991, đạo diễn Lưu Trọng Ninh chuyển thể tác phẩm “Bến không chồng” thành phiên bản điện ảnh và đưa bộ phim trở thành một tác phẩm đáng nhớ trong nền nghệ thuật thứ bảy của Việt Nam. Ông cũng tham gia đóng vai Vạn trong phim. Sau 15 năm, một lần nữa, đạo diễn Lưu Trọng Ninh lại kết hợp với đạo diễn Bùi Thọ Thịnh thổi hồn tác phẩm lên màn ảnh nhỏ với bộ phim truyền hình “Thương nhớ ở ai”, vốn kịch bản ban đầu có tên là “Bến tình”, nhưng ông sợ nhiều người liên tưởng tới tác phẩm điện ảnh “Bến không chồng” nên mới lấy tên một câu hát dân ca thành tên mới bộ phim. “Thương nhớ ở ai”, cái tên nghe bảng lảng mà cũng lắm nỗi u hoài.

Tóm tát nội dung phim thương nhớ ở ai

Có một điểm mà những ai học văn sẽ thấy thú vị, khi biết rằng đạo diễn Lưu Trọng Ninh chính là con trai của nhà thơ nổi tiếng Lưu Trọng Lư – một trong những người khởi xướng và tích cực cổ vũ cho phong trào Thơ Mới. Có mấy ai học Văn hay yêu Văn mà không biết đến những câu thơ bảng lảng như mây trời bay của Lưu Trọng Lư (được đưa vào sách Tiếng Việt theo chương trình giáo dục cũ):

“Em không nghe mùa thu 
Dưới trăng mờ thổn thức? 
Em không nghe rạo rực 
Hình ảnh kẻ chinh phu 
Trong lòng người cô phụ? 

Em không nghe rừng thu 
Lá thu kêu xào xạc 
Con nai vàng ngơ ngác 
Đạp trên lá vàng khô?”

Chính việc sống trong môi trường thơ văn và người cha là nhà thơ nổi tiếng đã hun đúc và nuôi dưỡng tình yêu làng quê Việt trong tâm hồn của cậu bé Lưu Trọng Ninh ngày xưa. Khi nhắc đến kỉ niệm thời thơ ấu, đạo diễn Lưu Trọng Ninh tâm sự: “Cứ đến mùa hè cha tôi lại đưa cả nhà lên một chiếc xe và đi khắp đất nước. Ông truyền cho chúng tôi yêu cái đẹp. Tôi cũng ảnh hưởng nhiều từ bố. Khi chuyển sang điện ảnh, cha không biết vì tôi là sinh viên Bách khoa. Sau khi đi bộ đội về tôi mới làm nghệ thuật. Nếu được chọn, tôi vẫn làm đạo diễn. Vì đây là một nghề cực kỳ lý thú và cho tôi rất nhiều điều”.

Tóm tát nội dung phim thương nhớ ở ai

Trong gần 10 năm đi qua những làng quê Việt Nam, những góc sân quê, cây đa, bến nước, mái đình đều in hằn trong tâm trí đạo diễn Lưu Trọng Ninh, khiến ông nhiều lần đau đáu phải thực hiện cho bằng được một bộ phim để đời về làng quê Bắc Bộ. Và có thể nói, “Thương nhớ ở ai” của ông xứng đáng là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc, một tượng đài nghệ thuật của phim truyền hình Việt về làng quê Bắc Bộ với hơn 2.000 cảnh quay đặc tả một cách chân thật về làng quê Việt Nam xưa.

Thê lương “Thương nhớ ở ai”

Bộ phim “Thương nhớ ở ai” lấy bối cảnh làng Đông thời hậu chiến những năm 1954 – 1975, anh bộ đội tên Vạn là một chiến sĩ Điện Biên trở về làng từ cuộc chiến tranh chống Pháp và trở thành người hùng của cả làng Đông. Cuộc chiến này chưa kết thúc, cuộc chiến khác đã kéo tới, làng Đông chứng kiến sự ra đi của từng lớp trai trẻ, bao lớp đàn bà tuổi xuân mơn mởn trở nên góa bụa, chiều chiều tụ tập lại ngồi bên bến không chồng, ngóng về phương xa nơi tiền tuyến đầy khói lửa, tên bay và đạn lạc để chờ tin chồng như những hòn vọng phu.

Tóm tát nội dung phim thương nhớ ở ai

Cả làng Đông vắng bóng đàn ông, bên trong vẻ yên bình ấy là những đợt sóng ngầm dữ dội từ những phận người éo le. Xem phim mà khán giả không thể tránh khỏi cảm giác ngột ngạt đến tức thở một cách tức tưởi trước những định kiến hà khắc của thời kỳ hậu chiến, từ cảnh đấu tố ruộng đất giai cấp địa chủ bị xử bắn, con nhà địa chủ thì bị cả làng hắt hủi xa lánh, chửa hoang thì bị cạo đầu bôi vôi thả bè trôi sông, nửa đêm trai gái ăn cơm trước kẻng tự tình với nhau thì cả làng sẽ cầm xoong cầm nồi ra khua gõ inh ỏi cả lên, đàn bà chồng chết thì phải thờ chồng không được tái giá với ai, phường ca nương ả đào thì bị thiên hạ xem thường, mối thù của hai dòng họ khiến con cháu hai họ không được phép yêu và lấy nhau v.v.

Tóm tát nội dung phim thương nhớ ở ai

Những câu chuyện tưởng chừng chỉ có trên tiểu thuyết của văn học thời kì trước lần lượt được tái hiện sống động trong “Thương nhớ ở ai”, khiến những lớp trẻ 8x hay 9x xem phim cũng phải thấy ngỡ ngàng vì không ngờ có một thời kỳ, ông bà ta đã phải sống bi ai đến thế, và cảm thấy may mắn biết nhường nào khi chúng ta đang sống trong thời bình. Bởi mấy ai đong đếm được, nước mắt của đàn bà làng Đông bao đêm vẫn chảy ngược vào trong, khi nghe tin chồng mất, con mất, rồi những lần tuyển quân đưa con ra trận, mẹ không dám đi tiễn con vì biết rằng ngày tiễn con đi cũng chính là ngày cuối, vì có mấy ai may mắn trở về được trong tên bay đạn lạc của chiến tranh?

Điểm cộng đầu tiên của “Thương nhớ ở ai” là dàn diễn viên hết sức xuất sắc, dù đa số toàn những gương mặt mới toanh ở thời điểm phim khởi quay năm 2014 (và các bạn có thể tưởng tượng diễn viên phải chờ đợi 2 năm sau mới được xem tác phẩm của mình trên màn ảnh nhỏ). Do bối cảnh làng quê Việt Nam thời xưa, nên các diễn viên nữ trong phim đều phải để mặt mộc không trang điểm và bận áo yếm không nội y bên trong. Đây cũng là một chủ đề gây tranh cãi rình rang một thời gian khi phim vừa mới công chiếu.

Tóm tát nội dung phim thương nhớ ở ai

Điểm cộng thứ hai là âm nhạc của phim hết sức kì công. Trong quá trình làm phim, đoàn làm phim phải thay đến 4 nhạc sĩ, tới nhạc sĩ thứ 5 – nhạc sĩ Nguyễn Quang Hưng mới được chọn, một người đã có bề dày làm nhạc phim cho nhiều bộ phim về làng quê nổi tiếng như “Ma làng” hay “Gió làng kình”. “Thương nhớ ở ai” sử dụng rất nhiều chất liệu âm nhạc truyền thống trong phim từ ca trù, chèo, chầu văn, hát xẩm, hát ru, độc tấu đàn bầu… Đặc biệt, phim không thuê các ca sĩ chuyên hát nhạc dân tộc để lồng tiếng mà các diễn viên trong phim phải tự hoàn toàn thể hiện. Như vai Nương do diễn viên Thanh Hương thủ vai phải mất 3 tháng trời theo học NSƯT Bạch Vân để học cách hát cho đúng, gõ phách cho chuẩn một làn điệu ca trù. Hay diễn viên Vân Anh đóng vai Thủy – Thị Mầu cũng phải thể hiện phần hát chèo của một cô gái có mẹ là người hát hay nhất làng Đông.

Đau đớn thay phận đàn bà

Có một phân cảnh trong phim, khi chị Hơn đang đi làm đồng với Nương, mới đọc 2 câu thơ Kiều ngày xưa bà chị hay đọc cho nghe:

“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Tóm tát nội dung phim thương nhớ ở ai

Những thân phận phụ nữ của làng Đông đều là những nhân vật điển hình được xây dựng tính cách điển hình đúng thủ pháp văn học đặc trưng.

1. Chị Hơn

Tóm tát nội dung phim thương nhớ ở ai

Chị Hơn là vợ anh Hớn, con dâu của ông Hào vốn là một địa chủ đã bị đấu tố, cũng là người được mệnh danh đẹp nhất làng Đông. Anh Hớn là con địa chủ, bị xếp vào giai cấp tư sản cũng bị xử bắn. Chị Hơn sống cùng với thằng Tốn con chị, cả đời ra đường không dám ngẩng mặt lên mà đi vì luôn bị dân làng ghẻ lạnh, xa lánh do bị xếp vào thành phần địa chủ tư sản. Nhân vật Hơn do diễn viên Hồng Kim Hạnh thủ vai, điều thú vị là chị này vốn là người Nam ra Bắc để tham gia đóng phim theo lời mời của đạo diễn Lưu Trọng Ninh. Ban đầu diễn viên Kim Hạnh được chọn vào vai Hạnh nhưng sau khi casting thì được chọn vào vai Hơn.

Tóm tát nội dung phim thương nhớ ở ai

Nếu không biết thông tin hậu trường phim thì khi xem “Thương nhớ ở ai”, khó ai nhận ra Hơn vốn là một người rặt miền Nam. Cái vai diễn nó lận vào người, cuộc đời của diễn viên Hồng Kim Hạnh trong thực tế cũng lắm nỗi đoạn trường éo le, khi cô vốn là tiểu thư con nhà giàu có, con nhà đại gia nhưng gia đình gặp nhiều biến cố. Cha cô liên tục thất bại trên thương trường và qua đời, để lại mình cô phải gồng gánh mưu sinh lo cho mẹ và em trai. Vai diễn Hơn của chị phần nào cũng lột tả được vai diễn cuộc đời mà diễn viên Hồng Kim Hạnh bên ngoài phải gánh chịu.

Tóm tát nội dung phim thương nhớ ở ai

Một diễn viên nhí rất xuất sắc trong phim có thể kể đến là Tốn, con của chị Hơn. Thằng Tốn lúc bé có ánh mắt xoáy sâu vào người nhìn, nói câu nào là đau lòng người lớn câu đó. Bé đóng vai này diễn xuất đạt cực kì, lúc khóc thì ai cũng thấy thương, mà lúc buồn thì ai cũng thấy tội.

2. Cô Nương

Nương là nhân vật phụ nữ cá tính thần thái xuất thần trong phim, vốn là cô ả đào ca nương từ Hà Nội tìm lại về làng sinh sống, cô mang theo bộ môn hát ca trù về mê hoặc đến ma mị tất cả con trai làng Đông. Trong khi cô gái làng Đông nào cũng áo yếm váy đụp, cô Nương bận áo dài the cốt cách quý tộc sang chảnh bước đi thướt tha trên triền đồi vừa đi vừa hát.

Tóm tát nội dung phim thương nhớ ở ai

Nương cũng là nhân vật dám đứng lên đấu tranh chống lại những hủ tục lề thói và định kiến cố hữu của người làng Đông, khi cô sẵn sàng cưu mang Liễu – nhân vật chửa hoang bị thả bè trôi sông, hay dám thách cả đám cán bộ xã cấm cô hát, và oang oang chửi thẳng vào đám đàn bà dở hơi rửng mỡ làng Đông suốt ngày đi rình rập chuyện đời tư người khác. Và cô Nương cũng là người đàn bà duy nhất khiến ông Đột – chủ tịch xã bất chấp tất cả từ cái chức chủ tịch xã, tới hi sinh cả thể diện, tính mạng hay cải đạo để đổi lấy tình yêu của cô Nương.

Tóm tát nội dung phim thương nhớ ở ai

Chuyện tình của ông Đột và cô Nương nhiều đời sau vẫn truyền lại là chuyện tình đẹp nhất làng Đông, nhưng cũng lắm nỗi oán hờn cay đắng tréo ngoe. Xem phim buồn nhất là những đêm tối, cô Nương ngồi ở nhà ngồi hát ca trù như ai oán. Tiếng ca của cô vang khắp làng Đông, len lỏi vào từng mái nhà, từng trái tim của những người phụ nữ trong làng để làm họ không khỏi thổn thức: “Cái tình là cái chi chi…?”

3. Chị Nhân

Chị Nhân là một nhân vật điển hình và tiêu biểu thời hậu chiến, vợ liệt sĩ ở nhà thờ chồng nuôi ba đứa con khôn lớn. Chị Nhân được mệnh danh là người hiền nhất làng Đông, trước đây cũng là người con gái hát hay nhất làng Đông. Con gái làng Đông ai cũng hát hay, nhưng từ khi lấy chồng, mất chồng, ai đều cũng lặng im tiếng hát, chỉ còn lại tiếng ru bọn nhỏ những đêm trường.

Tóm tát nội dung phim thương nhớ ở ai

Drama trong “Thương nhớ ở ai” là chuyện tình giữa chị Nhân và ông Vạn. Cả hai vốn là nhân tình thuở còn xanh, nhưng vì mối thù giữa hai dòng tộc mà cả hai không đến được với nhau, anh Vạn phẫn uất tới mức nhảy sông tự tử vì tình, sau đó không chết mới bỏ đi bộ đội. Đến khi trở về, dù chị Thân đã là gái góa, nhưng chính cái định kiến xã hội khắc nghiệt khiến cả hai không bao giờ đến được với nhau dù vẫn còn tình cảm với nhau.

Tóm tát nội dung phim thương nhớ ở ai

Rồi những đứa con trai của chị Nhân cũng lần lượt đi lính và không trở về. Mỗi lần nghe tin báo tử của con, chị Nhân như đứt từng khúc ruột. Chị ngã gục xuống bên ong nuôi tằm, nước mắt nuốt ngược vào trong, tới cái Hạnh con chị cũng phải thổn thức:

“Chiến tranh tước đoạt dần những người thân của tôi, lại còn tước cả cái quyền khi đau người ta không được khóc.”

Những phân đoạn chị Nhân xuất hiện đều là các phân cảnh rất đẹp của người vợ, người mẹ hiền, khi chị ngồi bắt chấy cho con, chị ngồi thổi cơm, chị cho tằm ăn, chị ngồi bên khung cửi dệt tơ tằm. Chuyện trồng dâu nuôi tằm cũng được đạo diễn tái hiện qua cuộc sống sinh hoạt của chị Nhân rất sống động.

4. Thị Mầu

Phần đất cuối cùng mình xin dành cho Thị Mầu – một nhân vật tuy chỉ xuất hiện ngắn ngủi qua vài tập phim nhưng sự ra đi của chị để lại không ít tiếc thương cho người làng Đông. Thị Mầu tên là Thủy, con vợ lẻ của ông địa chủ Hào, cô ruột của thằng Tốn. Thủy từ thành phố về làng Đông theo tâm nguyện của mẹ để trở về, sinh sống và chết đi trên làng Đông. Bà Lài mẹ Thủy lúc xưa vốn là người con gái hát hay nhất làng Đông, khi bà đi thì chị Nhân mới soán ngôi ấy, nên Thủy ngay từ nhỏ cũng được mẹ dạy cho hát.

Tóm tát nội dung phim thương nhớ ở ai

Nickname Thị Mầu xuất phát từ vở chèo “Quan Âm Thị Kính” mà cô đóng vai Thị Mầu tập cùng chi đoàn ở làng. Thủy là một phiên bản trẻ của Nương, khi lẳng lơ, ăn nói đốp chát và chả xem mấy lão cán bộ xã ra cái đinh gì. Khi về làng Đông, cô sống trong một cái lò gạch cũ, đợt ấy lũ trai làng Đông sắp phải ra quân đi chiến trận, nên tối đến hay tụ tập ở cái lò gạch đốt lửa nghe cô hát. Trong thâm tâm, cô muốn hát tiễn đưa lũ thanh niên trai tráng trong làng, vì biết rằng còn mấy dịp chúng sẽ được nghe hát như thế, nhưng lại bị điều tiếng người làng Đông mắng rằng cô lẳng lơ đĩ thỏa dụ dỗ trai làng.

Tóm tát nội dung phim thương nhớ ở ai

Sự ra đi của Thủy để bảo vệ cho trinh tiết của mình là một nỗi đau tức tưởi và ai oán bao trùm lên khắp làng Đông rất nhiều năm sau đó.

***********

Lần đầu tiên khi xem “Thương nhớ ở ai”, mình mới được mục sở thị cây gạo và hoa gạo ra làm sao, vì trước giờ chỉ được nghe qua câu ca dao hoa gạo tháng ba. Rồi những cây đa, bến nước, sân đình trong ca dao và văn học dân gian như bước ra từ câu chữ, từ trang giấy mà hiện hình sống động trên màn ảnh nhỏ qua “Thương nhớ ở ai”.

Có rất nhiều nỗi buồn và nước mắt sẽ đeo đuổi khán giả xuyên suốt bộ phim, mà mãi về sau, chúng ta vẫn sẽ nhớ hoài cái làng Đông bình yên ngày ấy có những người đàn bà chiều chiều ra bến không chồng ngóng đợi ai.

Xem phim tại đây

Tóm tát nội dung phim thương nhớ ở ai
Nếu bạn thấy nội dung bài viết hữu ích và giá trị, bạn có thể ủng hộ Chơn Linh để tác giả có thêm động lực chia sẻ nhiều hơn:

📖Ủng hộ tác giả
(Subscribe blog để nhận bài mới hằng tuần qua email)