Trượt thể dục có được học bổng không

Quy định này áp dụng từ khóa tuyển sinh năm học 2019 – 2020, thay thế cho Quyết định số 42/ĐT-HVQLGD ngày 19 tháng 01 năm 2015 của Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục. Sinh viên các khóa trước có thể thực hiện theo chương trình này để hoàn thành chương trình Giáo dục thể chất tại Học viện. Cụ thể:

QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ CỦA HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

(Kèm theo Quyết định số         /QĐ-HVQLGD ngày      tháng 8 năm 2019 của Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục)

Điều 1.  Phạm vi điều chỉnh

Văn bản này quy định về chương trình, tổ chức, quản lý, đánh giá môn học Giáo dục thể chất (GDTC) đối với sinh viên hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Học viện Quản lý giáo dục.

Điều 2.  Đối tượng áp dụng

Văn bản này áp dụng đối với sinh viên đang học đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Học viện Quản lý giáo dục.

Điều 3. Mục tiêu

Chương trình môn học GDTC nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách, tạo niềm vui, phấn khởi từ đó nâng cao chất lượng học tập, kỹ năng hoạt động xã hội với tinh thần, thái độ tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Thông qua các hoạt động GDTC để thúc đẩy các phong trào hoạt động thể dục, thể thao trong toàn Học viện.

Điều 4. Chương trình Giáo dục thể chất

Các Học phần GDTC tổ chức tại Học viện Quản lý gáo dục gồm:

TT

Học phần

Số tín chỉ

Ghi chú

1.

Khiêu vũ

1 TC

2.

Bóng chuyền

1 TC

3.

Cầu lông

1 TC

4.

Karatedo

1 TC

5.

Bóng rổ

1 TC

Điều 5. Khối lượng kiến thức môn học GDTC

Khối lượng kiến thức của chương trình GDTC mà sinh viên phải tích lũy tối thiểu 04 (bốn) tín chỉ.

           Điều 6. Đánh giá kết quả và điều kiện cấp chứng nhận hoàn thành chương trình GDTC

6.1. Đánh giá kết quả học phần

- Việc đánh giá kết quả học phần giáo dục thể chất thực hiện theo quy chế đào tạo đại học chính quy hiện hành của Học viện Quản lý giáo dục;

6.2. Điều kiện cấp chứng nhận hoàn thành chương trình GDTC

Sinh viên sẽ được cấp Chứng nhận GDTC nếu đạt đồng thời 04 điều kiện sau :

a) Cho đến thời điểm xét cấp chứng nhận GDTC không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;

           b) Tích lũy đủ số tín chỉ tối thiểu quy định của chương trình môn học GDTC;

           c) Điểm tổng kết học phần các môn học GDTC đạt từ điểm D trở lên;

           d) Điểm trung bình chung tích lũy (ĐTBCTL) các học phần GDTC đạt từ 2,00 trở lên (thang điểm 4).

* Sinh viên tích lũy nhiều hơn số tín chỉ tối thiểu quy định của chương trình môn học GDTC thì Nhà trường sẽ tính đủ khối lượng quy định các học phần có điểm cao hơn để xét cấp chứng chỉ GDTC.

* ĐTBCTL các học phần GDTC chưa đạt 2,00 (thang điểm 4), sinh viên được phép đăng ký học cải thiện điểm theo quy chế đào tạo hiện hành.

Điều 7. Xếp loại Chứng nhận GDTC

- ĐTBCTL học phần GDTC tính theo thang điểm 4, được làm tròn đến 2 chữ số thập phân và tính theo công thức sau:

Trượt thể dục có được học bổng không
        

           Trong đó:

A là ĐTCTL các học phần GDTC

ai là điểm của học phần GDTC thứ i

ni là số tín chỉ của học phần GDTC thứ i

n là tổng số môn học.

- Xếp loại hoàn thành chương trình GDTC:

                     + Loại Xuất sắc                   : Điểm TBCTL từ 3.60 đến 4.00

                     + Loại Giỏi                         : Điểm TBCTL từ 3.20 đến cận 3.59

                     + Loại Khá                         : Điểm TBCTL từ 2.50 đến cận 3.19

                     + Loại Trung bình               : Điểm TBCTL từ 2.00 đến cận 2.49

           - Xếp loại được ghi trong Chứng nhận GDTC.

Điều 8. Miễn học GDTC

8.1. Miễn học tất cả các môn học GDTC

- Đối tượng: Sinh viên đã tốt nghiệp trình độ đại học tại cơ sở giáo dục đại học khác đã được cấp chứng chỉ GDTC hoặc chứng nhận hoàn thành chương trình GDTC hệ đại học;

- Thủ tục: Đầu khóa học, sinh viên nộp tại phòng Đào tạo: đơn xin miễn học các môn học GDTC, bảng điểm các môn học GDTC và bản photo công chứng Chứng chỉ GDTC hoặc chứng nhận hoàn thành chương trình Giáo dục thể chất .

8.2. Miễn học một số nội dung của môn học có liên quan đến vận động

- Đối tượng: Sinh viên bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh, bị các bệnh tim mạch, không có khả năng vận động với khối lượng và cường độ vận động lớn.

- Quy định: Những sinh viên thuộc đối tượng trên vẫn phải học đủ khối lượng kiến thức môn học GDTC quy định nhưng sẽ học các nội dung của môn học phù hợp với sức khỏe và thể chất của sinh viên hoặc học môn học không liên quan đến vận động; đồng thời việc kiểm tra, đánh giá các môn học sẽ được vận dụng phù hợp.

- Thủ tục: Sinh viên nộp đơn (có ý kiến của Y tế trường) và Giấy chứng nhận về khuyết tật, dị tật bẩm sinh hoặc Hồ sơ bệnh án của Bệnh viện cấp tỉnh, thành phố và tương đương tại phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên để xem xét.

Điều 9. Điều khoản thi hành

9.1. Quy định này áp dụng từ khóa tuyển sinh năm học 2019 – 2020, thay thế cho Quyết định số 42/ĐT-HVQLGD ngày 19 tháng 01 năm 2015 của Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục. Sinh viên các khóa trước có thể thực hiện theo chương trình này để hoàn thành chương trình Giáo dục thể chất tại Học viện.

9.2.Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị, cá nhân báo cáo Ban Giám đốc bằng văn bản (qua Phòng Đào tạo) để được xem xét giải quyết.

9.3. Các đơn vị, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện quy định này sẽ được xem xét khen thưởng; nếu vi phạm, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định.

Chủ quan 

Trong khi các sinh viên khác đã về quê nghỉ hè, Doãn Thị Trang ( sinh viên năm 4, Học viện Nông nghiệp Việt Nam) vẫn đang ở lại trường để học môn Thể dục. Đây là lần thứ 4 Trang đăng ký nhưng mới chỉ qua được 2 môn. Để có thể ra trường đúng hạn, Trang phải qua được kì hè và phải học thêm 1 môn nữa vào năm học mới.

Trượt thể dục có được học bổng không
Sinh viên ở lớp học Thể dục tại KTX Mễ Trì (ĐHQG Hà Nôi)

Học kỳ hè chỉ kéo dài hơn 1 tháng, do đó mỗi tuần Trang học 3 buổi, mỗi buổi kéo dài 4 tiết. Thời gian còn lại, Trang tranh thủ đi thực tập tại các phòng khám. Cô bạn chia sẻ: "Ngay kỳ học Thể dục đầu tiên ở đại học, mình đã bị trượt, thực sự lúc đấy khá là sốc. Suốt năm cấp 2, cấp 3 mình đều qua môn Thể dục một cách dễ dàng, thậm chí còn được điểm cao. Nhưng không ngờ lên đại học lại khó qua môn đến vậy."

Mặc dù trên các diễn đàn sinh viên đã có rất nhiều bài viết "cảnh báo" về việc trượt thể dục ở đại học, thế nhưng nhiều sinh viên vẫn tỏ ra thờ ơ và chưa thực sự nghiêm túc trong vấn đề này.

"Hầu như thầy cô chỉ hướng dẫn bài tập trong 30 phút đầu, thời gian còn lại sinh viên sẽ tự luyện tập. Thời gian này bọn mình tập rất uể oải, chỉ được dăm mười phút đầu rồi bắt đầu nói chuyện, trêu đùa nhau. Chẳng mấy ai thực sự tập nghiêm túc cả." -Trang chia sẻ thêm.

Nếu như trước đây, việc trượt các môn chính như Triết học, Toán Cao cấp,… là điều bình thường thì nay việc trượt môn Thể dục lại trở nên phổ biến. Đặc biệt, ngoài thời gian học chính khóa, nhiều trường đại học mở thêm những lớp học Thể dục 7 tuần, kì hè, bổ sung…để phục vụ cho lượng lớn sinh viên đăng ký học liên tục, tránh trường hợp bỏ lỡ kỳ học, ra trường muộn.

Trượt thể dục có được học bổng không

Thông báo bổ sung thêm các lớp học Thể dục của Giảng viên Phòng đào tạo Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - ĐHQG Hà Nội

Bên cạnh những lợi ích đem lại thì việc bổ sung lớp học Thể dục liên tục khiến cho nhiều sinh viên tỏ ra xem nhẹ môn học này.Bởi nếu trượt kỳ này, các bạn có thể học thêm kỳ bổ sung mà vẫn kịp ra trường. Có sinh viên còn cho rằng: "Trượt một môn là bình thường".

Theo Th.S Hoàng Hoài Nam ( rưởng bộ môn cơ bản Khoa Giáo dục thể chất, Trường Kinh tế Kỹ thuật Công Nghiệp) : "Sinh hiện nay đa số sợ môn Thể dục và có thái độ thờ ơ đối với môn học này. Vì vậy mặc dù yêu cầu rất thấp nhưng kết quả đạt được thường không cao và chủ yếu chỉ để qua môn."

Không chỉ trượt vì bài kiểm tra không đúng yêu cầu, kỹ thuật mà còn vì đi muộn, nghỉ quá số tiết quy định. " Kỳ học đầu tiên không biết quy định thời mưa cũng phải đến điểm danh nên mình đã bỏ lỡ 2 buổi, và thêm 1 buổi ngủ quên.Thế là bị trượt khi còn chưa được thi cuối kỳ "-L.V.Q (sinh viên năm 2, ĐH Vinh) cho biết.

Đăng kí môn học không phù hợp với bản thân

Sức khỏe là một trong những yếu tố có sức ảnh hưởng trực tiếp đến việc rèn luyện giáo dục thể chất. Và Giáo dục thể chất có tác động tích cực tới sức khỏe của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, đối với sinh viên có thể lực yếu hay không có năng khiếu thể dục thì việc học môn Giáo dục thể chất là "cơn ác mộng" vì phải rất vất vả để có thể vượt qua điểm trung bình khi phải thi kết thúc môn học vào cuối kỳ.

Nguyễn Linh (sinh viên năm cuối Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội) chia sẻ rằng: "Mình đã học lại 3 lần môn bóng rổ và sẽ ra trường muộn so với dự kiến." Cô nàng cho biết vì sức khỏe yếu hay ốm vặt nên nghỉ quá số buổi dẫn đến trượt môn. Linh sẽ phải ra trường muộn hơn 1 kỳ so với dự kiến để hoàn thành nốt môn thể dục.

Một số trường đại học đã có phương án đào tạo thể chất riêng cho những sinh viên có vấn đề sức khỏe nhưng phải có xác nhận của bệnh viện,… Còn đối với những trường hợp nhẹ thì vẫn sẽ đào tạo như bình thường. Chính vì thế nên sinh viên cần phải hoạt động và tập thể dục mỗi ngày để phù hợp với cơ thể sẽ phục vụ tốt cho học tập. 

Trượt thể dục có được học bổng không

Bài thi cuối kỳ của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân (Nguồn: Tiểu Linh Nhi)

Bên cạnh đó, việc đăng ký môn học phù hợp với bản thân cũng góp phần nâng cao hiệu quả của môn Thể dục. Hiện nay, đa số các trường đại học đều chọn phương án đào tạo tín chỉ rất linh hoạt cho các bạn sinh viên lựa chọn môn đăng ký. Tuy nhiên để có môn học phù hợp cho mình thì phải cạnh tranh khá gay gắt, đặc biệt ở các môn thể chất.

" Có rất nhiều bạn " ôm môn" mỗi khi đăng ký tín chỉ, sau đó bán cho những bạn chưa đăng ký được hoặc cần học để ra trường với giá rất cao. Điều đó khiến nhiều bạn bất mãn và vẫn cố học môn mình không thích"- Trang chia sẻ thêm.

Hoàng Thùy (Sinh viên năm 3 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) cho biết: " Mỗi khi đăng ký học đầu tiên là phải tranh đấu môn thể dục. May mắn thì đăng ký được môn dễ với bản thân còn không sẽ phải gắng học các môn khác." Việc các bạn thay thế các môn khác không phù hợp với bản thân cũng là trở ngại cho quá trình học.

Cũng như Thùy, có không ít sinh viên gặp khó khăn ở môn thể dục vì không đăng ký được môn học phù hợp với năng lực cũng như ngoại hình của bản thân. Thế nên không khó để bắt gặp hình ảnh những sinh viên có chiều cao hạn chế nhưng vẫn phải học bóng rổ.

"Sự hứng thú, yêu thích luôn cần ở bất cứ một môn học nào và Thể dục cũng không ngoại lệ. Tích cực học Thể dục không chỉ rèn luyện sức khỏe mà còn tránh ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên", thầy Hoài Nam chia sẻ thêm.

Mỗi kỳ học trôi qua, số lượng sinh viên không qua môn Giáo dục thể chất càng nhiều. Thể dục trở thành một trong những môn thuộc top đầu môn học mà sinh viên dễ trượt nhất sau Triết học, Toán cao cấp, Tiếng Anh. Qua đó cho thấy, việc học Thể chất rất cần được cân bằng với các yếu tố giải trí, thư giãn đối với sinh viên.

Phạm Ly - Nguyễn Thương

Đại diện nhiều địa phương thẳng thắn: Giáo viên thiếu, chương trình chán, khuôn viên thiếu, ngân sách vắng...thì lấy đâu ra chất lượng giáo dục thể chất tốt.