Trích lục giấy khai sinh làm ở đâu

Việc mất giấy khai sinh bản gốc khiến người dân phải tiến hành thủ tục xin cấp trích lục khai sinh. Hoặc đơn giản hơn, khi không muốn sử dụng bản gốc do sợ mất, sợ hư hỏng, người dân cũng có thể tiến hành thủ tục này một cách đơn giản. VÌ vậy, việc xin cấp trích lục khai sinh ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết trình tự thủ tục xin cấp trích lục khai sinh như thế nào? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Vì vậy, qua bài viết này, Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc liên quan đến trình tự thủ tục xin cấp trích lục khai sinh!

  • Luật hộ tịch 2014
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP

Khoản 9 Điều 4 Luật Hộ tịch quy định:

Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.

Theo quy định trên, có thể hiểu trích lục khai sinh là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện sinh của một cá nhân đã đăng ký khai sinh.

Thời điểm này bạn xin cấp trích lục khai sinh chỉ xin được bản sao chứ không phải bản chính. Tuy nhiên, giá trị pháp lý tương đương nhau.

Khi nào cần trích lục khai sinh?

Việc trích lục nhằm mục đích để làm căn cứ chứng minh, tài liệu giải quyết tranh chấp, ly hôn. Hoặc đơn giản là hoàn thiện hồ sơ xin cấp lại Giấy tờ hành chính. Dựa trên kinh nghiệm thực tế khi đại diện thực hiện thủ tục trích lục khai sinh. Thì tôi nhận thấy rằng rất nhiều người có nhu cầu trích lục giấy tờ hành chính phục vụ cho việc:

  • Kê khai di sản thừa kế;
  • Giải quyết tranh chấp thừa kế;
  • Khởi kiện, giải quyết vụ án ly hôn;
  • Hoàn thiện hồ sơ giấy tờ xin visa;
  • Trích lục nhằm phục vụ đăng ký kết hôn, đăng ký cấp chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu;
  • Trích lục nhằm giữ bản sao khi có nhu cầu sử dụng.

Thủ tục xin trích lục khai sinh

Về thủ tục xin cấp trích lục khai sinh bản sao, Điều 64 Luật Hộ tịch quy định:

Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp; hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

Trường hợp cơ quan; tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy hồ sơ đầy đủ và phù hợp; công chức làm công tác hộ tịch căn cứ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch, ghi nội dung bản sao trích lục giấy khai sinh; báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch ký cấp bản sao trích lục cho người yêu cầu.

Hồ sơ xin trích lục khai sinh

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:

  1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch; cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu; chứng minh nhân dân; thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh; và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp; còn giá trị sử dụng [sau đây gọi là giấy tờ tùy thân] để chứng minh về nhân thân.

Vậy hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

  • Mẫu đơn xin trích lục giấy khai sinh;
  • Xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh;
  • Trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục phải có văn bản ủy quyền.

Trên đây là những hướng dẫn cơ bản về thủ tục xin trích lục khai tử năm 2021. Hi vọng, bài viết sẽ có ích. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp những dịch vụ trích lục giấy tờ khác như:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ; và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư 247. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ: 0833 102 102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Hướng dẫn thủ tục ly hôn thuận tình mới nhất năm 2021

Hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài năm 2021

Kết hôn trong phạm vi ba đời có vi phạm pháp luật không?

Thủ tục đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú

Những trường hợp nào được miễn lệ phí hộ tịch?

Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau:a] Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;

b] Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.

Xin cấp bản sao trích lục khai sinh tại đâu?

Căn cứ Luật hộ tịch hiện hành, có thể xin cấp bản sao trích lục khai sinh tại:– Bộ Tư pháp;– Bộ Ngoại giao;

– Cơ quan đăng ký hộ tịch: Thông thường là Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện [nếu khai sinh có yếu tố nước ngoài].

Có thể ủy quyền xin trích lục khai sinh được không?

Khoản 2 Điều 6 Luật Hộ tịch quy định:Trường hợp kết hôn, nhận cha, mẹ, con thì các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch.Đối với các việc đăng ký hộ tịch khác hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thì người có yêu cầu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện.

Do đó, nếu không thể đến trực tiếp xin bản sao trích lục khai sinh, bạn có thể ủy quyền cho người khác tiến hành thủ tục này

5 trên 5 [1 Phiếu]

Trích lục khai sinh là gì? Thuật ngữ này được nhắc khá nhiều và đã quá quen thuộc với những người đã từng bị mất giấy tờ đăng ký khai sinh. Bởi lẽ trong quá trình sinh sống, không dễ dàng gì để lưu giữ các loại giấy tờ đã được cấp từ rất lâu, đặc biệt là các loại giấy tờ được cấp từ thời chiến tranh trước khi thống nhất đất nước năm 1975.

Phavila xin chia sẻ một vài thông tin pháp lý dưới đây mong giúp ích bạn đọc hiểu rõ hơn về loại thủ tục trích lục khai sinh này.

Trích lục khai sinh là gì? Giá trị pháp lý của trích lục khai sinh

1. Trích lục khai sinh là gì?

Trích lục khai sinh được hiểu một cách đơn giản chính là thủ tục yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại thông tin đăng ký khai sinh trước đây. Kết quả của việc trích lục sẽ là giấy tờ hộ tịch [bản sao trích lục giấy khai sinh hoặc bản sao giấy khai sinh tùy vào từng địa phương], cơ quan nhà nước sẽ ghi vào sổ hộ tịch và lưu giữ hồ sơ gốc.

Việc trích lục khai sinh được thực hiện khá phổ biến bởi lẽ rất nhiều trường hợp công dân bị thất lạc bản gốc giấy khai sinh và không có giấy tờ nào để thay thế, đặc biệt là thời chiến tranh vào những năm trước 1975.

Có thể nói, việc cơ quan nhà nước lưu giữ hồ sơ gốc và sổ hộ tịch ít nhiều giúp người dân lấy lại được thông tin giấy tờ đã làm mất, thất lạc, hư hỏng. Quá trình thực hiện hồ sơ trích lục khai sinh là lúc cơ quan hành chính nhà nước tiến hành tra soát, đối chiếu thông tin dữ liệu đã được lưu giữ ở hồ sơ gốc, sổ hộ tịch. Sau đó, bằng nghiệp vụ tiến hành xác nhận những thông tin bằng văn bản cụ thể kèm theo chữ ký, đóng dấu của Chủ tịch UBND cấp xã/phường hoặc cấp quận/huyện để cấp cho công dân bản trích lục khai sinh.

>>> Xem thêm: Khi nào cần cải chính hộ tịch?

2. Giá trị pháp lý của trích lục khai sinh

Bản sao trích lục khai sinh có giá trị pháp lý và được sử dụng như bản chính giấy khai sinh. Điều này được quy định rất rõ tại:

Như vậy, chỉ bản sao trích lục được cấp từ sổ gốc đã được cơ quan nhà nước lưu trữ mới có giá trị sử dụng như bản chính, thay thế cho bản chính trong mọi giao dịch chứ không thể chứng thực từ bản trích lục giấy khai sinh.

Trong quá trình xin trích lục, bạn hoàn toàn có thể xin nhiều bản để sử dụng dần, chứ không nhất thiết phải đăng ký cấp lại giấy khai sinh.

Hướng dẫn chi tiết cách trích lục khai sinh

Nếu đây là lần đầu tiên bạn đi trích lục khai sinh thì những thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đấy!

1. Hồ sơ xin trích lục khai sinh

Hồ sơ xin trích lục giấy khai sinh khá đơn giản mà bất cứ cá nhân nào cũng có thể làm được, cơ bản cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:

  • Nếu là cá nhân yêu cầu thì cần cung cấp Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch [theo mẫu];
  • Nếu là cơ quan, tổ chức yêu cầu thì cần cung cấp Văn bản yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch;
  • CMND hoặc CCCD của người cần trích lục [sao y công chứng];
  • Sổ hộ khẩu [sao y công chứng];
  • Ngoài ra, nếu không phải chính chủ đi mà nhờ người khác đi thay thì phải có văn bản ủy quyền, trong đó:
    • Trường hợp là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền;
    • Trường hợp còn lại thì văn bản ủy quyền phải được sao chứng thực theo quy định của pháp luật.

2. Trích lục khai sinh ở đâu?

Theo quy định của Luật Hộ tịch hiện hành thì cơ quan có thẩm quyền cấp bản trích lục khai sinh bao gồm:

✔️ Trích lục hộ tịch tại UBND cấp xã/ phường nơi đăng ký khai sinh;

✔️ Trích lục hộ tịch tại UBND cấp quận/ huyện nơi đăng ký khai sinh;

✔️ Trích lục tại Cơ quan lãnh sự [Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán] nơi đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài;

✔️ Trích lục tại Sở tư pháp trong những trường hợp còn lại.

Hiện nay, hệ thống dữ liệu về Luật hộ tịch phát triển ở một số tỉnh thành cho phép công dân xin trích lục khai sinh qua mạng [online], mà không nhất thiết phải tới tận nơi đăng ký khai sinh trước đây.

3. Các bước nộp hồ sơ xin trích lục khai sinh

Để thực hiện việc trích lục khai sinh theo đúng quy định, công dân có thể tiến hành theo 03 bước mà chuyên viên xử lý Phavila đã đúc kết kinh nghiệm và hướng dẫn cụ thể như sau:

☑️ Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ như đã nêu ở trên, người yêu cầu cấp trích lục khai sinh đến nộp tại Cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh trước đây.

Lưu ý: Hồ sơ trích lục khai sinh không khó nhưng việc chuẩn bị giấy tờ phải đầy đủ và cẩn thận theo từng mục như trên, đặc biệt là những trường hợp phải về nơi đăng ký khai sinh ban đầu ở quê có vị trí địa lý xa xôi.

☑️ Bước 2: Khi công dân nộp hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ trích lục có trách nhiệm kiểm tra, xem xét, đối chiếu giấy tờ hợp lệ về hình thức ban đầu trước khi tiếp nhận và chuyển đến bộ phận xử lý thông tin.

  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người yêu cầu sẽ được nhận phiếu hẹn có nêu rõ ngày giờ trả kết quả.
  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, cần được hoàn thiện thì người yêu cầu sẽ được hướng dẫn để bổ sung hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.
  • Hồ sơ yêu cầu cấp bản sao trích lục giấy khai sinh sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.

☑️ Bước 3: Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy hồ sơ đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch căn cứ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch, ghi nội dung bản sao trích lục giấy khai sinh, báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch ký cấp bản sao trích lục cho người yêu cầu.

Mẫu tờ khai xin trích lục khai sinh

Mau-To-khai-xin-trich-luc-khai-sinh_PhavilaDownload

Quy định liên quan đến lệ phí cho việc trích lục khai sinh tại Điều 4 Thông tư 281/2016/TT-BTC thì lệ phí cấp trích lục khai sinh là 8.000 đồng/bản. Khoản lệ phí này sẽ phải nộp ngay tại thời điểm cấp trích lục giấy khai sinh do người có yêu cầu nộp.

DỊCH VỤ XIN TRÍCH LỤC KHAI SINH TẠI CÔNG TY PHAVILA

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Phavila với hơn 8 năm hỗ trợ các doanh nhân trong việc xin trích lục các loại giấy tờ hộ tịch. Là những người đồng hành, chúng tôi hiểu được rằng khi một doanh nghiệp sử dụng dịch vụ, những điều cần nhất chính là:

  • Sự nhanh chóng, nhiệt tình và uy tín;
  • Thủ tục gọn nhẹ để mọi việc diễn ra gọn lẹ;
  • Một chi phí thật hợp lý;
  • Đảm bảo mọi thủ tục phải tuân theo và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật;
  • Luôn sẵn sàng, có khả năng giải quyết các vấn phát sinh.

Vì thế, chúng tôi đưa ra một quy trình chuẩn khép kín để có thể cung cấp một dịch vụ “rẻ nhất” ; “nhanh nhất” và “uy tín” nhất.

Video liên quan

Chủ Đề