Trao đổi với bạn: ở thành phố hay ở nông thôn thích hơn vì sao

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Đọc lại bài Cái gì quý nhất?

Cái gì quý nhất?

Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất.

Hùng nói: "Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?"

Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước. Quý vội reo lên: "Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì! Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!"

Nam vội tiếp ngay: "Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc!"

Cuộc tranh luận thật sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai. Hôm sau, ba bạn đến nhờ thầy giáo phân giải.

Nghe xong, thầy mỉm cười rồi nói:

- Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đã qua thì không ai lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ? Đó chính là người lao động các em ạ. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi.

TRỊNH MẠNH

Câu 2

Cùng nhau hỏi – đáp theo các câu hỏi dưới đây:

1) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề gì? Mỗi bạn nêu ý kiến thế nào?

M: - Hùng nói rằng quý nhất là ... vì ...

2) Thầy giáo muốn thuyết phục Quý, Hùng, Nam công nhận điều gì? Thầy đã giải thích như thế nào?

3) Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận thế nào?

Phương pháp giải:

- Thầy có tôn trọng ý kiến của Hùng, Quý, Nam không? Chi tiết nào cho thấy điều đó?

- Thầy có ý kiến riêng không? Ý kiến của thầy là gì?

- Lí lẽ thầy đưa ra có gì thuyết phục?

- Lời lẽ của thầy ôn tồn hay gay gắt?

Lời giải chi tiết:

1) Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề: Cái gì quý nhất?

- Hùng cho rằng lúa gạo là quý nhất vì có lúa gạo, có thứ để ăn thì mới sống được.

- Quý cho rằng vàng là quý nhất, vì mọi người thường nói quý như vàng, có vàng là có tiền, có tiền thì sẽ mua được lúa gạo.

- Nam cho rằng quý nhất là thì giờ, vì thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng, có thì giờ thì mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc

2) - Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận rằng: Người lao động là quý nhất

- Thầy đã lập luận như sau:

Lúa gạo, vàng, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua vô vị.

3) Cách nói của thầy giáo thể hiện thái độ tranh luận rất tôn trọng người đối thoại và đưa ra lập luận vừa có tình lại vừa có lí:

- Khẳng định cái đúng của ba HS (Lập luận có tình – tôn trọng ý kiến người đối thoại): Lúa, gạo, vàng, thì giờ đều rất quý, nhưng chưa phải là quý nhất.

- Nêu ra ý kiến mới sâu sắc hơn (lập luận có lí): Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. Vì vậy, người lao động là quý nhất.

Câu 3

Tập thuyết trình, tranh luận:

Hãy đóng vai một trong ba bạn (Hùng, Quý, Nam) nêu ý kiến tranh luận bằng cách mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng để lời tranh luận thêm sức thuyết phục.

M: (Hùng) Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Lúa gạo quý như vàng. Trong bài Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã gọi hạt gạo là “hạt vàng làng ta”. Lúa gạo nuôi sống tất cả mọi người. Có ai trong chúng ta không ăn mà sống được đâu?...

Phương pháp giải:

Dưới đây là một số câu nói cho thấy thóc gạo, vàng bạc, thời gian rất quý:

- Hạt gạo là hạt ngọc của đất,…

- Quý như vàng, hiếm như vàng, đắt như vàng,..

- Thời gian quý hơn vàng, thời gian trôi qua không bao giờ trở lại,…

Lời giải chi tiết:

- Hùng: Theo mình cái quý nhất trên đời là lúa gạo. Ông cha mình thường nói “Có thực mới vực được đạo”, không có lúa gạo con người sẽ bị cái đói hành hạ đến chết, cuối cùng sẽ chẳng làm được gì, cũng không để lại được điều gì ý nghĩa cho đời.

- Quý: Điều Hùng nói rất có lý, lúa gạo đúng là rất quý nhưng vẫn chưa phải quý nhất. Theo mình vàng mới là quý nhất. Người xưa từng nói “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo, chẳng phải lo chết đói. Lại có thể mua được rất nhiều thứ khác mình mong muốn và làm được rất nhiều việc khác.

- Nam: Theo tớ thì quý nhất là thì giờ. Hôm nay cậu chăm chỉ, cần cù cậu có thể làm ra lúa gạo. Nếu cậu biết buôn bán cậu sẽ có tiền, có vàng. Nhưng cậu thử nghĩ mà xem, thì giờ mới là thứ đáng quý nhất. Có thì giờ thì cậu mới có thể làm ra lúa gạo, vàng bạc. Lúa gạo, vàng bạc mất đi rồi sẽ lại có lại nhưng thì giờ thì không, cậu đã bỏ lỡ thì sẽ mất.

1) viết đoạn văn bằng tiếng anh về cuộc sống ở nông thôn

2) Bạn thích cuộc sống ở nông thôn hay thành phố ? Vì sao? ( Nêu thuận lợi và bất lợi ở nông thôn hoặc thành phố) ( viết thành 1 đoạn văn )

CÁC BẠN GIÚP MÌNH VỚI Ạ MÌNH ĐANG CẦN GẤP!!!THANKS!!!

147 lượt xem

4. Trao đổi với bạn: Ở thành phố nay ở nông thôn thích hơn? Vì sao?

Bài làm:

Ví dụ mẫu:

Mình thích ở nông thôn hơn ở thành phố. Nông thôn có không khí trong lành, cây cối xanh mát, đường sá rộng rãi. Phong cảnh làng quê thật đẹp. Ngày nghỉ, mình có thể cùng các bạn đá bóng, chơi thả diều, tắm sông thật là vui.

Hoặc:

Mình thích ở thành phố hơn ở nông thôn. Thành phố có nhiều người, có xe cô đi lại đông đúc, có nhiều khu vui chơi giải trí hiện đại. Thành phố có nhiều trường lớn, có nhiều trang thiết bị học tập hiện đại mà ở nông thôn không có.

Cập nhật: 07/09/2021

Home/Giáo dục/Trao đổi với bạn: Ở thành phố nay ở nông thôn thích hơn? Vì sao

Giáo dục

Related Articles

4. Trao đổi với bạn: Ở thành phố nay ở nông thôn thích hơn? Vì sao?


Ví dụ mẫu:

Mình thích ở nông thôn hơn ở thành phố. Nông thôn có không khí trong lành, cây cối xanh mát, đường sá rộng rãi. Phong cảnh làng quê thật đẹp. Ngày nghỉ, mình có thể cùng các bạn đá bóng, chơi thả diều, tắm sông thật là vui. 

Hoặc:

Mình thích ở thành phố hơn ở nông thôn. Thành phố có nhiều người, có xe cô đi lại đông đúc, có nhiều khu vui chơi giải trí hiện đại. Thành phố có nhiều trường lớn, có nhiều trang thiết bị học tập hiện đại mà ở nông thôn không có.