Trẻ bị sốt ăn thịt gà được không

Thịt gà là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên khi bị cảm cúm ăn thịt gà có được không là thắc mắc của rất nhiều người. 

Cảm cúm là bệnh do virus gây ra theo đường hô hấp, thường kèm theo các biểu hiện như sốt, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi. Cảm thông thường thì không có hại cho sức khỏe nhưng nhiều trường hợp không chữa trị kịp thời gây nên các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Hầu như người lớn bị cảm cúm từ khoảng 4 lần trong năm và trẻ em thường nhiều hơn 10 lần trong 1 năm.

Trẻ bị sốt ăn thịt gà được không

Bị cảm cúm có nên ăn thịt gà hay không?

Khi bị cảm cúm, chế độ dinh dưỡng của người bệnh cũng thay đổi khá nhiều. Theo các chuyên gia y tế thì chế độ dinh dưỡng cho người bị cảm cúm là một phần trong việc làm cho bệnh nhân phục hồi sức khỏe. Nó sẽ giúp cho người bệnh cải thiện sức đề kháng và tăng khả năng chống lại sự tấn công của virus gây bệnh. 

Một số thực phẩm rất tốt cho người bị bệnh như: trái cây, tỏi, thịt gia cầm, cháo hành nóng, uống nước mật ong... Đặc biệt trong các loại thịt gia cầm thì thịt gà là loại thịt khá phổ biến và giàu dinh dưỡng, chính vì thế có nhiều người do dự rằng cảm cúm ăn thịt gà có nên hay không?

Thịt gà có lợi ích gì đối với sức khỏe con người? 

Trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình, thịt gà là một món khoái khẩu không chỉ người lớn mà kể cả trẻ em cũng thích. Thịt gà có chứa rất nhiều chất béo, các vitamin A, B1, B2, C, E, Canxi, acid amin, phốt pho và sắt. Do đó, thịt gà được xếp vào nhóm thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, cơ thể con người dễ hấp thụ và tiêu hóa. Một số công dụng tuyệt vời của thịt gà đối với cơ thể con người có thể kể đến như: 

- Bổ sung protein, giúp duy trì trọng lượng cơ thể, hỗ trợ giảm cân và phát triển cơ bắp.

- Do có chứa hàm lượng lớn axit amin tryptophan có tác dụng làm dịu thần kinh nên thịt gà được coi là một món ăn bổ dưỡng giúp ngủ ngon hơn và chống bệnh trầm cảm.

- Ăn thịt gà tốt cho tim mạch vì thịt gà có khả năng ngăn chặn và kiểm soát mức độ homocysteine - tác nhân gây ra những bệnh lý về tim. 

- Trong thịt gà có chứa hàm lượng canxi, phốt pho lớn nên hỗ trợ răng và xương rất tốt

- Ăn thịt gà giúp sản sinh các enzyme và thúc đẩy những phản ứng trao đổi chất trong cơ thể do hàm lượng vitamin B6 dồi dào. 

- Alpha, retinol, beta-carotene và lycopene có trong thịt gà là những chất bắt nguồn từ vitamin A nên rất có lợi cho mắt

Trẻ bị sốt ăn thịt gà được không

Gà hầm hạt sen táo đỏ bổ dưỡng cho người bị cảm cúm

Ăn thịt gà thế nào để trị cảm cúm hiệu quả?

Rất nhiều người vẫn còn băn khoăn rằng khi bị cảm cúm ăn thịt gà có được không? Các chuyên gia sức khỏe cho biết, thực phẩm chế biến từ thịt gà cung cấp một lượng lớn protein cho cơ thể, bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể, từ đó giúp bệnh nhân khỏe mạnh hơn và tăng sức đề kháng cũng như thêm phần dẻo dai cho cơ bắp của bạn. 

Mặc dù thịt gà cung cấp lượng lớn chất dinh dưỡng, và nó cần thiết cho người bị cảm cúm. Tuy nhiên bạn cần hạn chế, không nên ăn quá thường xuyên. Đặc biệt với những trường hợp bị viêm xoang, hay có vết thương thì nên tránh. Bạn cũng có thể tham khảo một số món ăn chế biến từ thịt gà, rất tốt cho người bị cảm cúm:

- Canh gà: Trong thịt gà có chứa nhiều amino axit, chất dinh dưỡng để làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, canh gà rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng của cảm cúm như đau họng, chảy nước mũi, ngạt mũi. 

- Cháo gà: Đây là món ăn phù hợp cho mọi lứa tuổi, kể cả người già và trẻ em khi bị cảm cúm. Cháo là một món ăn nhẹ và khá dễ tiêu hóa, tạo cảm giác ngon miệng hơn trong khi cơ thể bị mệt mỏi. 

- Súp gà: Sử dụng thịt gà nấu súp không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn mà còn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. 

Trẻ bị sốt ăn thịt gà được không

Mỗi khi bị cảm người ta thường nhắc đến cháo gà đầu tiên

Bí quyết nấu cháo gà cho người bị cảm cúm ăn nhanh khỏi

Cảm cúm ăn thịt gà là món được rất nhiều người lựa chọn và cứ mỗi khi bị cảm người ta thường nhắc đến cháo gà đầu tiên. Sở dĩ cháo gà được nhiều người sử dụng để giải cảm vì cháo gà có đặc tính kháng viêm, giúp giảm sự tấn công của các vi khuẩn và những chất nhầy không có lợi trong khoang mũi. Tuy nhiên, nhiều người nghĩ rằng nấu cháo gà thật đơn giản chỉ cần cho gạo, thịt, nước vào nồi nêm gia vị rồi đun lên là xong. Nhưng để nấu được nồi cháo gà cũng là cả 1 quá trình và bạn cần phải tỉ mỉ từng bước để có được nồi cháo thơm ngon. 

Nguyên liệu cần có để nấu cháo gà giải cảm cho người bệnh bao gồm: 

- 1 con gà khoảng 1kg

- 2 bát gạo nếp

- Hành lá, gừng tươi, tỏi

- ⅓ chén rượu

- 2 cây tỏi tây

- 6 quả táo tàu

- Muối, hạt tiêu

Cách làm: 

- Gà mua về sát qua muối vào khắp con gà rồi rửa lại cho sạch, để ráo nước. Gạo nếp vo sạch rồi ngâm trong khoảng 1h cho nở, sau đó vớt ra để ráo nước. Sau đó, hành lá, tỏi tây rửa sạch, cắt khúc ngắn. (Lưu ý: tỏi tây chỉ lấy phần gốc trắng). Cà rốt gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái nhỏ hạt lựu.

- Cho gà vào nồi lớn, đổ nước vào rồi đặt lên bếp đun cùng với các gia vị luộc gà: gừng, tỏi tây, 6 quả táo tàu, 1/3 chén rượu sake đun đến khi sôi thì giảm nhỏ lửa đun khoảng 40p để gà được chín đều từ trong ra ngoài. Bạn nên sử dụng nồi áp suất để hầm gà sẽ nhanh chín và thịt mềm hơn.

- Gà chín thì vớt ra để nguội rồi tách thịt và xương để riêng. Phần thịt gà nên xé sợi nhỏ còn phần nước luộc gà lại tiếp tục đun sôi rồi mới đổ gạo nếp đã ngâm với 1 ít muối, đun đến khi gạo chín nhừ và sánh. 

- Kiểm tra nồi cháo khi các hạt gạo nở bung, cháo sánh lại thì cho thịt gà xé nhỏ vào nồi và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Rồi sau đó bạn cho cà rốt thái nhỏ và hành lá vào nồi, nấu đến khi cà rốt chín là được.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề cảm cúm ăn thịt gà có được không. Chúng ta có thể thấy rằng khi bị cảm cúm, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng thịt gà để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau để bồi bổ giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay theo hotline 19001806 để được hỗ trợ.  

Sốt là phản ứng của cơ thể với nhiễm trùng. Bình thường, nhiệt độ cơ thể có thể thấp hơn hoặc cao hơn giới hạn trung bình 37 độ C một chút. Nhiệt độ trực tràng nhìn chung cao hơn khoảng 0,5 độ C.

Nên:

Uống nhiều nước: Khi cơ thể bị mất nước, các vi rút vi khuẩn thường phát triển mạnh mẽ hơn. Khi sốt, bạn nên uống nhiều nước lọc hơn bình thường để bổ sung lượng nước đã mất đi. Việc bù đủ nước khi sốt sẽ giúp bạn không bị kiệt sức, các độc tố trong cơ thể cũng sẽ được loại bỏ nhanh và dễ dàng hơn.

Trẻ bị sốt ăn thịt gà được không

Uống nhiều nước trong thời gian bạn bị sốt sẽ giúp cơ thể không bị mất nước. Hình minh họa

Ngoài ra, bạn cũng nên thay nước lọc bằng nước đun sôi để nguội pha với hydrit hoặc oresol để bù điện giải.

Ăn thức ăn lỏng: Soup, bún, phở, đồ ăn loãng dễ nuốt được nấu cùng với thịt gà, thịt heo, thịt bò sẽ góp phần giúp bạn bổ sung được dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, xoa dịu cơn khó chịu.

Đặc biệt, cháo hoặc soup được nấu từ thịt gà –nhất là gà ác- ngoài tác dụng bổ sung dinh dưỡng còn giúp cơ thể chống lại mất nước và viêm nhiễm.

Nước hoa quả, sinh tố: Các loại trái như cam, chanh, dâu tây, xoài, chuối… là lựa chọn ưu tiên trong thời gian bạn bị sốt. Hãy chịu khó ăn trái cây vì nó vừa cung cấp thêm vitamin cho cơ thể, vừa giúp giảm sốt, bù đắp lại các chất điện giải đã bị mất. Nếu không muốn ăn, bạn có thể xay sinh tố hoặc ép thành nước hoa quả để dễ uống hơn.

Trẻ bị sốt ăn thịt gà được không
Rau xanh ngoài cung cấp thêm dinh dưỡng cho cơ thể còn có tác dụng hạ nhiệt nhất định khi cơ thể bị sốt. Hình minh họa

Ăn nhiều rau xanh: Những thực phẩm quen thuộc như cà chua, rau mồng tơi, rau muống, rau cải, rau dền… chế biến dưới dạng luộc, nấu canh đều có lợi ích hạ nhiệt nhất định khi bạn đang bị sốt. Đừng nên quá kiêng cữ trong khẩu phần ăn thời gian đang bị bệnh này, bạn sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng.

Bổ sung sữa chua: Sữa chua cũng là một món ăn có lợi khi bạn bị ốm hoặc sốt, chúng sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, giúp cơ thể khỏe hơn, tiêu hóa tốt hơn, tránh mắc thêm các bệnh khác.

Không nên:

Uống nhiều nước đá, nước lạnh: Khi bị sốt, nếu bạn uống quá nhiều nước lạnh nhiệt độ của cơ thể sẽ không giảm mà còn sốt cao hơn. Đặc biệt trong trường hợp bị sốt do bệnh truyền nhiễm chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe.

Trẻ bị sốt ăn thịt gà được không
Khi bị sốt, trà không phải là thức uống được chọn lựa. Hình minh họa

Uống trà: Chất ta-nanh trong trà sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.

Ăn trứng: Bình thường trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, người ta lại khuyên rằng không nên ăn trứng khi bị ốm. Bởi trong trứng có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn.

Trẻ bị sốt ăn thịt gà được không
Ăn trứng khi sốt có thể làm nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn. Hình minh họa

Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.

Mật ong: Mật ong là một loại thuốc bổ cho cơ thể, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mật ong khi bị sốt rất dễ đến cơ thể bị tăng thêm nhiệt độ.

Ăn tỏi, ớt, tiêu: Các gia vị cay, đồ ăn cay làm sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể, chính vì thế, đây cũng là lý do mà những người đang bị sốt nên hạn chế các thực phẩm cay nóng.