Trung tâm Nghiên cứu và ỨNG dụng sinh học

Skip to content

Chức năng:

Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng các vật liệu có cấu trúc nano trong lĩnh vực nông nghiệp, vật liệu xây dựng và các sản phẩm công nghiệp.

Nghiên cứu hoàn thiện qui trình sản xuất/ tổng hợp các sản phẩm polymer sinh học, các sản phẩm tái sinh.

Nhiệm vụ:

  • Nghiên cứu các sản phẩm phân bón, thuốc BVTV và các chế phẩm phục vụ nông nghiệp
  • Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng các chất có hoạt tính sinh học vào sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp sạch.
  • Nghiên cứu cơ bản, ứng dụng công nghệ nano và Vật liệu mới trong sản xuất sản phẩm chế phẩm ứng dụng trong nông nghiệp và một số lĩnh vực liên quan.
  • Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng vật liệu kim loại nano làm xúc tác cho các phản ứng tổng hợp hữu cơ.
  • Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng các loại phụ gia cho nhiên liệu, nhiên liệu sinh học, nhiên liệu sạch.
  • Thiết kế, tư vấn và chuyển giao công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học không bã thải, tinh dầu, hương liệu, tổng hợp hữu cơ.

Nhân sự: 

Số lượng cán bộ nhân viên là 9 người (7 BC + 2 HĐ dài hạn) với 3 TS, 1ThS.NCS. 3 ThS và 2 CN/KS (3 NVCC, 06 NCV). Bao gồm 01 Giám đốc Trung tâm, 01 phó Giám đốc trung tâm và 7 nhân viên cụ thể như sau:

  • Giám đốc Trung tâm: TS.NCVC. Bùi Duy Du
  • Phó Giám đốc Trung tâm: ThS. Huỳnh Thành Công
  • Nhân viên:
  1. NCVC. Nguyễn Thị Thu Thảo
  2. NCVC. Lại Thị Kim Dung
  3. ThS/NCS. NCV. Lê Nghiêm Anh Tuấn
  4. NCV. Trương Thanh Ngọc
  5. NCV. Đoàn Ngọc Giang
  6. NCV. Trần Phước Thọ
  7. NCV. Dương Thị Thùy Nhung

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT Y SINH TIÊN TIẾN

—♦—

I. TÊN GỌI

Tên Tiếng Việt: Trung Tâm nghiên cứu và Ứng dụng kỹ thuật Y sinh tiên tiến

Tên Tiếng Anh: Center of Advanced Biomedical Research and Application

II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

1. Chức năng: Nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ sinh học, phát triển các công nghệ nền và ứng dụng công nghệ nền để tạo ra các sản phẩm khoa học có giá trị đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội; ươm tạo và chuyển giao công nghệ; thực hiện, cung ứng các dịch vụ khoa học và công nghệ theo nhu cầu của xã hội; thương mại hóa sản phẩm; đào tạo và liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ về sinh học, công nghệ sinh học và các lĩnh vực liên quan với các đơn vị trong và ngoài Đại học Huế để cung cấp nguồn nhân lực công nghệ cao cho xã hội.

2. Nhiệm vụ:

– Nghiên cứu khoa học; – Ươm tạo và chuyển giao công nghệ; – Thương mại hóa sản phẩm; – Cung cấp, hỗ trợ các dịch vụ tư vấn khoa học và công nghệ; – Hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng; – Cung cấp các dịch vụ khoa học công nghệ; – Tổ chức bộ máy, tuyển dụng, quản lý, xây dựng; xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của viên chức, người lao động; – Quyết định mời, ký kết hợp đồng với chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước; – Quản lý, đảm bảo quyền và lợi ích của người học; – Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực; xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị theo phân cấp của Đại học Huế;

– Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Đại học Huế giao và theo quy định của pháp luật.

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm bao gồm: – Giám đốc Trung tâm; – 10-12 cán bộ nghiên cứu/giảng viên làm việc theo chế độ kiêm nhiệm (tuỳ theo quy mô hoạt động của Trung tâm ở từng thời điểm); – Nhân viên hỗ trợ;

Ngoài ra, Trung tâm còn thường xuyên liên kết hợp tác nghiên cứu với các cán bộ, giảng viên trong và ngoài Đại học Huế thông qua đội ngũ cán bộ phối hợp.

TT Họ và tên Học hàm/học vị Chuyên ngành Đơn vị công tác Vị trí công việc
1 Trương Thị Hồng Hải PGS.TS Khoa học nghề vườn/ Công nghệ sinh học Viện CNSH Giám đốc
2 Hoàng Tấn Quảng TS Sinh lý thực vật/ Công nghệ sinh học Viện CNSH Cán bộ phối hợp
3 Nguyễn Thị Kim Cúc TS Y sinh Viện CNSH Cán bộ phối hợp
4 Nguyễn Văn Phi Hùng TS Công nghệ sinh học Viện CNSH Cán bộ phối hợp
5 Đặng Thanh Long ThS Sinh học thực nghiệm Viện CNSH Cán bộ phối hợp
6 Hồ Thị Hoàng Nhi KS Công nghệ sinh học Viện CNSH Cán bộ phối hợp
7 Nguyễn Văn Hoan Viện CNSH Nhân viên hỗ trợ
8 Tôn Nữ Vân Anh PGS.TS Nhi Khoa Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế Cán bộ phối hợp
9 Phan Thị Minh Phương PGS.TS Miễn dịch Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế Cán bộ phối hợp
10 Nguyễn Văn Cầu BSYK Ung thư Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế Cán bộ phối hợp
11 Lê Phan Minh Triết TS Sinh học phân tử và Công nghệ sinh học Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế Cán bộ phối hợp
12 Nguyễn Hoàng Bách TS Khoa học sự sống và Công nghệ sinh học Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế Cán bộ phối hợp
13 Nguyễn Thanh Tùng TS Khoa học y học Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế Cán bộ phối hợp
14 Phù Thị Hoa TS Hóa sinh và sinh học phân tử Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế Cán bộ phối hợp

Trung tâm Sinh học Thực nghiệm thuộc Viện Ứng dụng công nghệ thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng các công nghệ cao, công nghệ mới trong lĩnh vực sinh học.

Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ cao, công nghệ mới về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao vào sản xuất và đời sống, trong đó tập trung vào nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất và chế biến dược liệu, môi trường, bảo tồn và phát triển nguồn gen.

Tổ chức, tham gia các hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ sinh học, nông nghiệp, chế biến thực phẩm/dược liệu, môi trường…

Hợp tác nghiên cứu khoa học, liên doanh, liên kết, đầu tư thử nghiệm, phát triển kĩ thuật, công nghệ mới, dịch vụ khoa học và công nghệ; Tư vấn xây dựng các dự án công nghệ, công nghệ cao phù hợp trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng được giao.

Thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ thử nghiệm, đo lường, đánh giá chất lượng sản phẩm, tư vấn, cung cấp giải pháp kĩ thuật, chế thử sản phẩm; Chuyển giao công nghệ; Sản xuất, kinh doanh các chế phẩm/sản phẩm là kết quả nghiên cứu, sản phẩm/hàng hóa công nghệ cao, máy móc, thiết bị hoặc dây chuyền công nghệ, vật tư, nguyên vật liệu, chuyên ngành…

Điều lệ tổ chức hoạt động của TT Sinh học thực nghiệm: Tải tại đây

Ban Giám đốc

Phòng Quản lý tổng hợp

Phòng Hóa sinh môi trường

Phòng Nghiên cứu chế thử các sản phẩm sinh học

Giải ba – Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 1996 về Công nghệ sản xuất các chế phẩm giàu dinh dưỡng và giàu hoạt chất sinh học từ nguồn vi tảo cho người và động vật.

Giải thưởng Kovalevskaia năm 2012 dành cho tập thể.

Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2015 dành cho tập thể.

Được cấp 01 sáng chế (Phương pháp phân lập và giữ giống tảo Spirulina – Số 13874 năm 2015), 02 giải pháp hữu ích (Quy trình nhân giống cây Lan kim tuyến – Số 1486 năm 2017 và Quy trình sản xuất dầu dừa nguyên sinh – Số 1502 năm 2017) và hơn 150 bài báo công bố trên Tạp chí và Hội nghị chuyên ngành trong nước và Quốc tế.

Nhiều kết quả nghiên cứu KH&CN đã được chuyển giao thành công cho nhiều địa phương: Hải Dương, Vĩnh Phúc, Lai Châu, Cao Bằng, Phú Yên, Thanh Hóa, Bến Tre, Hà Nam…