Trưởng trung học phổ thông quảng ning quảng bình năm 2024

Bước vào năm học 2023 - 2024, ngành giáo dục Quảng Ninh đã “mạnh tay” ưu tiên chi gần 1.200 tỉ đồng để đầu tư cơ sở vật chất trường học, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, quan tâm phát triển trường học theo tiêu chí chất lượng cao. Qua đó kéo giảm khoảng cách giáo dục giữa các vùng, miền.

Trưởng trung học phổ thông quảng ning quảng bình năm 2024
Ngày khai giảng tại trường THPT Bình Liêu. Ảnh: Đoàn Hưng

Ngày 5.9, hòa chung trong không khí rộn ràng cùng học sinh cả nước đến trường, niềm vui của thầy trò và phụ huynh trường THPT Bình Liêu (khu Bình Quân, thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu) còn nhân lên khi được đón năm học mới trong ngôi trường mới khang trang.

Được xây dựng từ tháng 11.2022, hoàn thành tháng 8.2023, ngôi trường rộng 20.000m2, bao gồm khối nhà học chính (gồm 18 phòng học), nhà học bộ môn, nhà hiệu bộ, nhà công vụ cho giáo viên ở xa, nhà đa năng, sân bóng đá) với tổng mức đầu tư 94 tỉ đồng.

Đây là 1 trong 3 trường THPT chất lượng cao được tỉnh Quảng Ninh khánh thành và đưa vào sử dụng trong năm học 2023 - 2024, đồng thời là 1 trong 12 công trình tiêu biểu được Quảng Ninh lựa chọn gắn biển chào mừng 60 năm ngày thành lập tỉnh (30.10.1963 - 30.10.2023).

Ông Đinh Quốc Tuấn – Hiệu trưởng Trường THPT Bình Liêu – cho biết: “Năm học này, nhà trường có 500 học sinh, đa phần là con em đồng bào các dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ… Trường cũ chỉ rộng khoảng 8.000m2, chuyển ra ngôi trường mới có diện tích 20.000m2 với quy mô phòng học đầy đủ, thiết bị dạy học hiện đại, tạo điều kiện tốt nhất để nhà trường tổ chức đổi mới các hoạt động giáo dục, đa dạng hóa các hình thức giáo dục”.

Trưởng trung học phổ thông quảng ning quảng bình năm 2024
Trường THPT Bình Liêu là 1 trong 3 trường THPT chất lượng cao đưa vào sử dụng trong năm học 2023 - 2024. Ảnh: Đoàn Hưng

Theo kế hoạch năm học 2023 - 2024, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 629 cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông với 361.874 trẻ mầm non và học sinh các cấp học. Tính đến năm học 2022-2023, số trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia đạt 560/629 trường (tỉ lệ 89,03%).

Bước vào năm học mới 2023 – 2024, ngành giáo dục tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư nguồn lực lớn cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học. Trong đó chi 565 tỉ đồng xây dựng 8 trường chất lượng cao; 175 tỉ đồng (trong đó cấp huyện 165 tỉ đồng và cấp tỉnh 10 tỉ đồng) sửa chữa, cải tạo trường, lớp học; chi 445 tỉ đồng mua sắm thiết bị theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018… nâng tỷ lệ phòng học kiên cố hóa của cả tỉnh lên 92,1%.

Cơ sở vật chất trường, lớp được đầu tư xây mới, cải tạo, sửa chữa; tỉ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 89,19%.

Trưởng trung học phổ thông quảng ning quảng bình năm 2024
Trường THPT Quảng La (TP Hạ Long) dự kiến đưa vào hoạt động trong tháng 10.2023. Ảnh: Đoàn Hưng

Trước đó, Sở Giáo dục đào tạo (GDĐT) Quảng Ninh đã phối hợp với các địa phương tham mưu rà soát, bố trí, sắp xếp, phát triển mạng lưới trường, lớp gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương.

Ông Trịnh Đình Hải – Phó Giám đốc Sở GDĐT Quảng Ninh - cho biết: “Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục triển khai xây dựng các công trình như: Trường THPT Trần Phú, THPT Ngô Quyền, THPT Uông Bí, THCS Hải Hà (Hải Hà), Tiểu học Đông Ngũ I (Tiên Yên), Tiểu học Đồng Tiến (Cô Tô)…

"Tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đến năm 2025, mỗi huyện có ít nhất một trường học công lập ở mỗi cấp học giáo dục phổ thông; mỗi thành phố, thị xã có 1 trường THPT công lập theo tiêu chí chất lượng cao” - ông Hải nói

Quảng Ninh cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2030 sẽ nằm trong nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về trình độ, chất lượng phát triển giáo dục, đào tạo.

Giao chỉ tiêu phát triển lớp, học sinh cho các trường THPT, THCS và THPT công lập trên địa bàn tỉnh năm học 2024 - 2025

(Quang Binh Portal) - Ngày 16/4/20224, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 935/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển lớp, học sinh cho các trường trung học phổ thông (THPT), trung học cơ sở (THCS) và THPT công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm học 2024 - 2025.

Cụ thể, UBND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển lớp, học sinh cho Trường THPT Minh Hóa 21 lớp, với 885 học sinh; THCS và THPT Trung Hóa 21 lớp, 825 học sinh; THCS và THPT Hóa Tiến 24 lớp, 921 học sinh; THPT Tuyên Hóa 22 lớp, 955 học sinh; THPT Phan Bội Châu 19 lớp, 839 học sinh; THPT Lê Trực 24 lớp, 1.030 học sinh; THCS và THPT Bắc Sơn 21 lớp, 802 học sinh; THPT Lương Thế Vinh 42 học sinh, 1.880 học sinh; THPT Lê Hồng Phong 35 lớp, 1.516 học sinh; THPT Quang Trung 44 lớp, 1.966 học sinh; THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 30 lớp, 1.329 học sinh; THPT Lê Lợi 23 lớp, 942 học sinh; THPT Lê Quý Đôn 36 lớp, 1.541 học sinh; THPT Hùng Vương 23 lớp, 963 học sinh; THPT Trần Phú, 30 lớp, 1.270 học sinh; THPT Nguyễn Trãi 37 lớp, 1.626 học sinh; THPT Ngô Quyền 32 lớp, 1.376 học sinh; THCS và THPT Việt Trung 23 lớp, 883 học sinh; THPT Đào Duy Từ 36 lớp, 1.620 học sinh; THPT Đồng Hới 27 lớp, 1.201 học sinh; THPT Phan Đình Phùng 37 lớp, 1.645 học sinh; THPT Quảng Ninh 24 lớp, 1.043 học sinh; THPT Ninh Châu 28 lớp, 1.231 học sinh; THPT Nguyễn Hữu Cảnh 16 lớp, 680; THPT Trần Hưng Đạo 30 lớp, 1.292 học sinh; THPT Lệ Thủy 31 lớp, 1.335 học sinh; THPT Hoàng Hoa Thám 24 lớp, 1.024 học sinh; THPT Nguyễn Chí Thanh 33 lớp, 1.400 học sinh; THCS và THPT Dương Văn An 26 lớp, 1.046 học sinh; THPT chuyên Võ Nguyên Giáp 36 lớp, 1.256 học sinh; THPT Dân tộc nội trú tỉnh 14 lớp, 478 học sinh.

Ngoài ra, UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo phân bổ chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh của Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh theo địa bàn các huyện, thị xã, thành phố năm học 2024 - 2025.