Tóm tắt sự hình thành và phát triển tâm lý

Loài người ra đời trên Trái Đất này mới được khoảng 10 vạn năm – con người trí khôn có một cuộc sống có lí trí, tuy buổi đầu còn rất sơ khai, mông muội.

Trong các di chỉ của người nguyên thuỷ, người ta thấy những bằng cứ chứng tỏ đã có quan niệm về cuộc sống của “hồn”, “phách” sau cái chết của thể xác. Trong các bản văn tự đầu tiên từ thời cổ đại, trong các kinh ở ấn Độ đã có những nhận xét về tính chất của “hồn”, đã có những ý tưởng tiền khoa học về tâm lý.

– Khổng Tử (551 – 479 TCN) nói đến chữ “tâm” của con người là “nhân, trí, dũng”, về sau học trò của Khổng Tử nêu thành “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”.

– Nhà hiền triết Hi Lạp cổ đại là Xôcrát (469 – 399 TCN) đã tuyên bố câu châm ngôn nổi tiếng “Hãy tự biết mình”. Đây là một định hướng có giá trị to lớn cho tâm lý học: con người có thể và cần phải tự hiểu biết mình, tự nhận thức, tự ý thức về cái ta.

Người đầu tiên hbn về tâm hồn” là Arixtốt (384 – 322 TCN). ông là một trong những người có quan điểm duy vật về tâm hồn con người. Arixtốt cho rằng, tâm hồn gắn liền với thể xác tâm hồn có ba loại:

+ Tâm hồn thực vật có chung ở người và động vật làm chức năng dinh dưỡng (còn gọi là “tâm hồn dinh dưỡng”).

+ Tâm hồn động vật có chung ở người và động vật làm chức năng cảm giác, vận động (còn gọi là htm hồn cảm giác”).

+ Tâm hồn trí tuệ chỉ có ở người (còn gọi là “tâm hồn suy nghĩ”).

Quan điểm của Arixtốt đối lập với quan điểm của nhà triết học duy tâm cô đại Phlatong (428 – 348 TCN). Phlatongcho rằng, tâm hồn là cái có trước, thực tại có sau, tâm hồn do Thượng đế sinh ra. Tâm hồn trí tuệ nằm ở trong đầu, chỉ có ở giai cấp chủ nô, tâm hồn khát vọng nằm ở bụng và chỉ có ở tầng lớp nô lệ.

Đối lập với quan điểm duy tâm thời cổ đại về tâm hồn là quan điểm của các nhà triết học duy vật như: Thalet (thế kỉ thứ VII -V TCN); Anaxứimn (thế kỉ V TCN), Hêrachlít (thế kỉ VI – V TCN)… cho rằng tâm lý, tâm hồn cũng như vạn vật đều được cấu tạo từ vật chất như: nước, lửa, không khí, đất. Còn Đêmôcrít (460 -370 TCN) cho rằng tâm hồn do nguyên tử cấu tạo thành, trong đó “nguyên tử lửa” là nhân tố tạo nên tâm lý. Thuyết ngũ hành coi kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ tạo nên vạn vật trong đó có cả tâm hồn.

Các quan điểm duy vật và duy tâm luôn đấu tranh mãnh liệt xung quanh mối quan hệ vật chất và tinh thần, tâm lý và vật chất.

1.2. Những tư tưởng tâm lý học từ nửa đầu thế kỉ XIX trở về trước

– Trong suốt thời kì trung cổ, tâm lý học mang tính chất thần bí – bản thể huyền bí. Nghiên cứu về cuộc sống tâm hồn bị quy định bởi các nhiệm vụ thần học, do vậy mọi kết quả nghiên cứu chỉ nhằm xem tâm hồn người sẽ phải đưa tới xứ sở của sự hưng thịnh như thế nào?

– Thuyết nhị nguyên: R. Đềcác (1596 – 1650) đại diện cho phái nhị nguyên luận” cho rằng vật chất và tâm hồn là hai thực thể song song tồn tại. Đềcác coi cơ thể con người phản xạ như một chiếc máy Còn bản thể tinh thần, tâm lý của con người thì không thể biết được. Song Đề các cũng đã đặt cơ sở đầu tiên cho việc tìm ra cơ chế phản xạ trong hoạt động tâm lý.

Sang thế kỉ XVIII, tâm lý học bắt đầu có tên gọi. Nhà triết học Đức Vôn Phơ đã chia nhân chủng học (nhân học) ra thành hai thứ khoa học, một là khoa học về cơ thể, hai là tâm lý học. Năm 1732, ông xuất bản cuốn “Tâm lý học kinh nghiệm”. Sau đó 2 năm (1734) ra đời cuốn “Tâm lý học lí trí”. Thế là tâm lý học” ra đời từ đó.

– Các thế kỉ XVII – XVIII – XIX cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và duy vật xung quanh mối quan hệ giữa tâm và vật.

+ Các nhà triết học duy tâm chủ quan như Béccơli (1685 – 1753), E. Makhơ (1838 – 1916) cho rằng thế giới không có thực, thế giới chỉ là “phức hợp các cảm giác chủ quan” của con người. Còn D. Hium (1711 – 1776) coi thế giới chỉ là những “kinh nghiệm chủ quan”. Nguồn gốc của kinh nghiệm là do đâu? Hium cho rằng con người không thể biết. Vì thế, người ta vẫn coi Hium thuộc vào phái bất khả tri.

Học thuyết duy tâm phát triển tới m ức độ cao thể hiện ở “ý niệm tuyệt đối” của Hêghen.

+ Thế kỉ XVII – XVIII – XIX, các nhà triết học và tâm lý học phương Tây đã phát triển chủ nghĩa duy vật lên một bước cao hơn: Spinôda (1632 – 1667) coi tất cả các vật chất đều có tư duy, Lametri (1709 – 1751) một trong các nhà sáng lập ra chủ nghĩa duy vật Pháp thừa nhận chỉ có cơ thể mới có cảm giác; còn Canbanic (1757 – 1808) cho rằng não tiết ra tư tưởng, giống như gan tiết ra mật.

L. Phơbách (1804 – 1872) nhà duy vật lỗi lạc bậc nhất trước khi chủ nghĩa Mác ra đời, khẳng định: Tinh thần, tâm lý không thể tách rời khỏi não người, nó là sản vật của thứ vật chất phát triển tới mức độ cao là bộ não.

Đến nửa đầu thế kỉ XIX có rất nhiều điều kiện để tâm lý học trưởng thành, tự tách ra khỏi mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ vào triết học với tư cách là một bộ phận, một chuyên ngành của triết học.

1.3. Tâm lý học trở thành một khoa học độc lập

– Từ đầu thế kỉ XIX trở đi, nền sản xuất thế giới đã phát triển mạnh, thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng của nhiều lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, tạo điều kiện cho tâm lý học trở thành một khoa học độc lập Trong đó phải kể tới thành tựu của các ngành khoa học có liên quan như: thuyết tiến hoá của S. Đácuyn (1809 – 1882) nhà duy vật Anh, thuyết tâm sinh lí học giác quan của Hemhôn (1821 – 1894) người Đức, thuyết tâm – vật lí học của Phécne (1801 – 1887) và Vêbe (1795 – 1878) cả hai đều là người Đức, tâm lý học phát sinh của Gantôn (1822 – 1911) người Anh, và các công trình nghiên cứu về tâm thần học của bác sĩ Sáccô (1875 -1893) người Pháp…

– Thành tựu của chính khoa học tâm lý lúc bấy giờ, cùng với thành tựu của các lĩnh vực khoa học nói trên là điều kiện cần thiết giúp cho tâm lý học đã đến lúc trở thành khoa học độc lập. Đặc biệt trong lịch sử tâm lý học, một sự kiện không thể không nhắc tới là vào năm 1879, nhà tâm lý học Đức Vuntơ (1832 -1920) đã sáng lập ra phòng thí nghiệm tâm lý học đầu tiên trên thế giới tại thành phố Laixic. Và một năm sau đó trở thành Viện Tâm lý học đầu tiên của thế giới, xuất bản các tạp chí tâm lý học. Từ vương quốc của chủ nghĩa duy tâm, coi ý thức chủ quan là đối tượng của tâm lý học và con đường nghiên cứu ý thức là các phương pháp nội quan, tự quan sát, Vuntơ đã bắt đầu chuyển sang nghiên cứu tâm lý, ý thức một cách khách quan bằng quan sát, thực nghiệm, đo đạc…

– Để góp Phần tấn công vào chủ nghĩa duy tâm, đầu thế kỉ XX các dòng phái tâm lý học khách quan ra đời, đó là: tâm lý học hành vi, tâm lý học Gestalt, phân tâm học. Trong thế kỉ XX còn có những dòng phái tâm lý học khác có vai trò nhất định trong lịch sử phát triển khoa học tâm lý hiện đại như dòng phái tâm lý học nhân văn, tâm lý học nhận thức. Và nhất là sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 thành công ở Nga, dòng phái tâm lý học hoạt động do các nhà tâm lý học Xô viết sáng lập đã đem lại những bước ngoặt lịch sử đáng kể trong tâm lý học.

Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nhà Xuất bản Đại học Sư Phạm, 2007

Sưu tầm

2. Các thời kì phát triển tâm lý 2.1. Các thời kì phát triển cảm giác, tri giác, tư duy Thời kì cảm giác: Đầu tiên trong phản ánh TL Xuất hiện ở động vật không xương sống Thời kì tri giác: Cách đây 300- 350 triệu năm Xuất hiện ở loài cá, lưỡng cư, bò sát, chim động vật có vú Thời kì tư duy: Tư duy bằng tay cách đây khoảng 10 triệu năm ở người Tư duy ngôn ngữ

Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương III: Sự hình thành và phát triển tâm lý- Ý thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

TÂM LÝ HỌC ICHƯƠNG IIISỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ- Ý THỨCChương III. Sự hình thành và phát triển tâm lý- ý thức *I. Sự nảy sinh và phát triển tâm lýTiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lýSự nảy sinh và phát triển tâm lý gắn với sự sống (Ra đời cách đây 2.500 triệu năm).Chương III. Sự hình thành và phát triển tâm lý- ý thức *THẾ GIỚI SINH VẬTTính nhạy cảmMầm sống đầu tiên600 triệu nămTính chịu kích thíchCó tínhPhản ánh tâm lý nảy sinhCơ sởTính cảm ứngCao hơnCao hơnChương III. Sự hình thành và phát triển tâm lý- ý thức *Chương III. Sự hình thành và phát triển tâm lý- ý thức *2. Các thời kì phát triển tâm lý2.1. Các thời kì phát triển cảm giác, tri giác, tư duyThời kì cảm giác:Đầu tiên trong phản ánh TLXuất hiện ở động vật không xương sốngThời kì tri giác:Cách đây 300- 350 triệu nămXuất hiện ở loài cá, lưỡng cư, bò sát, chim động vật có vúThời kì tư duy:Tư duy bằng tay cách đây khoảng 10 triệu năm ở ngườiTư duy ngôn ngữChương III. Sự hình thành và phát triển tâm lý- ý thức *2.2. Các thời kì bản năng, kỹ xảo và trí tuệThời kì bản năng:Xuất hiện từ loài côn trùngHành vi bẩm sinh mang tính di truyềnỞ người cũng có bản năngThời kì kỹ xảo:Hình thành sau bản năngCá thể tự tạo bằng cách luyện tập lặp đi lặp lạiKỹ xảo so với bản năng có tính mềm dẻo và khả năng biến đổi lớnThời kì hành vi trí tuệ:Do cá thể tự tạo trong quá trình sốngHành vi trí tuệ của con người gắn liền với ngôn ngữ, là hành vi có ý thứcChương III. Sự hình thành và phát triển tâm lý- ý thức *II. Các giai đoạn phát triển tâm lý người 1. Khái niệm phát triển tâm lý (phương diện cá thể) Là một quá trình chuyển đổi liên tục từ cấp độ này sang cấp độ khác. Ở mỗi cấp độ lứa tuổi, sự phát triển tâm lý đạt tới một chất lượng mới và diễn ra theo các quy luật đặc thù.Chương III. Sự hình thành và phát triển tâm lý- ý thức *2. Các giai đoạn phát triển tâm lý về phương diện cá thểGiai đoạn sơ sinh, hài nhiGiai đoạn tuổi nhà trẻ 1- 2 tuổi  Giai đoạn tuổi mẫu giáo 3- 5 tuổiChương III. Sự hình thành và phát triển tâm lý- ý thức *2. Các giai đoạn phát triển tâm lý về phương diện cá thểGiai đoạn tuổi đi học 6- 18 tuổi  Giai đoạn thanh niên, sinh viên 19- 25 tuổiGiai đoạn tuổi trưởng thành 25 tuổi trở đi  Giai đoạn tuổi già 55- 60 tuổi trở điChương III. Sự hình thành và phát triển tâm lý- ý thức *III. Sự hình thành và phát triển ý thức 1. Khái niệm ý thứcÝ thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở người, là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu được trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan.Đây có phải là biểu hiện của hành động có ý thứcChương III. Sự hình thành và phát triển tâm lý- ý thức *2. Cấu trúc của ý thứcCẤU TRÚC CỦA Ý THỨCMặt nhận thức- Cảm tính- Lý tínhMặt năng động của ý thứcMặt thái độ của ý thứcChương III. Sự hình thành và phát triển tâm lý- ý thức *3. Các cấp độ ý thức 3.1. Cấp độ chưa ý thứcVô thức: là những hành động không có sự kiểm soát của ý thức hay sự kiểm soát chưa hoàn toàn của ý thức do bệnh tật, do tính tự kiềm chế kém hoặc do chưa nhận thức đầy đủ về công việc mình làm.Các loại vô thức:Tự nhiên: Hoang tưởng  Nhân tạo: Thôi miên, ám thịChương III. Sự hình thành và phát triển tâm lý- ý thức * 3.2. Cấp độ ý thức, tự ý thứcCấp độ ý thức: con người nhận thức, tỏ thái độ có chủ tâm và dự kiến trước hành vi của mình, từ đó kiểm soát và làm chủ hành vi  hành vi trở nên có ý thức.Cấp độ tự ý thức: là ý thức về mình, có nghĩa là khi bản thân trở thành đối tượng “mổ xẻ”, phân tích, lý giải3.3. Cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thểChương III. Sự hình thành và phát triển tâm lý- ý thức *IV. Chú ý- điều kiện của hoạt động có ý thức 1. Khái niệm chú ýChú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật, hiện tượng để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh và tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.Chương III. Sự hình thành và phát triển tâm lý- ý thức *2. Các loại chú ý 2.1. Chú ý không chủ định: là loại chú ý không có mục đích đặt ra từ trước, không cần sự nỗ lực, cố gắng của bản thân.ĐẶC ĐIỂM CỦA KÍCH THÍCHĐộ mới lạ của kích thíchCường độ kích thíchĐộ hấp dẫn, ưa thíchTính tương phản của kích thíchChương III. Sự hình thành và phát triển tâm lý- ý thức *2.2. Chú ý có chủ định: là loại chú ý có mục đích định trước và có sự nỗ lực cố gắng của bản thân.Đặc điểm của chú ý có chủ định:Có đề ra mục đích, nhiệm vụ, kế hoạch và biện pháp chú ýCó tính chất bền vữngCó sự nỗ lực ý chíChương III. Sự hình thành và phát triển tâm lý- ý thức *2.3. Chú ý sau chủ định: là loại chú ý vẫn là chú ý có chủ định, nhưng sau đó do hứng thú với hoạt động mà chủ thể không cần nỗ lực ý chí vẫn tập trung vào đối tượng hoạt động.Chương III. Sự hình thành và phát triển tâm lý- ý thức *3. Các thuộc tính cơ bản của chú ýCÁC THUỘC TÍNH CỦA CHÚ ÝSức tập trung của chú ýSự bền vững của chú ýSự phân phối của chú ýSự di chuyển của chú ý