Trường hợp nào được miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi Ngày hỏi

Ngày hỏi:04/04/2018

 Luật Thương mại 2005  Dịch vụ Logistics  Hoạt động thương mại

Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thành Hưng, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động thương mại. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Thanh Hưng [thanhhung*****@gmail.com]

Nội dung này được Ban biên tập LawNet tư vấn như sau:

  • Theo quy định tại Điều 237 Luật Thương mại 2005 thì các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được quy định cụ thể như sau:

    - Ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sau đây:

    + Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;

    + Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;

    + Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá;

    + Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải;

    + Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận;

    + Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.

    - Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễ hoặc thực hiện dịch vụ logistics sai địa điểm không do lỗi của mình.

    Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Thương mại 2005.

    Trân trọng!


Xin chào luật sư, em muốn đặt câu hỏi về thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thì trong những trường hợp nào thì được miễn trách nhiệm? Căn cứ pháp lý nào? Em xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hôm nay, ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thì Việt Luật sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm về điều kiện kinh doanh cũng như quyền và nghĩa vụ của thương nhân khi kinh doanh dịch vụ này nhé.

  • Luật Thương mại 2005 số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.

Theo Điều 233 của bộ luật này nêu rõ định nghĩa về dịch vụ logistics. Theo đó, dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

2. Điều kiện để kinh doanh dịch vụ logistics:

Theo Điều 234 của bộ luật này quy định có 02 điều kiện để một thương nhân có thể kinh doanh dịch vụ này, đó là:

– Thương nhân là doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ logistics theo luật định.

– Các điều kiện để kinh doanh do Chính phủ quy định.

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân:

– Trong quá trình thực hiện hợp đồng, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác so với yêu cầu của khách hàng trong trường hợp có lý do chính đáng liên quan đến lợi ích của khách hàng, nhưng phải nói, thỏa thuận với khách hàng trước khi thực hiện.

– Khi xảy ra trường hợp có những vấn đề không thực hiện được toàn bộ hay chỉ thực hiện được một phần chỉ dẫn của khách hàng thì phải liên hệ ngay với khách hàng để được nhận chỉ dẫn.

– Trường hợp trong hợp đồng không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.

– Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí khác.

– Thương nhân có nghĩa vụ chấp hành đúng các quy định của pháp luật về vận tải hoặc vận chuyển hàng hóa trong quá trình làm việc.
– Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân:

Xem thêm: Chuyển nhượng thương hiệu

Theo Điều 237 cùng bộ luật quy định các trường hợp thương nhân được miễn trách nhiệm như sau:

– Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền. Trường hợp này phần lỗi nằm về phía bên khách hàng nên bên thương nhân không phải chịu trách nhiệm. Việc khách hàng không thực hiện đúng việc chỉ dẫn, cũng như cung cấp những thông tin cần thiết, đúng đắn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện hoạt động của mình thì nếu xảy ra sai sót, dĩ nhiên không phải là lỗi của thương nhân, thương nhân không phải chịu trách nhiệm.

– Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền. Trường hợp này xảy ra khi chỉ dẫn của khách hàng là nguyên nhân dẫn đến tổn thất cho sản phẩm. Đây cũng là lỗi của khách hàng, không phải do thương nhân.

– Tổn thất do khuyết tật của hàng hoá. Vấn đề nằm ở hàng hóa và thương nhân không có quyền kiểm tra nội dung bên trong sản phẩm, do vậy, xét theo khía cạnh khách quan, đây cũng không phải là lỗi bên phía thương nhân. Vì không phải trong quá trình vận chuyển xảy ra tổn thất nên thương nhân cũng không phải chịu trách nhiệm.

– Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải

– Trong trường hợp thương nhân bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận thì thương nhân không phải chịu trách nhiệm.

– Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.

Ngoài ra, các trường hợp được miễn trách nhiệm nằm vào Điều 194 cùng bộ luật cũng được áp dụng cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và các thương nhân này cũng không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễ hoặc thực hiện dịch vụ logistics sai địa điểm không do lỗi của mình.

Trên đây là một số thông tin mà Việt Luật cung cấp cho quý khách hàng. Mọi thắc mắc xin liên hệ dịch vụ thành lập công ty logistics tại Việt Luật qua số điện thoại bàn  02436.856.856 để được tư vấn thêm.

Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Trong trường hợp vi phạm các nghĩa vụ hợp đồng, sẽ làm phát sinh trách nhiệm hợp đồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người làm dịch vụ logistics được miễn trách nhiệm.

Miễn trách nhiệm hiểu đơn giản là việc vi phạm không phải chịu các hình thức chế tài cho hành vi vi phạm của mình gây ra.

Theo Khoản 1 tại Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm như sau:

+ Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận. Theo đó, các điều khoản của hợp đồng do các bên tự do thỏa thuận và không được trái với pháp luật. Do vậy, các bên có quyền tự do thỏa thuận các trường hợp miễn trách nhiệm khi giao kết hợp đồng thương mại.

Thỏa thuận giữa các bên về trường hợp miễn trách nhiệm phải tồn tại trước khi hành vi vi phạm xảy ra và có hiệu lực đến thời điểm bên bị vi phạm áp dụng chế tài.

+ Xảy ra sự kiện bất khả kháng. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép [khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2005].

Theo thông lệ chung, sự kiện bất khả kháng thường được hiểu là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra [thiên tai] như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần… hoặc các hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của Chính phủ…

+ Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia. Theo đó, nếu một bên vi phạm hợp đồng nhưng việc vi phạm mà là do lỗi của bên vi phạm thì bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm đối với vi phạm đó. Như vậy, căn cứ để miễn trách nhiệm trong trường hợp này là phải do lỗi của bên vi phạm. Lỗi này có thể là lỗi hành động hoặc không hành động.

+ Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên đã biết về việc thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể dẫn đến vi phạm hợp đồng mà vẫn đồng ý giao kết hợp đồng thì không được miễn trách nhiệm.

Ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định ở trên, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sau đây [theo Khoản 1 Điều 237 Luật Thương mại 2005]:

+ Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền. Trường hợp này phần lỗi nằm về phía bên khách hàng nên bên thương nhân không phải chịu trách nhiệm. Việc khách hàng không thực hiện đúng việc chỉ dẫn, cũng như cung cấp những thông tin cần thiết, đúng đắn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện hoạt động của mình thì nếu xảy ra sai sót, dĩ nhiên không phải là lỗi của thương nhân, thương nhân không phải chịu trách nhiệm.

+ Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền. Trường hợp này xảy ra khi chỉ dẫn của khách hàng là nguyên nhân dẫn đến tổn thất cho sản phẩm. Đây cũng là lỗi của khách hàng, không phải do thương nhân.

+ Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá. Thương nhân không có quyền kiểm tra nội dung bên trong sản phẩm, do vậy, xét theo khía cạnh khách quan, đây cũng không phải là lỗi bên phía thương nhân. Vì không phải trong quá trình vận chuyển xảy ra tổn thất nên thương nhân cũng không phải chịu trách nhiệm.

+ Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải.

+ Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận.

+ Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễ hoặc thực hiện dịch vụ logistics sai địa điểm không do lỗi của mình [theo Khoản 2 Điều 237 Luật Thương mại 2005].

Như vậy, nếu xảy ra các trường hợp theo quy định trên đây, người làm dịch vụ logistics sẽ không phải chịu các hình thức chế tài cho hành vi vi phạm của mình gây ra.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005

Luật Hoàng Anh

Video liên quan

Chủ Đề