Trong vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu điểm di tích liên quan đến Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng:

Đây là cuộc khởi nghĩa chống sự cai trị của Trung Quốc đầu tiên của người Việt trong 1000 năm Bắc thuộc. Các Lạc tướng cùng hậu duệ của họ là đại biểu của phong trào này. Hai Bà Trưng đã dựa vào nhân dân khôi phục lại sự nghiệp cũ của vua Hùng.

Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhân dân hết lòng ủng hộ.

- Sự chỉ huy tài ba xuất sắc của Hai Bà Trưng.

- Nghĩa quân chiến đấu vô cùng dũng cảm.

Ý nghĩa lịch sử: - Nền độc lập dân tộc được khôi phục.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. khẳng định ý thức độc lập của dân tộc.

- Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam.

Bà Triệu:

Cuộc khởi nghĩa do tướng Triệu Quốc Đạt cùng với em gái là Triệu Thị Trinh [Bà Triệu] lãnh đạo được bùng nổ. Bà Triệu đã làm hịch truyền đi khắp nơi trên đất nước để kể tội nhà Ngô. Và kêu gọi nhân dân đứng dậy để đánh đuổi quân xâm lược.

Nguyên nhân:

-Chính sách đô hộ, đồng hóa rất tàn bạo của triều địa nhà Ngô

Ý nghĩa:

- Khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí quyết dành lại độc lập của dân tộc.

Lý Bí:

 Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa tại Thái Bình [Sơn Tây]. Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí được sự ủng hộ của nhân dân khắp nơi, nhiều anh hùng hào kiệt đã tham gia vào nghĩa quân như Triệu Túc và Triệu Quang Phục ở Chu Diên.

Nguyên nhân:

Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa

Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh

Cách đánh chủ động, áp đảo.

Tinh thần yêu nước, dũng cảm, sự đoàn kết, ủng hộ nhiệt tình của nhân dân ta.

Ý nghĩa:

Ý nghĩa lớn nhất của cuộc KN Lý Bí là nước Vạn Xuân được thành lập, có nhà nước riêng, chế độ cai trị tự chủ, đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của nhà Lương.

Mai Thúc Loan:

Cuộc khởi nghĩa nổ ra tại Rú Đụn, còn gọi là Hùng Sơn [Nghệ An]. Mai Thúc Loan lên ngôi vua, lấy hiệu là Mai Hắc Đế. Theo Việt điện u linh, Mai Hắc Đế mang mệnh thủy tức là nước, mà nước được tượng trưng là màu đen. Vì vậy, ông lấy hiệu là Hắc Đế để hợp với mệnh của mình.

Nguyên nhân

Do chính sách cai trị tàn bạo của nha Đường

Ý nghĩa

Thể hiện ý chí, quyết tâm cho nhân dân ta đấu tranh cho độc lập tự do của Tổ quốc

Nằm cách trung tâm thủ đô HN 25km về phía Tây Bắc, đền Hai Bà Trưng [thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội] là di tích lịch sử lớn nhất và lâu đời nhất, thờ hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc: Trưng Trắc và Trưng Nhị – những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 – 43, giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc.

Đến với quần thể di tích đền thờ Hai Bà Trưng, bên cạnh việc thắp hương cầu nguyện, du khách còn được tìm hiểu lịch sử, văn hóa, được hòa mình vào thiên nhiên trong lành, khoáng đạt, để thấy lòng mình dễ chịu,thư thái. Chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc có mối quan hệ chặt chẽ, bao gồm các hạng mục: Cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội, gác trống, gác chuông, nhà tả – hữu mạc, đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ thân phụ – thân mẫu Hai Bà, đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách, đền thờ các nữ tướng triều Hai Bà Trưng, đền thờ các Nam tướng triều Hai Bà Trưng, nhà bia lưu niệm ,hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh, hồ bán nguyệt, hồ mắt voi, suối vòi voi, hồ tắm voi, thành cổ Mê Linh…

Giải bài 3 trang 81 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 sách Cánh Diều – Bài 15: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập tự chủ

Câu hỏi: Trong vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu một số điểm di tích lịch sử liên quan đến các nhân vật lịch sử thời Bắc thuộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng…

Trả lời: Giới thiệu đền Hai Bà Trưng

Nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 25km về phía Tây Bắc, đền Hai Bà Trưng [thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội] là di tích lịch sử lớn nhất và lâu đời nhất, thờ hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc: Trưng Trắc và Trưng Nhị – những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 – 43 [sau Công nguyên], giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc.

Đền ngự trên một khu đất cao, rộng, thoáng giữa cánh đồng, nhìn ra đê sông Hồng. Tam môn nội, trên cửa chính có bức hoành phi mang dòng chữ “Ly chiếu tứ phương” [ví Hai Bà như ánh sáng chiếu tỏa bốn phương]. Theo thuyết phong thủy, khu đất này có hình dáng giống như hình của một con voi trắng đang uống nước [Bạch tượng uyển hồ]. Ban đầu ngôi đền được xây dựng bằng tre, lá. Đến triều Đinh [968-980], đền được xây lại bằng gạch. Đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Năm 1881-1889, đền được trùng tu lớn và đổi hướng lại ban đầu như hướng ngày nay.

Đền được xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”, hình chữ “tam”, gồm: Tiền tế, Trung tế, Hậu cung, xung quanh là tường gạch; hai bên là Tả mạc và Hữu mạc bao lấy khu sân rộng. Hai cây muỗm bên hồ Bán Nguyệt cùng các cây cổ thụ khác trong khu nội vi đều tỏa bóng mát rượi càng làm tôn thêm cho đền vẻ cổ kính, uy linh. Từ đền nhìn ra hướng Tây qua lạch vòi voi là môn nội, cột đá thề, tam môn ngoại và đường Kéo Quân dấu tích một thời, hướng Nam có hồ Mắt Voi, hướng bắc có hồ Tắm Voi. Trông lên tựa Thượng Điện, một không gian tĩnh lặng, thâm nghiêm. Những cột lim tròn, các dầu hồi bít đốc, các đầu đao mái cong cổ truyền và phần kiến trúc gỗ trong đền hợp nhất thành một thể thống nhất đầy sức sáng tạo mang tính ẩn dụ cao. Đặt trước Trung tế là đôi rồng đá với nghệ thuật điêu khắc thời Lê, rất ít nơi có. Sự kết hợp đăng đối của ngôi đền khiến cho người viếng thăm, chiêm bái cảm nhận được sự tôn nghiêm, thành kính.

Quảng cáo

Trong đền còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý: Hai cỗ kiệu Bát Cống, Long Đình từ thế kỉ XVII, gươm trường, bát bửu, cửa võng, nhang án, chuông đồng [đúc năm 1803], bia đá [khắc năm 1889], trùng tu cải chính hướng đền. Đặc biệt, trong Tiền tế và Hậu cung còn có một số hoàng phi, câu đối mang ý nghĩa tự hào dân tộc. Đó là hai bức hoành: Nam Quốc Sơn Hà và Hoàng đế từ. Đôi câu đối có niên đại xưa nhất của Vĩnh Tường – Tri phủ Nguyễn Thái – cung tiến năm 1881 có nội dung: “Bất thế anh hùng vương tỷ muội; Nhưng tiền cơ chỉ tuế xuân thu”; tạm dịch “Vua chị, vua em, hào kiệt thế gian khó sánh; Còn nền, còn móng, xuân thu hương lưu dài lâu”.

Vào những năm 1943-1945, đồng chí Trường Chinh – Tổng Bí thư của Đảng đã lấy đền thờ Hai Bà Trưng làm một trong những nơi hội họp bí mật để chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội ngày 19/8/1945.

Hiện nay, Đền còn lưu giữ 23 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam, sắc phong sớm nhất là từ đời Vua Lê Hiển Tông năm Cảnh Hưng 44 [ngày 26/7/1783] cho đến sắc phong triệu đại Nguyễn năm Khải Định 9 [25/7/1924], bao gồm sắc phong tôn hiệu cho Hai Bà và các sắc chỉ cho dân làng Hạ Lôi cùng các vùng lân cận phải chăm sóc, giữ gìn đền thờ Hai Bà Trưng.

Ngày 7/10/1980, Khu thành cổ Mê Linh và đền thờ Hai Bà Trưng ở làng Hạ Lôi, xã Mê Linh đã được Bộ Văn hóa và Thông tin [nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch] công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia.

* Giới thiệu khu di tích Đền Bà Triệu [Thanh Hóa]

- Đền Bà Triệu tọa lạc ở làng Phú Điền xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa. Đền cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 18 km về phía nam. Ngôi đền này thờ vị nữ anh hùng Triệu Thị Trinh, người con của huyện Quan Yên, quận Cửu Chân nay thuộc huyện Yên Định. Bà là người có công đánh đuổi giặc Đông Ngô vào thế kỷ thứ III SCN. Nhân dân biết ơn bà cho nên đã lập đền thờ bà hàng năm tổ chức hội để không bao giờ quên ơn người đã có công với tổ quốc.

- Ngôi đền nằm dựa vào sườn núi, sát lề phía Đông đường Quốc lộ 1A bên trái đường theo hướng từ Hà Nội vào. Bên cạnh đền thờ Bà Triệu, cũng có đình thờ bà gọi là đình thờ Thành hoàng làng nằm ở phía Bắc đền cách gần 1 km. Nơi đó dân cư tập trung đông đúc, người người tấp nập.

- Ngôi đền này có diện tích khoảng 4 héc-ta, được xây dựng theo kiến trúc truyền thống vùng Bắc Bộ, bao gồm: cổng ngoại, hồ nước hình chữ nhật, bình phong, cổng nội, tả hữu mạc, tiền đường, trung đường và hậu cung. 

- Ngày nay, đền Bà Triệu là điểm du lịch hấp dẫn nhất của nhiều khách du lịch. Không chỉ là dịp đầu năm mới hay dịp lễ hội, đền Bà Triệu vẫn là địa điểm đến tâm linh của du khách thập phương. Lễ hội đền bà được tổ chức vào 3 ngày tháng 2 âm lịch [từ ngày 21 tháng 02 đến 24 tháng 02 âm lịch]. Ngày lễ này có nhiều hoạt động mang ý nghĩa dân gian, đúng phong cách truyền thống. Các hoạt động có thể kể đến như: tế lễ, rước kiệu, tế nữ quan, lễ Mộc dục, tế Phụng Nghinh... Bên cạnh đó, còn có các tiết mục văn nghệ dân gian như: trò "Ngô - Triệu giao quân", hát chầu văn, thi đấu vật, leo dây, thổi cơm thi, đánh cờ tướng,.. Tất cả đều hòa chung trong không khí tưng bừng của mùa lễ hội. Dân làng thập phương đến đón rước thánh cùng hòa theo điệu nhạc náo nức.

* Giới thiệu Đình Triều Khúc – thờ Bố Cái Đại vương Phùng Hưng

- Đình Triều Khúc tên tự là Miếu Đường Lâm, tọa lạc trên mảnh đất Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Đình Triều Khúc thờ Phùng Hưng – Bố Cái Đại Vương làm thành Hoàng làng. Đình tồn tại trong suốt thời gian dài trong lịch sử và gắn chặt với mảnh đất làng Triều Khúc. Điểm nổi bật của đình làng Triều Khúc vốn là nơi đặt tại bản doanh xưa kia của Bố Cái Đại Vương  Phùng Hưng trong cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Đường. Hiện nay, tại nghi môn của đình vẫn còn bút tích ca ngợi công đức của Phùng Hưng với đôi câu đối:

“An Nam tráng khí sơn hà tại

Bình bắc dư linh thảo mộc chi”

Dịch nghĩa:

[Khí mạnh dựng trời Nam, núi sống còn mãi

Oai thiêng trừ giặc Bắc, cỏ cây còn ghi]

- Đình Triều Khúc nằm trong cụm di tích lịch sử – văn hóa: Đình – Đền – Chùa Triều Khúc, là nơi hội tụ của các tín ngưỡng, tôn giáo cổ tạo nên một không gian văn hóa đặc sắc. Đình là một trong những công trình kiến trúc có quy mô lớn và theo ý nghĩa của người xưa nó có tầm quan trọng ảnh hưởng tới sự thịnh vượng và sự kiện của dân làng. Trong đó, đình Triều Khúc là hợp thể của các đơn nguyên kiến trúc như: nghi môn, phương đình, hai dãy nhà giải vũ, đại đình và hậu cung.

- Tồn tại cho đến nay, ngoài các công trình kiến trúc nghệ thuật, đình Triều Khúc còn lưu giữ được một khối lượng di vật đồ sộ với nhiều thể loại, chất liệu khác nhau gồm [1 cuốn Thần phả ghi sự tích của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, 11 sắc phong sớm là năm Cảnh Hưng 44 [1783], muộn là năm Khải Định 9 [1924], 18 hoành phi và có 4 bức khảm trai, 32 câu đối 2 bộ long ngai bài vị, 3 bộ kiệu và 4 bức cuốn thư sơn son thếp vàng, 1 sập gỗ thờ, 11 bát hương sứ, 5 bộ tam sự bằng đồng, 2 bộ bát bửu, 3 hương án sơn son thếp vàng, mâm bồng, lọ hoa sứ, 1 đôi quán tẩy]. Các di vật này mang  giá trị lịch sử văn hóa cao, đây còn là nguồn tư liệu qúy cho việc tìm hiểu đời sống vật chất, tinh thần của một làng quê truyền thống.

- Năm 1982, đình được Sở Văn hóa Thông tin xếp hạng, đến năm 1993, được Bộ Văn hóa Thông tin [nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch] công nhận xếp hạng là Di tích lịch sử – văn hóa.

Video liên quan

Chủ Đề