Trị u nhú hậu môn tại nhà

U nhú hậu môn là một bệnh lý thuộc vùng hậu môn –  trực tràng. Bệnh hình thành là do sự quá sản của niêm mạc hậu môn dẫn đến sự xuất hiện các cục thịt thừa ra tại vùng hậu môn mà người bệnh có thể sờ thấy được.

Trị u nhú hậu môn tại nhà
U nhú hậu môn là gì?

2. Nguyên nhân gây u nhú hậu môn

U nhú hậu môn là khối u lành tính và không phải là một bệnh cụ thể, chúng thường xuất hiện kèm theo các bệnh khác.

2.1: U nhú hậu môn do bệnh trĩ:

Trong bệnh trĩ, u nhú hậu môn chính là búi trĩ khiến cho người bệnh cảm thấy đau rát, khó chịu, ngứa ngáy và có thể phải phẫu thuật.

2.2: U nhú hậu môn do bệnh áp xe hậu môn:

  • U nhú do bệnh áp xe hậu môn khiến cho người bệnh có cảm giác sưng tấy, đau nhói mỗi khi chạm vào, trông như nhọt và cứng.
  • Khi khối u này vỡ ra, người bệnh sẽ thấy đau rát bỏng và ngứa ngáy rất khó chịu tại vùng hậu môn.

2.3: U nhú hậu môn do bệnh sùi mào gà:

Sùi mào gà là căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời và dứt điểm như:

  • Nếu bà bầu bị sùi mào gà có thể lây truyền cho con.
  • Căn nguyên gây ung thư hậu môn.
  • Virus từ hậu môn lây sang bộ phận sinh dục sẽ có nguy cơ lớn gây vô sinh.
  • Rạn nứt hạnh phúc gia đình.

U nhú hậu môn trong bệnh sùi mào gà sẽ xuất hiện từ sau khi nhiễm bệnh 2-9 tháng. Các triệu chứng của bệnh đó là:

  • Đau rát vùng hậu môn, lúc nào cũng có cảm giác muốn đi đại tiện, khi di chuyển thì thấy vướng víu.
  • Người bệnh có thể thấy các mụn sùi lên tại vùng hậu môn, gỉ nhầy, thậm chí là có mùi hôi khó chịu và chảy máu.
  • Thấy vùng hậu môn nổi lên các mụn có màu xám đen, hồng nhạt, mưng mủ và sưng tấy gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Trị u nhú hậu môn tại nhà
U nhú hậu môn

3. U nhú hậu môn gây ra tác hại như thế nào?

U nhú hậu môn nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh như:

  • Đại tiện khó khăn: Khối u xuất hiện tại vùng hậu môn khiến người bệnh đi đại tiện gặp nhiều khó khăn, có thể là phân dính máu hoặc máu chảy thành giọt. Điều này gây ra tâm lí hoang mang cho người bệnh và họ sợ đi đại tiện. Lâu dần, những cặn bã trong cơ thể không được đào thải ra bên ngoài có thể khiến họ gặp một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, bệnh về trực tràng,… gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Viêm nhiễm hậu môn: U nhú hậu môn xuất hiện là do sự giãn nở của lớp niêm mạc hậu môn, các u nhú này khiến vùng hậu môn dễ bị nhiễm khuẩn và viêm hơn bình thường. Do vậy, bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu, đau rát và lo lắng bất an. Nếu để lâu có thể gây viêm nhiễm sang cả các vùng khác tại hậu môn và cơ quan sinh dục.
  • Đau đớn ảnh hưởng đến sức khỏe cả về thể chất và tinh thần: U nhú hậu môn gây cảm giác đau rát, khó khăn trong việc đi lại, rất bất tiện mỗi khi làm việc và khiến người bệnh không thể tập trung được.
  • Vô sinh, hiếm muộn: Hậu quả của việc không chữa trị u nhú kịp thời, đặc biệt là trong bệnh sùi mào gà. Virus HPV trong bệnh này nhanh chóng nhân lên và phát triển sang cả cơ quan sinh dục gây vô sinh và khó chữa.
  • Tác hại của U nhú hậu môn là rất nghiêm trọng nếu người bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách. Khi phát hiện ra các triệu chứng, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn và giải quyết nhanh chóng.

4. Đối tượng dễ mắc U nhú hậu môn

Người có độ tuổi từ khoảng 30-45 thường dễ mắc u nhú hậu môn hơn các đối tượng khác. Bệnh gặp ở cả nam và nữ.

Bệnh thường xuất hiện ở một nhóm đối tượng thường:

  • Làm việc ở môi trường đòi hỏi phải ngồi lâu như bàn giấy, văn phòng,…Những người lao động nặng nhọc gây tăng áp lực vùng hậu môn như bốc vác,…
  • Ăn đồ ăn cay nóng, ăn khuya, sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…
  • Gặp vấn đề về đường tiêu hóa như táo bón, nứt kẽ hậu môn, bệnh trực tràng, trĩ,….lâu ngày không chữa khỏi.
Trị u nhú hậu môn tại nhà
Ngồi làm việc nhiều gây tăng nguy cơ u nhú hậu môn

5. U nhú hậu môn có nguy hiểm không?

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng U nhú hậu môn là khối u lành tính, không gây ảnh hưởng đến tính mạng con người. Tuy nhiên, bệnh nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như ung thư hậu môn, ung thư đại tràng, trực tràng,…

Không những vậy, bệnh nặng có thể gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến cả sức khỏe. Hơn nữa, bệnh còn gây chảy máu dẫn đến tâm lí hoang mang, mệt mỏi.

6. U nhú hậu môn và bệnh trĩ có giống nhau không

Người bệnh thường nhầm lẫn giữa U nhú hậu môn và bệnh trĩ bởi chúng có những đặc điểm khá giống nhau, đặc biệt là khi người bệnh có biến chứng của u nhú hậu môn là sa trực tràng. Vậy làm thế nào để phân biệt được U nhú hậu môn và bệnh trĩ?

U nhú hậu môn có thể khiến người bệnh đi ngoài phân có dính máu nhưng không bao giờ thấy máu chảy thành giọt hay thành tia như đối với bệnh trĩ.

Ngoài ra, bệnh trĩ còn có tiến triển nặng dần, theo từng cấp độ như đau tăng lên, ngứa ngáy khó chịu vùng hậu môn, sưng hậu môn,…

Chính vì thế, khi thấy mình có các triệu chứng tương tự như bệnh trĩ, người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị bệnh trĩ hay các bài thuốc dân gian, gel bôi trĩ mà nên đến cơ sở y tế để khám và được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh.

7. U nhú hậu môn được điều trị bằng phương pháp nào?

U nhú hậu môn là hậu quả của nhiều căn bệnh khác nhau, do vậy người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán là mắc bệnh gì, từ đó có hướng điều trị thích hợp.

7.1. Điều trị ngoại khoa

Liệu pháp HCPT, TST được chỉ định trong những trường hợp U nhú hậu môn do bệnh hậu môn – trực tràng. Phương pháp HCPT sử dụng nhiệt của sóng cao tần đốt cháy khối u. Chính vì thế ưu điểm của HCPT đó là hạn chế tối đa biến chứng của bệnh.

Hiện nay, phương pháp ALA – PDT được cho là phương pháp tốt nhất đối với u nhú trên bệnh nhân bị Sùi mào gà. Phương pháp này điều trị triệt để, có tính chính xác rất cao. Sau khi điều trị, người bệnh còn được dùng thêm thuốc nâng cao miễn dịch và giúp vết thương nhanh lành. Do vậy có thể chữa khỏi hoàn toàn, ít gây đau đớn và ngăn ngừa bệnh tái phát gây phiền toái.

Trị u nhú hậu môn tại nhà
U nhú hậu môn

7.2. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa được dùng trong trường hợp u nhú hậu môn ở giai đoạn đầu, chưa gây cảm giác quá đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Một số thuốc có thể dùng để điều trị u nhú hậu môn được bác sĩ kê đơn là thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc đặt hậu môn,…Các thuốc này có tác dụng tiêu viêm, ngăn cản sự hình thành và nhân lên của khối u.

Người bệnh cần kiên trì sử dụng đều đặn các thuốc được bác sĩ chỉ định, không được tự ý thay đổi liều và loại thuốc theo ý muốn vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

8. Chi phí cắt U nhú hậu môn

Tùy thuộc vào mức độ bệnh và phương pháp điều trị mà chi phí cắt U nhú hậu môn có thể khác nhau. Kích thước u nhú càng lớn, sử dụng phương pháp càng hiện đại thì chi phí càng cao.

Trường hợp cắt u nhú hậu môn bằng liệu pháp xâm lấn HCPT thì chi phí khoảng từ 7.000.000 đến 10.000.000 đồng. Mức giá này chưa bao gồm bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội.

9. Phẫu thuật U nhú hậu môn có gây đau đớn không?

Với ngành y học đang phát triển như hiện nay, phương pháp cắt U nhú hậu môn đã không còn gây ra cảm giác đau đớn, sợ hãi với người bệnh nữa. Các phương pháp này sử dụng thuốc gây mê và dụng cụ được vô trùng nên tránh người bệnh bị nhiễm trùng sau phẫu thuật.

Người bệnh nên tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trước và sau phẫu thuật để có hiệu quả cao nhất, ít gây biến chứng nhất. Đối với người bệnh đã bị U nhú hậu môn nặng nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được phẫu thuật.

10. U nhú hậu môn ở trẻ em

Không chỉ ở người lớn, đối tượng là trẻ em cũng có thể bị u nhú hậu môn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Một số nguyên nhân gây u nhú hậu môn ở trẻ em:

  • Vệ sinh hậu môn cho bé không sạch sẽ: Đây là nguyên nhân thường gặp với u nhú hậu môn ở trẻ em. Trẻ thường hiếu động, ham chơi, hay ngồi lê nên rất dễ bị nhiễm khuẩn, virus gây u nhú. Bố mẹ cần lưu ý vệ sinh hậu môn cho con sạch sẽ mỗi ngày.
  • Táo bón lâu ngày: Trẻ nhỏ thường có hệ thống miễn dịch yếu kèm theo chế độ ăn uống không đảm bảo đủ chất xơ sẽ khiến bé dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột, khó tiêu, đi đại tiện khó khăn. Dần dần khiến bé bị táo bón, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập gây u nhú.
  • Tắc tĩnh mạch hậu môn: Điều này làm gia tăng áp lực lên vùng hậu môn – trực tràng khiến bé dễ bị u nhú hậu môn.
  • Hậu môn bất thường: Đây là nguyên nhân bẩm sinh, bé có hậu môn cong hoặc hẹp có thể khiến phân không được tống hết ra ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở gây u nhú hậu môn.
  • Di truyền: Khi tiền sử gia đình bé có bố, mẹ bị u nhú hậu môn không điều trị dứt điểm, nhanh chóng có thể lây truyền sang con.

Triệu chứng của u nhú hậu môn ở trẻ em:

  • Bé quấy khóc vì ngứa ngáy, khó chịu, đau rát vùng hậu môn.
  • Phát hiện thấy chất nhầy trong phân của bé hoặc là phân dính máu.
  • Đi ngoài phân lỏng: Đây là biểu hiện cho thấy các khối u ở vị trí thấp, gần sát hậu môn.
  • Bé thường bỏ ăn, quấy khóc vì đau bụng: Đây là biểu hiện khi khối u đang tiến triển.

Bố mẹ cần lưu ý khi thấy con mình có các triệu chứng trên cần đưa con đến cơ sở y tế để được khám và phát hiện kịp thời, tránh gây biến chứng.

11. Một số bài thuốc dân gian trị U nhú hậu môn tại nhà hiệu quả

U nhú hậu môn ở giai đoạn nhẹ có thể được điều trị tại nhà bằng các thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính.

10.1. Điều trị U nhú hậu môn hiệu quả bằng rau mùi

Bài thuốc này thực hiện khá đơn giản:

  • Bước 1: Rửa sạch rau mùi.
  • Bước 2: Đun nước sôi và cho rau mùi vào, lấy nước rau mùi để xông tại vùng hậu môn, nơi có u nhú.

Lưu ý: Cần giữ khoảng cách an toàn để tránh bị bỏng.

10.2. Tự làm kem bôi U nhú hậu môn tại nhà bằng rau diếp cá

Cách 1:

  • Bước 1: Rửa sạch rau diếp cá và ngâm trong nước muối sinh lí khoảng 5 phút, sau đó vớt ra để ráo nước và ăn sống.
  • Ăn càng nhiều càng tốt vì rau diếp cá giúp kháng khuẩn, thải trừ chất độc ra khỏi cơ thể.

Cách 2:

  • Bước 1: Rửa sạch rau diếp cá và ngâm trong nước muối sinh lí khoảng 5 phút, sau đó vớt ra để ráo nước.
  • Bước 2: Dùng cối giã cho rau diếp cá nát ra và đắp lên u nhú vùng hậu môn. Bạn cũng có thể đun nước rau diếp cá để xông như đối với rau mùi.
Trị u nhú hậu môn tại nhà
Dùng rau diếp cá giúp chữa u nhú

10.3. Trị u nhú hậu môn tại nhà bằng hoa thiên lí

Phương pháp này rất hiệu quả với u nhú hậu môn do trĩ nội, dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch hoa thiên lí (khoảng 100g), sau đó cho thêm 5g muối vào giã. Tiếp theo đổ vào 30ml nước và đun sôi, để nguội và dùng màng lọc để lấy phần nước.
  • Bước 2: Dùng bông y tế thấm nước hoa thiên lí lên vùng hậu môn, làm đều đặn 2 lần/ngày cho đến khi khỏi.
  • Hiệu quả sẽ cao hơn nếu uống thêm nước hoa thiên lí.

Lưu ý: Hoa thiên lí phải tươi, chưa qua nấu hay sơ chế. Không được uống nước hoa thiên lí đối với người bệnh có tính hàn.