Lẳng lặng mà nghe tiếng phượng loan nghĩa là gì

Đọc tuần báo Thế giới số 16 thấy nơi bài Lối văn bình dân, ông Phan Văn Thiết viết, có một đoạn rằng:

"Cách đây độ năm chục năm, tỉnh Quảng Nam đương bị Nghĩa hội chiếm cứ, cự Pháp, cự triều, triều đình có phái Khâm sai đem binh vô hiệp với binh Pháp mà dẹp cho yên. Có người đặt cái vè đạo Khâm sai như sau này:

Vè Khâm sai

"Lẳng lặng mà nghe cái vè Sai đạo: Danh vi trấp bảo, vụ dĩ an dân, Khâm sai đại thần kéo vô Đà Nẵng. Tướng quân đều sẵn, Tán lý, Tán tương. Chú Bang, chú Thương, chú Đề, chú Lãnh; Quân ròng tướng mạnh, các đạo, các cơ. Đánh trống mở cờ, kéo vô tỉnh cũ. Phân quân vừa đủ, phái vãng thượng du. Thác Cá, Rập Cu, đôi đường tấn tiệu. Nhất thời phương liệu, Văn Miếu đồn binh. Ai thấy cũng kinh, gọi Khâm sai giỏi. Kêu dân tới hỏi, rằng Nghĩa đã tan. Hạnh hoặc tương an, thị vi thạnh sự. Sau lên Phong Thử, quân Nghĩa tứ vi, May chẳng hề chi, nhờ ba chú Pháp. Thâu quân, yển giáp, trở lại La Thành. Từ ấy thất kinh, vừa làm vừa sợ Tướng chi tướng dở, vị luyện quân tình Chẳng có Tây binh, e không khỏi chết. Chước chi cũng hết, năm ngoái năm ni Làm chẳng ra chi, lại thêm ăn bậy: Lũ quân đi lấy, các tướng về chia. Thôi đã tràn đìa, cái chi cũng xách: Cái quần đã rách, cái áo đã tơ, Cũng giành mà quơ, huống chi cái khá. Kẻ thì đào mả, người lại phá nhà, Những chó, những gà, những heo, những vịt Bắt mà ăn thịt, lại bán lấy tiền, Đem về Thừa Thiên, Nghĩa Bình, Quảng Trị

Thậm vi khả bỉ, quân lệnh Khâm sai!..."

Bài Lối văn bình dân còn dài nữa, nhưng nói về cái vè Khâm sai thì chỉ có bấy nhiêu.

Cái vè này xuất sản ở tỉnh Quảng Nam, nhưng hiện giờ người Quảng Nam không mấy ai thuộc nó. Nhờ một tờ báo ở Nam Kỳ chép lại, làm nó lại được truyền bá ra giữa làng văn, cũng là một sự vẻ vang cho văn học bình dân của tỉnh Quảng Nam lắm vậy.

Những sự thực trong cái vè ấy mà tác giả không cử ra hết, chúng tôi xin bổ chú vào dưới đây những điều mình biết, để gọi là góp một phần công cán với bạn đồng nghiệp vào sự truyền bá văn học bình dân.

*

* *

Trước hết giải những chữ cần phải giải trong cái vè ấy.

"Sai đạo" là đạo Khâm sai; nói rõ hơn nữa là đạo binh có quan Khâm sai cầm đầu.

"Trấp bảo" do chữ "trấp loạn bảo dân", nghĩa là dẹp loạn giữ dân. Cả câu "trấp bảo, vụ dĩ an dân" chắc là một câu trong tờ trát hoặc tờ hịch bấy giờ, nghĩa là dẹp loạn để giữ cho dân được an ổn. Đạo Khâm sai kéo vào là lấy cái danh nghĩa ấy.

Đà Nẵng tức là Cửa Hàn, Tourane.

Tán lý, Tán tương, Bang biện, Thương biện, Đề đốc, Lãnh binh đều là những chức quan hoặc văn hoặc võ dưới quyền quan Khâm sai. Hàng các quan mà gọi bằng "chú" là có ý khinh thị lắm.

Sau khi Kinh thành thất thủ, văn thân Quảng Nam do ông Nguyễn Duy Hiệu làm lãnh tụ, nổi lên chiếm cứ tỉnh thành, đuổi các quan triều hết cả, rồi lại bỏ chỗ tỉnh thành đó đi mà không đóng giữ, cho nên bấy giờ gọi chỗ đó là "tỉnh cũ", tức tỉnh thành Quảng Nam ngày nay.

Binh văn thân Quảng Nam gọi là Nghĩa hội. Nghĩa hội bỏ tỉnh cũ rồi kéo lên đóng tỉnh mới ở làng Trung Phước, về miệt nguồn, thuộc huyện Quế Sơn, cho nên gọi là "thượng du".

Thác Cá, tên một khúc sông; Rập Cu, tên một cái đèo. Ở miền dưới đi lên Trung Phước, đường thủy do Thác Cá, đường bộ qua đèo Rập Cu.

Văn Miếu đây là Văn Miếu hàng tỉnh, ở tại làng La Qua, cách tỉnh thành chừng vài cây số. Lúc đạo Khâm sai kéo vô, các quan thì trú trong thành tỉnh còn quân lính thì tạm đóng ở Văn Miếu.

"Hạnh hoặc tương an, thị vi thạnh sự", câu ấy chắc cũng là một câu trong tờ tư của đạo Khâm sai bấy giờ, Tư về Kinh nói như thế. Ý nói: sau khi kêu dân chung quanh đó đến hỏi, thì họ nói Nghĩa hội đã tan rồi, như thế là may mà bên dân bên giặc đã được ăn ở cùng nhau, là việc tốt lắm.

Nói thế chứ không thật, Nghĩa hội vẫn còn. Cho nên đạo Khâm sai phải kéo đi đánh. Phong Thử là một làng ở trên tỉnh chừng 15 cây số. Khi quân Khâm sai lên tới đó thì bị quân Nghĩa hội vây, may nhờ có quân Pháp cứu viện mới được thoát chết.

La Thành tức là tỉnh thành Quảng Nam, đóng ở làng La Qua.

Đạo Khâm sai đóng ở tỉnh trải hai năm, năm Tuất và năm Hợi, tức là Đồng Khánh nguyên niên và nhị niên. Bài vè này chắc làm ở năm Hợi, cho nên nói "năm ngoái năm ni".

Sự đào mả, phá nhà, bây giờ không lấy đâu ra chứng cứ. Chỉ nghe có một chuyện thế nầy:

Bấy giờ ông Phạm Phú Lâm được cử làm phó Khâm sai, cùng đi điều khiển đạo quân ấy. Ông Lâm người Quảng Nam, ở làng Đông Bàn, cháu gọi ông Phạm Phú Thứ bằng chú ruột. Nghĩa hội được tin ấy, cho người ra Huế đón đường nói với ông, bảo đừng theo binh triều mà về. Nếu về, Nghĩa hội sẽ đào mả ông Phạm Phú Thứ. Thế rồi ông Lâm sợ, vừa đi tới Hải Vân quan thì cáo bệnh mà trở về Kinh. Bị Ngự sử tham, ông Lâm phải cách chức.

Về  sự  đào  mả, chúng  tôi  chỉ  biết  có  chuyện ấy. Nhưng mới ngăm, chứ chưa đào.

*

* *

Nay đến sự thực và ý nghĩa của cái vè, chúng tôi xin nói thêm một ít nữa cho bạn đọc được rõ hơn.

Năm Ất Dậu, Kinh thành thất thủ, trải ba bốn tháng vua Đồng Khánh mới lập lên, rồi qua năm sau mới có đạo Khâm sai về dẹp loạn ở Quảng Nam.

Quan Khâm sai là ông Phan Liêm, con ông Phan Thanh Giản. Còn phó Khâm sai là ông Phạm Phú Lâm, vừa nói trên đó. Ông nầy đi nửa đường rồi trở lại, thành ra cuộc hành binh đó chỉ có một mình ông Phan Liêm chịu cả trách nhiệm.

Lúc đó tỉnh Quảng Nam, quan chúa tỉnh còn là Tuần vũ, chưa đặt Tổng đốc. Quan Tuần trước là ông Nguyễn Văn Ngoạn, đã bị quân Nghĩa hội đuổi đi, khiêng mà trả về Quảng Nghĩa rồi. Tỉnh thành bỏ trống đã mấy tháng; sau đức Cảnh Tôn lên ngôi, triều đình mới cho ông Châu Đình Kế về làm Tuần vũ. Lúc đạo Khâm sai vào, là lúc có ông Kế làm chúa tỉnh ở đó rồi.

Người ta nói ông Châu Đình Kế ưa uống rượu lắm. Lúc có quan Khâm sai về ở tỉnh, quan Tuần cứ đặt tiệc mời quan Khâm sai chén luôn luôn, chứ chẳng hề nói đến việc tiến binh.

Binh triều bấy giờ kể ra thì về khí giới, về sự tập luyện, còn kém binh Nghĩa hội nữa. Cho nên dù có dựa lưng người Pháp, quan Khâm sai cũng không dám đương trường đánh với binh Nghĩa hội.

Bởi vậy trong hai năm đó, Nghĩa hội đắc thế mà hoành hành lắm. Quan bên triều chỉ cai trị các miền từ đường thiên lý đổ xuôi, còn các miền trên đều ở trong phạm vi thế lực của Nghĩa hội. Các toán lính của đạo Khâm sai chỉ có một lần lên đóng làng Phong Thử, một lần lên đóng tại làng Bảo An, đi thị oai như thế rồi lại rút về.

Về sau dẹp yên Nghĩa hội được là nhờ binh của người Pháp cả. Đạo Khâm sai chẳng hề làm trầy quân Nghĩa hội được một tí da.

Thế mà theo lời mấy ông già bà cả thuật lại, cả hai năm đóng tại làng La Qua, các làng chung quanh gần đó đều mang lấy khổ. Giặc thì họ không đánh, chỉ cứ lâu lâu lại thả quân ra cướp bóc thiên hạ một lần, gọi là "đi càn". Mỗi lần đi càn về, được những gì, các ông tướng công nhiên đem chia với nhau.

Chúng ta đọc một đoạn cuối cùng của cái vè, từ câu Làm chẳng ra chi, lại thêm ăn bậy giở xuống, thì thấy việc hành binh của người mình bấy giờ như thế đó, bảo sao mà chẳng mất nước cho được?

Cái vè không biết tự tay nào đặt ra. Tuy không hay gì chớ cũng đã cung cấp cho nhà làm sử sau này được một món sử liệu.

  1. Bài này ký Thạch Bổ Thiên, về giọng điệu, văn phong thì bài này tỏ rõ là thuộc ngòi bút Phan Khôi.

Phóng toTrong từ điển tiếng Việt, cố chấp được hiểu là cứ một mực giữ nguyên suy nghĩ, ý kiến của mình theo những quan niệm cứng nhắc sẵn có, hoặc là ghim giữ mãi những sai sót của người khác đến mức có định kiến.

Do vậy, cố chấp mặc nhiên bao hàm nghĩa thiếu tích cực, dễ ảnh hưởng xấu đến những mối quan hệ xung quanh. Biết là thế, nhưng không phải ai cũng dễ tránh được tính xấu đó.

Kiên trì lập trường

Từ 2 năm nay, chiến tranh lạnh đã thường xuyên xảy ra trong gia đình chị Hoàng Thu, tiểu thương chợ Nguyễn Tri Phương, quận 10, khi đứa con trai duy nhất của vợ chồng chị lên lớp 6. Vợ chồng họ dồn hết tình cảm của mình cho đứa con duy nhất này, vì thằng bé còn là cháu đích tôn của nhà anh Đức. Thế nhưng cách biểu hiện tình thương con của hai vợ chồng thì hoàn toàn khác nhau. Chị Thu muốn cho con phát triển một cách toàn diện, nên thấy con có năng khiếu gì, chị đều khuyến khích cho con theo học.

Trái lại, anh Đức chỉ muốn con tập trung vào mỗi một việc học để cuối năm đạt học sinh giỏi, những chuyện học “linh tinh” tính sau. Vì thế, mới đây chị Thu đã phải nhờ cả những người thân để vận động chồng chị chấp nhận cho con học môn võ cổ truyền mà thằng bé rất thích. Không phải chị muốn con mình trở thành võ sư hay huấn luyện viên, mà chỉ muốn thằng bé bớt thụ động và giảm nguy cơ béo phì.

Tuy nhiên, mọi người giải thích, thuyết phục mãi mà anh Đức vẫn kiên trì lập trường: “Con nít chỉ có mỗi việc học văn hóa mà thôi. Bày đặt học võ có ngày gãy tay, gãy chân,… ai chịu?”.

Gần một tuần lễ trôi qua nhưng không khí trong gia đình vợ chồng chị Phương Nghi, chủ cơ sở làm móng tay trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1, cứ nặng nề như có tang. Đầu tuần trước, anh Quang Dụng, chồng chị, trong một lần quá chén với bạn bè, đã bị vợ cằn nhằn. Biết mình sai nhưng thay vì yên ổn đi ngủ như những lần trước, anh lại nổi hứng lè nhè nhắc lại một số “công lao” của mình với gia đình bên vợ.

Mục đích của anh là “kể công chuộc tội”. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của “thần men” nên cách nói năng của anh có phần thiếu tế nhị, khiến chị Nghi cảm thấy tổn thương lòng tự trọng, dù những điều anh nói hoàn toàn là sự thật. Khi anh tỉnh rượu, biết mình lỡ lời, anh cố tìm cách thanh minh.

Nhưng mỗi lần anh mở lời là chị “nhảy” ngay vào miệng chồng chỉ với đúng một câu mát mẻ: “Phải, dòng họ nhà tôi chịu ơn anh. Không có anh, chắc nhà tôi cạp đất mà ăn chứ không được như bây giờ”. Không có cơ hội chuộc lỗi, anh Dụng rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan”.

Không nói… mìn vẫn nổ

Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, việc “kiên trì lập trường” trong những tình huống trên chỉ thể hiện tính cố chấp của con người. Dưới góc độ tâm lý, cố chấp là một trong nhiều biểu hiện cụ thể ra ngoài của sự ích kỷ, cá nhân. Còn trong quan hệ vợ chồng, đó chính là biểu hiện của tính gia trưởng, độc đoán.

Trên thực tế, trong những gia đình có người cố chấp, người còn lại thường tránh xung đột bằng cách lẳng lặng làm theo ý người kia cho xong chuyện. Tuy nhiên, theo chị Phương Thùy, nội trợ, ngụ tại phường 2, Tân Bình, đó chỉ là cách giữ yên lặng giữa bãi mìn nổ chậm chứ không làm cho “mìn” vĩnh viễn mất tác dụng. Do vậy, không khí gia đình chỉ ngày càng nặng nề hơn chứ không yên ổn được, sớm muộn gì cũng bùng nổ”.

Chi Thùy kể, do hoàn cảnh nên chị “rổ rá cạp lại” với anh Hồ Dũng, chủ một cơ sở khoan giếng. Anh Dũng đi làm suốt ngày, chị chỉ ở nhà chăm sóc con cái. Thế nhưng, hai con của chị cộng với đứa con chồng đã thành một thế giới trẻ con phức tạp hơn chị nghĩ rất nhiều.

Chiều theo con mình thì sợ câu “mấy đời bánh đúc có xương” còn chiều theo con chồng thì con mình giận dỗi: “trời mưa bong bóng phập phồng…” . Mà thằng bé con anh lại quá “chảnh” với vị thế: “con cầu tự, cháu nối dõi, bố làm ra tiền, muốn gì được nấy từ khi mẹ mất” nên trong mắt nó, hai con chị chẳng là cái đinh gì.

Chị Thùy không ghét bỏ gì con chồng nhưng thằng bé có nhiều tính xấu, nếu không uốn nắn kịp thời sẽ hư. Vì thế mỗi khi thuận lợi, chị đều tranh thủ đem vấn đề “con anh con em” để thăm dò ý kiến của chồng. Những lúc ấy anh lại bảo: “Từ nhỏ nó quen như vậy rồi, rằng chiều một chút, có chết ai đâu?”. Chị bị chồng chưa hiểu sâu xa vấn đề, nói thêm mấy lời thì anh gạt ngang: “Không chịu được thì mình chia tay”.

Chị Thùy tâm sự: “Những khi như vậy tôi không nói nữa thì anh vui ra mặt. Nhưng anh không biết sự cực đoan, cố chấp của anh đang ngày càng tích tụ và ngấm dần trong sự im lặng của tôi. Ba năm chung sống, sự im lặng khó chịu đó đã bùng nổ một cách dữ dội. Chúng tôi chấm dứt cuộc sống chung một cách nặng nề, mà lẽ ra kết cục đã không thể đi đến đó nếu tôi cương quyết phân tích đúng sai với anh ngay từ đầu”.

Ngày 2-9-2004, trong buổi tiệc mừng 50 năm ngày cưới của mình, bà Phương Diệp, giáo viên nghỉ hưu, ngụ phường 22, quận Bình Thạnh đã nhắc nhở con cháu: “Gia đình là môi trường dễ bộc lộ một cách trung thực tất cả khí chất, tính tình của các thành viên. Đặc biệt là trong quan hệ vợ chồng, mối quan hệ vốn gần gũi đến mức người này biết rõ người kia có mấy chiếc nốt ruồi trên người, thì càng có nhiều cơ hội phơi bày, xào xáo, gút mắc…”.

Lẽ ra, biết lỗi thì nhận lỗi, thấy sai thì sửa sai, nhưng tâm lý phổ biến của người Việt Nam mình là nói lời cảm ơn thì dễ hơn lời xin lỗi. Khi biết mình sai, nhiều người lại chọn cách im lặng để nhận lỗi thay vì nói ra.

Do vậy, khi đã hiểu người khác biết sai rồi thì đừng ép họ thừa nhận cái sai theo cách của mình. Nếu cứ cố chấp, buộc người kia mở lời xin lỗi mới chịu, thì không phải là sự khôn ngoan của người biết quý trọng hạnh phúc gia đình”.

Bạn thấy bài viết thế nào?

Video liên quan

Chủ Đề